Khuyến nghị với Vietinbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại phòng giao dịch nguyễn gia thiều, ngân hàng thương mai cổ phần công thương việt nam, chi nhánh KCN quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 105)

- Xây dựng và hoàn thiện chiến lược, chính sách QTRR đặc biệt là rủi ro tín dụng phù hợp. Thành lập bộ phận chuyên trách về QTRR độc lập với kinh doanh, tiến tới thực hiện QTRR theo ngành dọc, giảm dần mức độ ủy quyền theo hàng ngang. Đưa vào áp dụng các mô hình quản lý rủi ro hiện đại, đồng thời nâng cao chất lượng các công cụ lượng hóa rủi ro, giúp các nhà lãnh đạo ngân hàng lượng hóa mức độ rủi ro, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, nhận biết chính xác các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro để có giải pháp kịp thời và hữu hiệu trong QTRR và điều hành HĐKD có hiệu quả.

- Hoàn thiện quy trình cho vay, quy chế hóa mọi hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn chất lượng ISO, đảm bảo được các nguyên tắc hạn chế rủi ro. Thường xuyên xem xét lại các quy trình theo định kỳ, đảm bảo mọi công việc được xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.

thường xuyên rà soát lại các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi để triển khai các biện pháp thu hồi nợ.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Hoàn thiện hệ thống thông tin của Vietinbank để có nguồn số liệu chính xác, kịp thời, hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý, điều hành, công tác thẩm định. Đây là giải pháp Vietinbank cần quan tâm, đặc biệt trong môi trường hoạt động mà thông tin đã trở thành tài nguyên, nguồn lực đối với sư phát triển của nền kinh tế. Theo đó, cần xây dựng và tổ chức tốt hệ thống thông tin bao gồm thông tin tín dụng, thông tin khách hàng, thông tin kinh tế, thông tin thị trường… với mức độ ứng dụng công nghệ cao cho phép thu thập và xử lý thông tin nhanh, đảm bảo tính cập nhật và chính xác. Trên cơ sở thông tin thu thập được thường xuyên có dự báo, định hướng tín dụng cho toàn hệ thống, phát hiện và cảnh báo sớm các khoản nợ xấu, các doanh nghiệp yếu kém để chuyển đối, xác lập quan hệ tín dụng an toàn.

- Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Quán triệt sâu sắc đến CBTD về tầm quan trọng của việc sử dụng thông tin và chấm điểm sai lệch đối với một số chỉ tiêu tài chính, phi tài chính. Tránh trường hợp nâng hạng khách hàng bất hợp lý làm ảnh hưởng đến công tác quản lý RRTD của hệ thống.

- Tiếp tục xây dựng và định vị thương hiệu của ngân hàng, chú trọng phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới, tăng thu phí dịch vụ, giảm dần tỷ lệ thu từ các sản phẩm dịch vụ tín dụng truyền thống.

- Cần quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, thường xuyên bồi dưỡng, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thầnh của người lao động tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở đoàn kết. Đồng thời tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, theo dõi kịp thời diễn biến về tư tưởng để phát hiện, uốn nắn những dấu hiệu khác để loại trừ việc thông đồng, che dấu sai phạm.

- Tăng cường năng lực quản trị điều hành, cần chú trọng hơn nữa đến đội ngũ cán bộ quản lý và công tác đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ năng lực, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh. Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về QTRR tín dụng, trong đó tập trung về các nội dung đánh giá, đo lường, phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng….

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc (2012). Quản trị tín dụng ngân hàng thương mại. NXB Tài Chính, Hà Nội.

2. Hồ Diệu (2015). Quản trị Ngân hàng. NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Minh Kiều (2017). Nghiệp vụ ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê, Thành

phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Thùy Linh (2018). Quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng cổ phần quân đội Chi nhánh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.

5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013). Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014). Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014). Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/05/2014: Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014).Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014: Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

9. Ngô Thị Chang Nhung (2015). Quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lưu Xá, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.

10. Nguyễn Thị Mùi (2008). Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Thống kê, Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Tiến, (2013). Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Tiến, (2014). Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê, Hà Nội. 13. Nguyễn Văn Tiến, (2014). Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. NXB

Thống kê, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Tiến (2015). Đánh giá và Phòng ngừa trong rủi ro kinh doanh Ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

15. Lê Văn Tú (2014). Quản trị Ngân hàng Thương mại. NXB Tài chính, Hà Nội. 16. Nguyễn Đức Tú (2012). “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ

phần Công Thương Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

17. Nguyễn Quang Thu (2008). Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp. NXB Thống kê, Hà Nội.

18. PGD Nguyễn Gia Thiều (2016-2018). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016, 2017, 2018.

19. Tô Ngọc Hưng (2016). "Thực trạng xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2015 - 2017 và một số khuyến nghị chính sách", Tạp chí Ngân hàng. 20. Trần Thanh Vân (2018). Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TM CP Đầu tư và

phát triển Việt Nam - CN Sở giao dịch 1, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 21. Đinh Thị Oanh (2018). Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Việt

Nam Chi nhánh Đông Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

22. Nguyễn Huyền Trang (2017). Quản trị rủi ro cho vay tại Phòng giao dịch Mỹ Đình, ngân hàng Viettinbank chi nhánh Từ Liêm, Hà Nội, Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, Hà Nội.

23. Nguyễn Trọng Bảo (2018). Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Quế Võ, Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội

II. Tài liệu website:

25. http://cic.org.vn (Trung tâm thông tin tín dụng thuộc NHNN

26. http://qtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/2408/rui-ro-la-gi 27. Tài liệu nước ngoài:

28. Basel Committee on Banking Supervision, 2000.

29. Timothy W.Koch (1995), Bank Management, University of South Carolina, The Dryden Press.

30. Thomas P.Fitch (1997), Dictionary of Banking Terms, Barron’s Edutional Series Inc. 31. Quyết định số 551/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 của Tổng Giám

Đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

32. Quyết định số 553/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

33. Quyết định số 2215/2017/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 06/12/2017 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

PHỤ LỤC 1:

PHIẾU KHẢO SÁT CÁN BỘ , NHÂN VIÊN

(Về quản trị rủi ro dịch vụ cho vay của PGD Nguyễn Gia Thiều, Vietinbank)

I. THÔNG TIN CHUNG:

1.Họ và tên: ...2.Chức vụ:... 3.Thâm niên làm việc: …………năm 4.Email/điện thoại:……….

II. THÔNG TIN ĐIỀU TRA:

1.Ông/Bà đánh giá nhƣ thế nào về nội dung hồ sơ, các thủ tục chuẩn bị của dịch vụ cho vay cá nhân tại Phòng giao dịch (PGD) hiện nay?

Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Ghi cụ thể (nếu có)

1 2 3 4 5

1. Nội dung hồ sơ cho vay (các giấy tờ quy định trong hồ sơ)

Theo quy định tại PGD

2. Số lượng giấy tờ quy định trong hồ sơ

3. Trình tự các bước/ thủ tục chuẩn bị hồ sơ cho vay + Đối với khách hàng phải chuẩn bị

+ Đối với ngân hàng

(Mức độ đánh giá: 1=không phù hợp; 2=rất ít phù hợp; 3= phù hợp; 4= phù hợp nhiều; 5= phù hợp rất nhiều)

2. Đánh giá về công tác đo lƣờng rủi ro cho vay:

a. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng đã đầy đủ về chỉ tiêu và vẫn phù hợp trong giai đoạn phát triển hiện nay

Phù hợp Chưa phù hợp b. Ý kiến khác: ……

3. Đánh giá về công tác kiểm soát rủi ro cho vay của Phòng giao dịch.

a. Đánh giá Công tác tổ chức kiểm soát rủi ro tại phòng hiện gồm 03 cán bộ: Cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ thẩm định tín dụng và lãnh đạo phòng.

b. Đánh giá về công tác quản trị rủi ro của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Phù hợp Chưa phù hợp Ý kiến khác. c. Đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát trước khi cho vay.

Do không thực hiện đúng quy định, quy trình tín dụng

Do đánh giá tài sản bảo đảm không bám theo giá trị thị trường. d. Đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát trong khi cho vay

Chứng từ mục đích giải ngân đầy đủ, hợp lệ theo quy định.

Ý kiến khác.

e. Đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay.

Đã kiểm soát khoản vay thực tế, thường xuyên. □ Do thu thập, xử lý thông tin chưa hiệu quả

□ Chưa trực tiếp đến kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay □ Chưa kiểm tra đánh giá tài sản định kỳ theo quy định. □ Không thực hiện chấm điểm tín dụng khách hàng.

4. Đánh giá về công tác trích lập dự phòng rủi ro cho vay tại Phòng giao dịch

□ Thực hiện trích lập dự phòng chung theo quy định □ Thực hiện trích lập dự phòng cụ thể theo quy định

5. Ông/ bà đánh giá tiêu chuẩn duyệt/quyết định cho vay hiện nay của PGD nhƣ thế nào?

Nội dung đánh giá

Áp dụng tại

PGD Mức độ đánh giá

Không 1 2 3 4 5

1.Giá trị tài sản thế chấp

2. Phương án kinh doanh/kế hoạch trả nợ của khách hàng

3. Giá trị khách hàng đề xuất

4. Uy tín của khách hàng

6. Ông/ bà có đề xuất gì giúp Phòng giao dịch nâng cao hiệu quả công tác quản trị tín dụng hay không? ……… ……… ……… ……… ………

Xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp giúp đỡ của quý Ông/Bà!

Bắc Ninh, ngày………tháng…….năm 201…

PHỤ LỤC 2:

PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG

(Về quản trị rủi ro dịch vụ cho vay của Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều, Vietinbank)

I. THÔNG TIN CHUNG:

1. Họ và tên/Tên tổ chức: ...

2. Giới tính:...

4.Nghề nghiệp: ………...

5.Địa chỉ/điện thoại:………...

II. THÔNG TIN ĐIỀU TRA:

1. Ông/Bà đánh giá về quy định thủ tục khi vay vốn tại PGD Nguyễn Gia Thiều nhƣ thế nào?

Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Ghi cụ thể

(nếu có)

1 2 3 4 5

1.Nội dung hồ sơ cho vay (các giấy tờ quy định trong hồ sơ)

2. Số lượng giấy tờ quy định trong hồ sơ

3. Trình tự các bước/thủ tục chuẩn bị hồ sơ cho vay

4.Thời gian từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả

(Mức độ đánh giá: 1=không phù hợp; 2=rất ít phù hợp; 3= phù hợp; 4= phù hợp nhiều; 5= phù hợp rất nhiều)

2. Ông/ bà đánh giá mức độ khó khăn của mình ở khâu chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đi vay tại PGD như thế nào?

Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Ghi cụ thể (nếu có)

1 2 3 4 5

Chứng nhận TS thế chấp

Chứng minh mục đích vay

Đơn xin vay

Phương án kinh doanh/sủ dụng vốn vay

3. Ông/ bà đánh giá cán bộ ngân hàng/cán bộ tín dụng của PGD khi thụ lý/nhận và thẩm định hồ sơ xin vay vốn của mình như thế nào?

Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Ghi cụ thể (nếu có)

1 2 3 4 5

Gây khó khăn, kéo dài thời gian thẩm định và đề xuất cho vay

Không biết/hiểu về lĩnh vực/phương án sử dụng vốn vay trong hồ sơ

Không có nghiệp vụ kiểm soát độ tin cậy của chứng từ/hồ sơ vay

Chỉ kiểm soát trên các giấy tờ trong hồ sơ, không khảo sát thực địa

+ …

(Mức độ đánh giá: 1=không phù hợp; 2=rất ít phù hợp; 3= phù hợp; 4= phù hợp nhiều; 5= phù hợp rất nhiều)

3. Ông/bà đánh giá mức độ thỏa mãn giá trị vay của mình tại PGD như thế nào?

Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Ghi cụ thể (nếu có)

1 2 3 4 5

Giá trị được vay thấp hơn giá trị vay đề xuất/kỳ vọng

giá trị vay đề xuất/kỳ vọng là giá trị vay ghi trong hồ sơ vay ban đầu của khách hàng

Giá trị được vay = giá trị vay đề xuất/kỳ vọng

Giá trị được vay cao hơn giá trị vay đề xuất/kỳ vọng

2. Về phía khách hàng

2.1. Những rủi ro khách hàng gặp phải khi hoạt động kinh doanh

Do ảnh hưởng từ bão lũ, thiên tai

Do ảnh hưởng từ dịch bệnh, mất mùa

Do ảnh hưởng do giá nguyên vật liệu tăng

Do ảnh hưởng giá bán giảm

Do môi trường pháp lý không ổn định

2.2. Hoạt động sử dụng vốn của khách hàng

Do sử dụng vốn sai mục đích

Sử dụng vốn không hiệu quả bị thua lỗ

2. 3. Hoạt động quản trị nội bộ của khách hàng

Do năng lực quản lý kém

□ Đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý □ Đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao.

2.4. Nguyên nhân khách hàng không trả được nợ

□ Khách hàng kinh doanh thua lỗ □ Khách hàng cố ý lừa đảo □ Nguyên nhân khác

3. Ông/ bà có đóng góp ý kiến gì để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều hay không?

... ... ...

Xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp giúp đỡ của quý khách hàng!

Bắc Ninh, ngày………tháng…….năm 201…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại phòng giao dịch nguyễn gia thiều, ngân hàng thương mai cổ phần công thương việt nam, chi nhánh KCN quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 105)