Bài học kinh nghiệm về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc giang (Trang 38)

nghiệp ngoài quốc doanh cho Cục thuế tỉnh Bắc Giang

Từ thực tế kinh nghiệm quản lý thuế của các Cục thuế qua đó rút ra được một số bài học cho Cục Thuế tỉnh Bắc Giang như sau:

- Xu hướng cải cách quản lý thuế đối với DN đó là nâng cao tính tự giác tuân thủ của DN bằng các biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ DN, tạo thuận lợi và giảm chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế cho DN; công tác này được quan tâm và trở thành một ưu tiên của cơ quan thuế, được thực hiện dưới nhiều hình thức; cùng với nó là nâng cao các biện pháp kiểm tra và chế tài xử lý được tăng cường để bảo đảm rằng các đối tượng không tuân thủ sẽ bị phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Hiện đại hóa ngành thuế bằng công nghệ thông tin, khai thuế điện tử, cải tiến hơn nữa các phần mềm tiện ích phục vụ cho công tác kiểm tra thuế cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan để cùng nhau xây dựng các giải pháp quản lý thuế.

- Tập trung vào xử lý kịp thời nghiêm minh các trường hợp vi phạm, thu hồi đến mức cao nhất các khoản tiền thuế bị gian lận, nhất là gian lận về thuế TNDN. Cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong cơ quan Thuế, nhất là 3 bộ phận: Quản lý, Thanh tra và Ấn chỉ nhằm liên kết được các thông tin có liên quan về đối tượng nộp thuế lại với nhau để tránh được nhiều thiếu sót không cần thiết, giảm thiểu được công việc mà hiệu quả lại cao. Các bộ phận này cần phân công trách nhiệm và công việc rõ ràng, sau đó nối kết các thông tin cần thiết lại với nhau, như thế sẽ đảm bảo công việc quản lý và giám sát được chặt chẽ hạn chế được nhiều trường hợp gian lận.

Có thể nói đối với hầu hết các quốc gia thuế TNDN giữ vai trò chủ đạo của các loại thuế. Không chỉ bởi nguồn thu khổng lồ của nó trong tổng ngân sách để phục vụ cho việc vận hành bộ máy hành chính nhà nước, đảm bảo an ninh quốc gia, chính sách xã hội mà sự ra đời của sắc thuế TNDN còn góp phần quan trọng trong việc điều tiết phân phối lại thu nhập trong xã hội.

Cho đến nay, hầu hết tất cả các nước trên khắp Thế giới đều đã áp dụng thuế

TNDN. Thời gian đầu khi mới ban hành Luật thuế TNDN, Chính phủ ở một số nước áp dụng luật thuế TNDN thường chọn đánh thuế vào những đối tượng dễ đo lường được, dễ thực hiện. Tuy nhiên cho đến nay sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, thay thế những chế định quan trọng trong Luật thuế TNDN đã có nhiều biến đổi. Có thể nói khác với các loại thuế khác, thuế TNDN có diện điều chỉnh rộng với tất cả các tổ chức có thu nhập từ hoạt động sản xuất – kinh doanh. Thuế TNDN điều chỉnh không chỉ các tổ chức trong nước mà cả các tổ chức nước ngoài đến sản xuất – kinh doanh có thu nhập tại nước sở tại. Các khoản thu nhập chịu thuế cũng có diện rộng bao gồm tất cả các khoản thu nhập của tổ chức. Tuy nhiên, thực hiện chính sách xã hội và mục tiêu công bằng của thuế TNDN, Luật thuế cũng quy định cụ thể một số khoản thu nhập không chịu thuế, miễn thuế. Trong những thập kỷ gần đây, bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thay đổi sâu sắc: hình thành các khu vực thương mại tự do, toàn cầu hóa, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều nước đã có những cải cách mạnh mẽ hệ thống chính sách thuế của mình, trong đó có chính sách thuế TNDN. Xu hướng chung trong cải cách chính sách thuế TNDN trên thế giới hiện nay là: Từng bước giảm thuế suất; Mở rộng cơ sở tính thuế; Giảm các khoản chi phí được trừ; Thu hẹp phạm vi chính sách ưu đãi thuế; Tăng cường công tác quản lý thuế nhằm chống chuyển giá và hạn chế các trường hợp lợi dụng để tránh thuế.

28

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là tỉnh trung du-miền núi phía Bắc, cách Thủ đô Hà Nội 50km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh (Hình 3.1). với diện tích tự nhiên là 3.827km2; có 09 huyện và 01 thành phố (trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao) và 230 xã, phường, thị trấn với hơn 20 dân tộc anh em. Địa hình đa dạng là điều kiện tự nhiên để tỉnh phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá với nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá phong phú, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

Tốc độ tăng trường kinh tế (GDP) hàng năm. Năm 2013 đạt 9,7%, năm 2014 đạt 8,6%, năm 2015 là 9,2% (trong đó: Nông lâm nghiệp và thủy sản 5,7%, Công nghiệp - xây dựng tăng 13%, dịch vụ tăng 7,3%)

Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt mức dự toán Trung ương giao. Năm 2013 tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh đạt 2.555,1 tỷ đồng hoàn thành 125,5% dự toán; Năm 2014 thu NSNN là 2.869,6 tỷ đồng đạt 132,6% dự toán; Năm 2015 thu NSNN là 3.156,2 tỷ đồng, đạt 110,0% dự toán thu NSNN. ( Báo cáo tổng kết ngành năm 2015 của cục thuế tỉnh Bắc Giang)

3.1.2. Giới thiệu về Cục thuế tỉnh Bắc Giang

Địa chỉ: Số 280 phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Điện thoại: 0240.3854429 Fax: 0240.3854554

Website: http://www.bacgiang.gdt.gov.vn

3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Cục thuế tỉnh Bắc Giang (trước là Cục Thuế Hà Bắc) được thành lập theo Nghị định số 281/HĐBT ngày 07/8/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính và Quyết định số 314/TC/QĐ ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ngày 01/10/1990 Cục thuế tỉnh Hà Bắc được thành lập trên cơ sở sáp nhập 03 tổ chức: Chi Cục thuế công thương nghiệp, Chi Cục thuế nông nghiệp và Chi cục thu quốc doanh. Năm 1996 tỉnh Hà Bắc được chia tách thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Ngày 14/12/1996 Bộ Tài chính có Quyết định số 1133/QĐ/BTC về việc thành lập Cục thuế Nhà nước tỉnh Bắc Giang. Ngày 01/01/1997 Cục thuế Bắc Giang đi vào hoạt động, tổ chức bộ máy Cục thuế Bắc Giang hiện có 13 phòng chức năng và 10 Chi Cục thuế các huyện, thành phố.

3.1.2.2 . Bộ máy tổ chức và chức năng của các phòng ban

Cục thuế tỉnh Bắc Giang được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Các bộ phận chính của cục thuế tỉnh Bắc Giang:

30

(2). Các Phòng chức năng thuộc Cục gồm: 13 Phòng.

Chức năng nhiệm vụ cụ thể các phòng thuộc Cục thuế được quy định tại Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng Cục thuế (xem bảng 3.1).

Bảng 3.1. Các Phòng chức năng thuộc Cục thuế tỉnh Bắc Giang

TT Tên phòng chức năng

1 Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế 2 Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán 3 Phòng Kê khai và kế toán thuế

4 Phòng Kiểm tra thuế số 01 5 Phòng Kiểm tra thuế số 02

6 Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân 7 Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 8 Phòng Thanh tra thuế

9 Phòng Kiểm tra nội bộ 10 Phòng Tin học

11 Phòng Tổ chức cán bộ

12 Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ 13 Phòng Quản lý các khoản thu từ đất

Nguồn: Cục thuế tỉnh Bắc Giang (2015) Cụ thể, tổ chức bộ máy văn phòng Cục thuế tỉnh Bắc Giang được mô phỏng theo hình 3.2

Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức Cục thuế tỉnh Bắc Giang 3.1.2.3. Tình hình nhân sự của Cục thuế tỉnh Bắc Giang

Tình hình nhân sự của Cục thuế Bắc giang được thể hiện qua bảng 3.2:

Bảng 3.2: Số lượng và trình độ cán bộ công chức Cục thuế tỉnh Bắc Giang

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh ( %) 14/13 15/14 BQ Tổng số cán bộ 559 538 539 96,24 100,19 98,21 1. Theo địa bàn + Tại Cục thuế 133 129 132 96,99 102,33 99,66 + Tại các chi cục 426 409 407 96,01 99,51 97,76 2. Theo giới tính + Nam 390 370 363 94,87 98,11 96,49 + Nữ 169 168 176 99,41 104,76 102,09

3. Theo Tr.độ chuyên môn

+ Trên đại học 10 15 16 150,00 106,67 128,33

+ Đại học 333 332 337 99,70 101,51 100,60

+ Cao đẳng 17 17 18 100,00 105,88 102,94

+ Trung cấp 195 170 164 87,18 96,47 91,83

+ Chưa qua đào tạo 4 4 4 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Báo cáo tổng kết Cục thuế Bắc Giang (2015) Phòng Kê khai và KTT Phòng Kiểm tra thuế số 1 Phòng Quản lý nợ và CCNT Phòng Kiểm tra thuế số 2 Phòng Thanh tra thuế LÃNH ĐẠO CỤC THUẾ Phòng Quản lý các khoản thu từ đất Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tin học Phòng Tổng hợp nghiệp vụ, Dự toán Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Hành chính quản trị, Tài vụ, Ấn chỉ Phòng Tuyên truyền hỗ trợ NNT Phòng Quản lý thuế TNCN

32

Nhìn vào bảng cho thấy số lượng CBCC tại Cục thuế Bắc Giang theo chiều hướng giảm, điều này là hợp lý do CBCC đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ ngày một tăng. Tuy nhiên số CBCC có trình độ trên đại học ngày càng tăng tỷ lệ bình quân qua 3 năm là 28,33% tỷ lệ khá cao, số còn lại là số CBCC có trình độ Trung cấp và cao đẳng giảm dần chiếm tỷ lệ khá thấp so tổng số CBCC Cục Thuế.

Cán bộ thuế ở Cục thuế giảm bình quân là 1,79% qua ba năm, trong khi đó tại các Chi Cục thuế giảm nhiều hơn là 2,24%. Điều này phản ánh công tác quản lý thuế ngày càng tinh giản, số lượng cán bộ quản lý thuế chủ yếu thông qua các phần mềm, công cụ hỗ trợ hiện đại.

Về giới tính, xu hướng tỷ lệ nữ giới trong ngành thuế ngày càng tăng, trong khi đó tỷ lệ nam giới trong ngành thuế ngày càng giảm. Đây là đặc thù về nghề nghiệp cần sự tỉ mỉ và cẩn thận, chu đáo trong công tác quản lý thuế.

Về trình độ chuyên môn, cán bộ thuế tỉnh Bắc Giang không ngừng học tập, nâng cao kiến thức và trình độ. Tỷ lệ sau đại học ngày một tăng, trình độ cán bộ đại học cũng tăng dần qua các năm. Lý do là chủ trương chính sách của Nhà nước và yêu cầu của công việc ngày càng phức tạp đòi hỏi CBCC quản lý thuế phải có năng lực trình độ và tính chuyên môn cao, cùng với sự ủng hộ quan tâm của các cấp lãnh đạo cơ quan thuế luôn khuyến khích động viện tạo mọi điều kiện để cán bộ có cơ hội đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vì vậy số lượng cán bộ đi học tập nâng cao trình độ ngày một nhiều.

3.1.2.4. Kết quả thu ngân sách Nhà nước của Cục thuế tỉnh Bắc Giang

Thu ngân sách từ nguồn thuế của DN luôn tăng qua các năm. Trong khi số thuế của các DN Nhà nước địa phương và khu vực NQD có qui mô chủ yếu là vừa và nhỏ nhưng số lượng gia tăng ngày càng nhiều nên số thuế đóng góp vào NSNN ngày một tăng.

Bảng 3.3 thể hiện kết quả thu NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013 - 2015:

Bảng 3.3: Kết quả thu ngân sách nhà nước

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Diễn giải

Năm thực hiện (triệu đồng) So sánh (%) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/ 2013 2015/ 2014 Tổng thu NSNN 2.555.078 2.869.648 3.156.210 112,4 109,9 1 Thu DNNN-TW 380.726 322.665 355.681 84,7 110,2 2 Thu DNNN- ĐP 80.559 113.515 122.563 140,9 108,0 3 Thu DN có vốn ĐTNN 219.299 309.105 255.379 141,0 82,6 4 Thu từ XSKT 17.338 17.893 23.823 103,2 133,1 5 Thuế TNCN 137.275 124.600 183.422 90,8 147,2 6 Thu Thuế BVMT 98.360 70.318 132.006 71,5 187,7 7 Thuế CTN - DV -NQD 347.651 377.280 478.640 108,5 126,9 8 Thu phí, lệ phí 69.691 55.653 66.614 79,9 119,7 9 Thu tiền thuê đất 33.917 56.383 47.569 166,2 84,4 10 Thu tiền sử dụng đất 863.757 1.099.336 1.066.229 127,3 97,0 11 Thuế SD đất Phi NN 15.743 16.771 17.138 106,5 102,2 12 Thu lệ phí trước bạ 121.696 134.828 190.453 110,8 141,3 13 Thu khác ngân sách 130.051 153.726 193.063 118,2 125,6 14 Thu cố định tại xã 39.015 19.982 23.630 51,2 118,3

Nguồn: Báo cáo tổng kết Cục thuế Bắc Giang (2015)

Hình 3.3: Thực hiện kế hoạch thu ngân sách nhà nước

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Triệu đồng

Kế hoạch Thực hiện

34

Theo hình3.3 cho thấy việc thực hiện kế hoạch thu NSNN của trung ương và tỉnh giao hàng năm trên địa bàn của Cục thuế tỉnh Bắc Giang đều hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong khi đó Bắc Giang là một tỉnh nghèo kinh tế chậm phát triển, số lượng DN và nguồn thu nhỏ, nhiều hạn chế. Tuy nhiên với tinh thần quyết tâm cao toàn ngành thuế Bắc Giang đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cục thuế tỉnh Bắc Giang luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán NSNN giao, được thể hiện chi tiết đến từng đối tượng, loại hình DN, năm 2013 kết quả thực hiện thu NSNN đạt 2.555.078 triệu đồng đến năm 2015 đã đạt 3.156.210 triệu đồng bình quân tăng 110,2%. Có được kết quả thu ngân sách tăng trưởng với tốc độ nhanh trong các năm qua, trong đó phải kể đến kết quả đóng góp chủ yếu vào NSNN từ các DN chiếm tỷ lệ tương đối lớn và giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình. Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

3.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo của Cục thuế, các văn bản do các cơ quan Chính phủ hoặc các tổ chức khác công bố như Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính, các DN NQD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Tài liệu thu thập là các Báo cáo tổng kết kết quả thu ngân sách từ năm 2013 đến 2015 của Cục thuế tỉnh Bắc Giang và các tài liệu, số liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu để từ đó phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế TNDN đối với DN NQD tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.

- Nguồn thu thập

+ Các thông tin số liệu trên thế giới được thu thập từ Internet, Tổng cục thuế, qua sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu, các báo cáo của trung ương, địa phương v.v… có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

+ Các thông tin số liệu Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.

+ Các thông tin số liệu của tỉnh được thu thập từ các phòng thuộc Cục Thuế

tỉnh Bắc Giang, Sở tài chính, Sở kế hoạch đầu tư, Cục Thống kê, kho Bạc Nhà Nước tỉnh ... Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp thu thập được thông qua điều tra đối với các DN có nộp thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)