Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản của huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 44)

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu thứ cấp

Tác giả tập hợp, tham khảo hệ thống hóa những tài liệu ấn phẩm lý thuyết đã công bố như giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo, các bài báo đăng trên các tạp chí để hình thành khung lý thuyết cho luận văn. Ngoài ra các nguồn dữ liệu thứ cấp khác sẽ tập hợp nghiên cứu gồm: Các văn bản, nghị định, quyết định, thông tư về việc quản lý đầu tư xây dựng các dự án có nguồn vốn nhà nước; Các

báo cáo tổng kết, thanh kiểm tra của UBND huyện Mỹ Đức về tình hình đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2015-2017, các dữ liệu thu thập được từ các báo cáo của phòng Tài chính – kế hoạch và từ Kho bạc Nhà nước huyện Mỹ Đức trong giai đoạn nghiên cứu.

Thu thập dữ liệu sơ cấp

Để thực hiện để tài này, tác giả thực hiện phỏng vấn, lấy ý kiến của các đối tượng bao gồm các lãnh đạo ở các cơ quan, các chuyên viên theo dõi, thực hiện và tham mưu trực tiếp trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản và người dân thụ hưởng. Bảng điều tra được thiết kế cho từng đối tượng được hỏi bao gồm 4 đối tượng được hỏi ở các bộ phận khác nhau. Đối tượng được phỏng vấn đều liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của huyện nên mẫu được chọn là phù hợp, kết quả trả lời sát với thực tiễn, có độ tin cậy cao.

Chọn mẫu nghiên cứu

Về chọn mẫu nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra, khảo sát đối với các đối tượng có liên quan đến quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Mỹ Đức, bao gồm: ban quản lý dự án, Phòng tài chính – kế hoạch huyện; Kho bạc Nhà nước huyện; người thụ hưởng dự án là người dân. Số lượng người được chọn phỏng vấn là 168 người.

Phương pháp chọn mẫu được thực hiện như sau:

+ Đối với cán bộ ở các phòng ban: Do số lượng cán bộ nhân viên ở các phòng ban không nhiều vì vậy tiến hành điều tra toàn bộ tổng thể để thu thập thông tin. Cụ thể phòng Tài chính –kế hoạch có 23 người bao gồm trưởng, phó phòng và các kế toán viên. Kho bạc Nhà nước có 25 người bao gồm Giám đốc, phó giám đốc, các nhân viên thuộc tổ tổng hợp- hành chính, Tổ kế toán và tổ kho quỹ. Ban quản lý dự án của Huyện có 50 người bao gổm Giám đốc, phó giám đốc và các nhân viên ở các phòng ban.

+ Đối với người thụ hưởng là người dân của địa phương: Tác giả đến các xã, địa phương nơi có các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước đã và đang được thực hiện, tác giả khảo sát người dân tại 22 xã và thị trấn trên địa bàn huyện và chọn ngẫu nhiên 70 người.

Trong số 168 người trả lời phỏng vấn, có đến 64,3% là nam giới, trong khi đó nữ giới chỉ chiếm 35,7%, do đặc thù công việc đối với hoạt động đầu tư

XDCB thì lao động nam giới là chủ yếu. Tuổi đời của các đối tượng điều tra tập trung phần lớn ở độ tuổi từ trên 30 tuổi, trong đó những người có tuổi đời trên 40 tuổi chiếm đến 33,9%. Phần lớn các đối tượng được điều tra có độ tuổi từ 30 đến 40 chiếm 51,8%. Những người này thường khá trẻ và cũng có kinh nghiệm trong công tác liên quan quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

Việc xác định mẫu như trên sẽ đảm bảo tính đại diện cao và đáng tin cậy khi số liệu khảo sát được thu thập ở các đối tượng tham gia vào hoạt động ĐTXDCB, hoạt động Quản lý Nhà nước về ĐTXDCB và đối tượng thụ hưởng kết quả ĐTXDCB.

Bảng 3.4. Đặc điểm mẫu khảo sát

Mẫu khảo sát Số quan sát Tỷ lệ (%)

I. Đơn vị

1.Đại diện Ban quản lý dự án 50 29,8

2. Đại diện Phòng Tài chính – kế hoạch huyện 23 13,7

3.Kho bạc Nhà nước huyện 25 14,9

4.Đại diện người thụ hưởng 70 41,7

II. Giới tính Nam 108 64,3 Nữ 60 35,7 III. Độ tuổi <30 tuổi 24 14,3 Từ 30 đến 40 tuổi 87 51,8 > 40 tuổi 57 33,9

IV. Trình độ chuyên môn

Đại học, sau đại học 72 42,9

Cao đẳng 42 25,0

Trung cấp 36 21,4

Khác 18 10,7

Tổng 168 100

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019)

Xét về trình độ chuyên môn của đối tượng điều tra, kết quả khảo sát cho thấy có 42,9% trong tổng số người khảo sát có trình độ đại học và sau đại học, số người trình độ cao đẳng chiếm 25%. Phần lớn người trả lời phiếu khảo sát đều có trình độ như vậy họ sẽ đưa ra được các câu trả lời có độ chính xác khá cao.

3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

tác giả thực hiện rà soát, thống kê các dữ liệu theo các tiêu chí đánh giá. Phương pháp thống kê sẽ được sử dụng để hệ thống hóa các dữ liệu, giúp cho phân tích, làm rõ thực trạng việc quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Mỹ Đức từ đó để có các đánh giá về thực trạng công tác này tại huyện.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: với các dữ liệu được thu thập, tác giả tổng hợp các dữ liệu cần thiết. Sau đó, tác giả sẽ thực hiện phân tích và tổng hợp để thấy rõ thực trạng quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB tại huyện Mỹ Đức. Luận văn sử dụng phần mềm thống kê Excel để nhập dữ liệu và tính toán các chỉ tiêu. Ngoài ra, luận văn sử dụng hệ thống bảng, biểu đồ để minh họa để phân tích, đánh giá.

Phương pháp so sánh: Tác giả so sánh các chỉ tiêu giữa các năm với nhau, giữa các chỉ tiêu với nhau để phân tích diễn biến, xu thế, cơ cấu của các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động quản lý đầu tư XDCB.

Trên cơ sở các phân tích, đánh giá từ hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, tác giả chỉ ra những mặt đạt được và các hạn chế cũng như nguyên nhân tồn tại các hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về ĐTXDCB tại huyện Mỹ Đức nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Luận văn tiến hành đánh giá quản lý đầu tư xây dựng dựa trên các chỉ tiêu liên quan đến: Công tác kế hoạch; Công tác lập, phê duyệt và thẩm định dự án đầu tư; Công tác đấu thầu; Công tác kiểm tra, giám sát đầu tư. Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm:

3.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá công tác kế hoạch

Để đánh giá công tác kế hoạch trong đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: - Kế hoạch phân bổ vốn

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm được phân bổ cho các dự án cho đầu tư mới và thanh toán nợ ĐTXDCB. Chỉ tiêu này được tính cụ thể thông qua tỷ lệ đầu tư mới và tỷ lệ vốn thanh toán nợ trên tổng vốn. Nếu như tỷ trọng đầu tư mới cao hơn tỷ trọng vốn cho thanh toán nợ XDCB thì công tác quản lý ĐTXDCB là tốt, ngược lại thì cho thấy nợ XDCB ở mức cao, công tác quản lý ĐTXDCB chưa tốt.

Chỉ tiêu này giúp đánh giá công tác kế hoạch trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Nếu chỉ tiêu này cao, phản ánh công tác kế hoạch bám sát thực tiễn. Qua đó sẽ đảm bảo vốn cho dự án, đảm bảo tiến độ dự án.

- Tiến độ dự án theo kế hoạch

Chỉ tiêu này được tính cụ thể thông qua số dự án bị chậm tiến độ, số dự án phải ngừng thực hiện. Các chỉ tiêu này thấp cho thấy công tác kế hoạch được thực hiện tốt.

3.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá công tác lập, phê duyệt và thẩm định dự án đầu tư

- Số lượng dự án được lập mới qua các năm: Chỉ tiêu này tăng cho thấy có nhiều dự án mới được lập.

- Số lượng dự án XDCB được thẩm định và phê duyệt qua các năm: Chỉ tiêu này tăng cho thấy công tác lập dự án là tốt. Số dự án được lập tính theo nhóm và lĩnh vực sẽ cho thấy lĩnh vực đang được chú trọng đầu tư.

3.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác đấu thầu

- Tình hình trúng thầu của các dự án ĐTXDCB: tính hình trúng thầu xét theo lĩnh vực và nhóm cho thấy được thực trạng công tác đấu thầu tại địa phương.

- Các hình thức đấu thầu: chỉ tiêu này cho biết số các dự án được áp dụng theo các hình thức đấu thầu khác nhau. Qua đó cho thấy địa phương đang áp dụng những hình thức thầu nào, hình thức nào là chủ yếu.

3.2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác thanh tra, giám sát trong đầu tư xây dựng cơ bản

- Số lượt thực hiện giám sát: Số lượt giám sát tăng qua các năm cho thấy công tác kiểm tra giám sát đang ngày càng được chú trọng hơn.

- Số dự án ĐTXDCB bị phát hiện vi phạm: Số dự án phát hiện vi phạm tăng qua các năm thể hiện công tác thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản chưa tốt. Địa phương cần tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở tất cả các khâu.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC GIAI ĐOẠN 2015-2017 BẢN TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC GIAI ĐOẠN 2015-2017

4.1.1. Khái quát về tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Mỹ Đức giai đoạn 2015-2017 đoạn 2015-2017

Trong những năm qua, thực hiện theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước là huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, huyện Mỹ Đức nói riêng và các địa phương khác trong cả nước nói chung đều ra sức tập trung nguồn lực cho đầu tư XDCB, điều này góp phần nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Bảng 4.1. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước tại Huyện Mỹ Đức giai đoạn từ 2015-2017

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Bình quân Tốc độ tăng bình quân 2016/ 2015 2017/ 2016

Ngân sách Trung ương 35.779 55.828 78.371 156,0 140,4 148,0 Ngân sách thành phố 135.123 136.426 211.213 101,0 154,8 125,0 Ngân sách huyện 163.478 349.764 419.66 214,0 120,0 160,2

Tổng 334.379 542.018 709.244 162,1 130,9 145,6

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mỹ Đức (2016, 2017, 2018)

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu các dự án ĐTXDCB có sử dụng nguồn vốn NSNN. Qua bảng số liệu trên có thể thấy nguồn vốn ĐTXDCB của huyện có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2015, vốn ĐTXDCB thực hiện là 334.379 triệu đồng. Sang năm 2016, vốn này tăng 62,10% so với năm 2015 lên 542.018 triệu đồng. Năm 2017, vốn đầu tư XDCB từ NSNN do địa phương quản lý tiếp tục tăng 30,85% lên 709.244 triệu đồng. Nguồn vốn ĐTXDCB tăng, một phần do chi phí xây dựng tăng do giá đầu vào, nhân công tăng lên, một phần lớn do Nhà nước chú trọng đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản, tập trung đầu tư nhiều hơn cho huyện Mỹ Đức, là một Huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội. Việc đẩy mạnh đầu tư XDCB cho Huyện sẽ góp phần tích cực cho

tăng trưởng kinh tế của địa phương, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội chung cho cả thành phố Hà Nội.

10.72%

58.83%

30.45%

Ngân sách Trung ương Ngân sách tỉnh Ngân sách huyện

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Mỹ Đức giai đoạn 2015-2017

Nguồn: Phòng Tài chính - kế hoạch huyện Mỹ Đức (2016, 2017, 2018)

Về cơ cấu nguồn vốn cho ĐTXDCB, trong giai đoạn 2015-2017, tổng nguồn huy động là 1.585.641 triệu đồng, trong đó vốn huy động từ ngân sách trung ương và Chương trình mục tiêu Nông thôn mới là 169.978 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10,72%, vốn ngân sách thành phố là 482.761 triệu đồng chiếm 30,45% tổng nguồn vốn đầu tư, ngân sách huyện là 932.902 triệu đồng, chiếm 58.83% tổng nguồn vốn đầu tư. Như vậy, nguồn vốn huy động cho đầu tư XDCB tại huyện Mỹ Đức chủ yếu là nguồn vốn huy động tại chỗ cho thấy Huyện đã chủ động được một phần lớn ngân sách cho đầu tư XDCB, không phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách thành phố và ngân sách trung ương. Nguồn ngân sách thành phố cấp cho huyện chiếm tỷ trọng khá cao, do đây là một địa phương có vị trí quan trọng đối với thành phố. Song do mức độ phát triển kinh tế của địa phương còn thấp, nguồn ngân sách huyện còn hạn hẹp nên trong những năm gần đây thành phố đẩy mạnh cấp vốn ĐTXDCB cho địa phương này.

Thực trạng thiếu vốn cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là một vấn đề lớn tại nhiều địa phương trong đó có huyện Mỹ Đức trong thời gian qua. Nguồn vốn Ngân sách đang có xu hướng tăng nhưng vẫn còn hạn hẹp so với nhu cầu vốn đầu tư XDCB của huyện. Điều này một phần lớn do các chi phí tăng cao nên mặc dù nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho huyện có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ĐTXDCB của địa phương.

Về số lượng các dự án đầu tư tại huyện Mỹ Đức trong giai đoạn 2015- 2017 thì tổng số các dự án tăng qua các năm, sự gia tăng này không nhiều, chủ yếu các dự án tại huyện là các dự án nhóm C, các dự án có quy mô vốn nhỏ. Năm 2015, số dự án thực hiện là 91 dự án. Năm 2016 huyện đã hoàn thành một số dự án và thực hiện mới một số dự án khác nên tổng dự án thực hiện trong năm tăng lên 117 dự án, trong đó có 2 dự án nhóm B và 115 dự án nhóm C. Sang năm 2017, số dự án thực hiện là 121 dự án, trong đó có 2 dự án nhóm B, số dự án chuyển tiếp từ kỳ trước là 45 dự án, và có 76 dự án khởi công mới. Năm 2017 là năm có nhiều dự án đã được thực hiện và nhiều dự án khởi công mới. Điều này thể hiện quan điểm của huyện Mỹ Đức là đẩy mạnh đầu tư xây dựng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Do đặc điểm của Huyện là không nằm trên trục giao thông quốc lộ lớn, các dự án ĐTXDCB do Huyện quản lý làm chủ đầu tư thường là những công trình có quy mô nhỏ, phục vụ cho sự phát triển chủ yếu cho địa phương.

Bảng 4.2. Số lượng các dự án đầu tư phân theo nhóm được thực hiện

Đơn vị tính: Dự án Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Bình quân 2016-2015 2017-2016 Tổng số 91 117 121 26 4 Nhóm B 2 2 2 0 Nhóm C 91 115 119 24 4

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mỹ Đức (2016, 2017, 2018)

Theo số liệu ở dưới đây, giao thông và nông lâm nghiệp là 2 lĩnh vực nhận được vốn đầu tư nhiều nhất. Qua cả 3 năm hai lĩnh vực này đều có số dự án là nhiều nhất. Tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực giao thông vận tải trong cả 3 năm là 554.792 triệu động chiếm 35% tổng mức đầu tư cùng kỳ. Số lượng các dự án về giao thông đô thị hàng năm chiếm tỷ lệ cao, vì cơ sở hạ tầng giao thông trong những năm vừa qua của huyện phát triển chưa tương xứng, nhiều khu vực chưa được kết nối với nhau, … Do chủ trương đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nên thời gian này, huyện Mỹ Đức tập trung nguồn lực để xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông nên nguồn vốn đầu tư cho giao thông luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Huyện xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển lĩnh vực du lịch dịch vụ, việc kết nối các khu du lịch dịch vụ lại với nhau sẽ tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản của huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)