Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại phòng giao dịch nguyễn gia thiều, ngân hàng thương mai cổ phần công thương việt nam, chi nhánh KCN quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 43)

2.2.1. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro cho vay tại Phòng giao dịch Mỹ Đình, ngân hàng Viettinbank chi nhánh Từ Liêm, Hà Nội

Phòng giao dịch Mỹ Đình, ngân hàng Vietinbank chi nhánh Từ áp dụng chuyển đổi sâu rộng mô hình tín dụng chính là nhân tố chủ chốt, tạo bước đột phá căn bản để PGD Mỹ Đình thực hiện mục tiêu gia tăng thị phần đi đôi với quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ khách hàng trong thời gian qua. Một số công việc phòng đã thực hiện được trong thời gian qua:

Trong thời gian qua, PGD đã có sự chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng về mô hình tổ chức, con người, hạ tầng công nghệ,... để sẵn sàng thực hiện quản lý rủi ro. Sự thay đổi này tạo ra sự chuyên môn hóa sâu sắc giữa các bộ phận nghiệp vụ, tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng. Quan điểm mở rộng tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn được quán triệt. Nhiều biện pháp và chiến lược phát triển được chỉ đạo nghiêm ngặt, tăng cường công tác chỉ đạo tín dụng thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn đồng thời kiểm soát chặt chẽ từng món vay. Trong đó Phòng giao dịch đề cao biện pháp kiểm tra, giám sát vốn vay nhằn hạn chế tối đa rủi ro.

Các nhân viên tín dụng trực tiếp giải quyết và quản lý hồ sơ cho vay có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn; sử dụng vốn vay và trả nợ; kiểm tra tình trạng tài sản bảo đảm khoản vay của khách hàng nhằm

hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn vốn vay. Việc kiểm tra phải được ghi thành biên bản lưu hồ sơ tín dụng để theo dõi. Qua việc kiểm tra, giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm và phân loại khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm để đảm bảo tín dụng lành mạnh.

Việc thực hiện kiểm tra, giám sát được thực hiện trong cả quy trình cho vay, bao gồm kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm tra trước khi cho vay: kiểm tra các điều kiện vay vốn, hồ sơ vay vốn và các nội dung khác theo quy định của Phòng giao dịch và Chi nhánh. Kiểm tra trong khi cho vay (kiểm tra trong giai đoạn giải ngân): kiểm tra các chứng từ, tài liệu gửi kèm theo giấy nhận nợ khi khách hàng rút vốn vay để đảm bảo phù hợp với mục đích vay vốn đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng, trường hợp cần thiết, nhân viên tín dụng phải kiểm tra thực tế tình hình sử dụng các khoản rút vốn trước của khách hàng. Kiểm tra sau khi cho vay: Kiểm tra tình hình thực tế sử dụng vốn vay, tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất kinh doanh, khó khăn thuận lợi trong việc thu nợ, tình trạng tài sản bảo đảm, phát hiện kịp thời các vi phạm Hợp đồng tín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định. Nếu phát hiện có sự vi phạm, tuỳ theo từng mức độ vi phạm của khách hàng như sẽ có các biện pháp xử lý như sau: Thu nợ gốc và lãi vay trước hạn; Chuyển nợ quá hạn; Hạn chế tín dụng hoặc đình chỉ quan hệ tín dụng; Tiến hành xiết nợ, phát mãi tài sản thể chấp, cầm cố để thu hồi nợ; Trong trường hợp cần thiết có thể thoả thuận với khách hàng cử người tham gia trực tiếp vào bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, giám sát hoạt động và quản lý tài chính; Nếu khách hàng vay vẫn cố tình vi phạm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải lập hồ sơ đề nghị cơ quan pháp luật can thiệp (Nguyễn Huyền Trang, 2017).

2.2.2. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Quế Võ, Vietcombank Chi nhánh Bắc Ninh Vietcombank Chi nhánh Bắc Ninh

Trong QTRR tín dụng, bất kỳ một ngân hàng nào cũng phải quan tâm đến rủi ro tín dụng như là một nguyên nhân cơ bản gây ra phá sản ngân hàng. PGD Quế Võ Chi nhánh Vietcombank Bắc Ninh đã ý thức được điều đó và đã xây dựng “văn hóa tín dụng” lành mạnh với chương trình QTRR tín dụng theo hướng chuẩn mực quốc tế. Quan điểm QTRR tín dụng khách hàng luôn được quán triệt.

Nhiều biện pháp và chiến lược phát triển được chỉ đạo nghiêm ngặt, tăng cường công tác chỉ đạo tín dụng thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn đồng thời kiểm soát chặt chẽ từng món vay.

Về quy trình tín dụng: Chi nhánh thực hiện quy trình tín dụng áp dụng chung trong toàn hệ thống Agribank theo mô hình ngân hàng đa năng, bán chéo sản phẩm, hướng khách hàng tới việc sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng. Cho vay đa ngành nghề và đa thành phần kinh tế. Điều này giúp công tác tín dụng và hành vi tín dụng theo chuẩn tắc nhất định, từ đó giảm thiểu được rủi ro tín dụng và phát triển một cách toàn diện, thu được lợi ích cao nhất từ phía khách hàng.”

Về bộ máy tổ chức thực hiện công tác quản lý rủi ro:“Cán bộ có chuyên

môn nghiệp vụ được đào tạo chuyên ngành, có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động trong công việc sẽ được phân công phụ trách, bố trí tại những vị trí công tác sở trưởng, có thế mạnh. Giám đốc PGD trách nhiệm đôn đốc, giám sát và kiểm tra việc thực hiện quy trình này của nhân viên, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay.”

Về xếp hạng và chấm điểm tín dụng: Việc xếp hạng tín dụng của Phòng giao dịch được thực hiện thường xuyên, đầy đủ đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Quy trình xếp hạng tín dụng được thực hiện dựa trên việc Chấm điểm tín dụng, Đánh giá tài sản bảo đảm và Đánh giá tín dụng kết hợp (Nguyễn Trọng Bảo, 2018)..

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho PGD Nguyễn Gia Thiều VietinBank, Chi nhánh KCN Quế Võ

Trên cơ sở học hỏi thực tiễn từ Phòng giao dịch Mỹ Đình, ngân hàng

Viettinbank chi nhánh Từ Liêm, Hà Nội , Phòng giao dịch Quế Võ, Vietcombank

Chi nhánh Bắc Ninh trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác

quản trị rủi ro tín dụng nói chung, quản trị rủi ro dịch vụ cho vay nói riêng tại Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều như sau:

Thứ nhất, Từ kinh nghiệm Phòng giao dịch Mỹ Đình, Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều cần thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ vốn vay trong cả quy trình cho vay, gồm trước, trong và sau cho vay. Việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ từng món vay nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho Phòng giao dịch. Trước cho vay, cán bộ tín dụng cần kiểm tra chặt chẽ hồ sơ vay vốn gồm điều kiện vay, mục đích vay, tài sản đảm bảo,…Trong cho vay cần chú trọng tính hợp pháp, hợp lệ, hợp lý của bộ chứng từ vay của khách hàng. Sau cho vay cần giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn của khách hàng có đúng theo hồ sơ hay không. Khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, khả năng xảy ra rủi ro là rất

lớn. Cán bộ tín dụng cần nắm bắt và báo cáo thường xuyên tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng để có hướng giải quyết xử lý kịp thời, hợp lý trong một số trường hợp khách hàng vi phạm.

Thứ hai, từ kinh nghiệm Phòng Phòng giao dịch Quế Võ, Vietcombank Chi nhánh Bắc Ninh, Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều cần căn cứ vào quy trình tín dụng của VietinBank để xây dựng quy trình tín dụng chi tiết, chặt chẽ làm kim chỉ nam cho hoạt động của cán bộ tín dụng tại Phòng giao dịch.

Thứ ba, từ kinh nghiệm Phòng giao dịch Quế Võ, Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều cần xây dựng bộ máy quản trị rủi ro chú trọng vào năng lực trình độ của cán bộ tín dụng, phân công nhiệm vụ dựa trên sở trường thế mạnh của từng người, đồng thời nâng cao vai trò đôn đốc, giám sát của Ban lãnh đạo Phòng giao dịch để nắm bắt tình hình cho vay một cách thường xuyên, kịp thời.

Thứ tư, từ kinh nghiệm Phòng giao dịch Quế Võ, Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng và chấm điểm tín dụng chi tiết, căn cứ nhiều tiêu chí để đo lường rủi ro tín dụng một cách chính xác.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN GIA THIỀU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN GIA THIỀU

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của của Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ Thiều Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ

Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam. Ngày 08/7/2009 Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) đã đánh dấu một bước quan trọng góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Vietinbank trên thị trường trong nước và quốc với sự tế chuyển đổi mạnh mẽ tại từng chi nhánh của hệ thống Ngân hàng Công thương.

Trải qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển đến nay, VietinBank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh và trên 1.000 phòng giao dịch /Quỹ tiết kiệm có 09 công ty hạch toán độc lập là: Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Chứng khoán công thương, Công ty Quản lý nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm Vietinbank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nhgiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhận lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II Cửa Lò.

Vietinbank cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và cho thuê tài chính và nhiều dịch vụ tài chính - ngân hàng khác.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ được thành lập ngày 06/03/2008, là thành Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở tại E6 KCN Quế Võ, xã Vân Dương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.

PGD Nguyễn Gia Thiều là một trong tổng số 03 PGD trực thuộc Chi nhánh KCN Quế Võ. PGD Nguyễn Gia Thiều, VietinBank - Chi nhánh KCN Quế Võ được thành lập từ ngày 01/05/2008 mô hình ban đầu của PGD là PGD loại 02 chỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đơn thuần cung cấp các dịch vụ thanh toán, tiền gửi, chuyển tiền, ngân hàng điện tử, dịch vụ chi trả tiền lương, dịch vụ thẻ (không bao gồm thẻ tín dụng quốc tế), dịch vụ thu hộ - chi hộ. Quy mô ban đầu của phòng bao gồm 03 cán bộ (01 lãnh đạo kiểm soát và 02 giao dịch viên) với quy mô tài sản khoảng 80 tỷ VNĐ, lợi nhuận bình quân hàng năm khoảng 800 triệu VNĐ. Từ tháng 02/2015 Phòng nâng cấp lên PGD loại 01 cung cấp thêm các dịch vụ tín dụng bán lẻ và thẻ tín dụng quốc tế, nhân sự của Phòng cũng được bổ sung đưa cán bộ và lãnh đạo của Phòng lên 07 nhân sự gồm 02 lãnh đạo Phòng và 05 cán bộ (02 giao dịch viên, 03 cán bộ tín dụng bán lẻ.

Các hoạt động chính của PGD Nguyễn Gia Thiều, VietinBank Chi nhánh KCN Quế Võ bao gồm:

- Hoạt động huy động vốn: Gồm nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác để huy động nguồn vốn, vay từ các định chế tài chính trong nước và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN và sự ủy quyền của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

- Hoạt động tín dụng: Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính của PGD Nguyễn Gia Thiều. Các hoạt động tín dụng của PGD bao gồm cấp vốn vay như cho vay tiêu dùng, cho vay đối với cá nhân hộ kinh doanh, cho vay thấu chi và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN và phân cấp uỷ quyền của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

- Dịch vụ thẻ: Dịch vụ thẻ góp phần quan trọng trong nghiệp vụ huy động vốn, thu phí dịch vụ và quảng bá hình ảnh của ngân hàng tới công chúng. Hiện nay PGD đang cung cấp 2 loại thẻ chính là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.

- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác: Bên cạnh các dịch vụ kinh doanh chính, PGD cung cấp các sản phẩm dịch vụ: Chi trả lương, ngân hàng điện tử, ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone Banking), ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile Banking), ngân hàng qua Internet (Internet Banking), ngân hàng tại nhà (Home Banking), bảo hiểm, tư vấn và cung cấp thông tin tài chính, tiền tệ, thu hộ - chi hộ.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch Nguyễn Gia Thiều Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ TMCP Công thƣơng Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ

Mô hình tổ chức quản lý tại PGD Nguyễn Gia Thiều Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ gồm có 02 bộ phận nghiệp vụ,

với tổng số 07 cán bộ như sau:

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu và mô hình tổ chức của PGD Nguyễn Gia Thiều VietinBank, Chi nhánh KCN Quế Võ

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết PGD Nguyễn Gia Thiều VietinBank, Chi nhánh KCN Quế Võ (2016 - 2018)

Chức năng, nhiệm vụ:

Trưởng phòng (01 người): Phụ trách chung, quản lý điều hành mọi hoạt

động của Phòng, trực tiếp chỉ đạo: (i) Xây dựng chiến lược, mục tiêu, giải pháp hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro, kế hoạch chăm sóc, tiếp thị khách hàng tại Phòng ở tất cả các mảng nghiệp vụ, đề xuất, tham mưu Ban giám đốc trong trường hợp vượt thẩm quyền của Phòng; (ii) Trực tiếp phân bổ chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh bằng văn bản hoặc qua Email đối với từng thành viên trong Phòng dựa trên kế hoạch kinh doanh Chi nhánh giao và năng lực từng thành viên; (iii) Trực tiếp chỉ đạo và tham mưu Ban Giám đốc trong công tác thu hồi nợ nhóm 2, nợ xấu tại Phòng; (iV) Trực tiếp kiểm soát và phê duyệt hồ sơ tín dụng theo thẩm quyền Giám đốc giao; (v) Trực tiếp chỉ đạo công tác chấn chỉnh sau thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, đơn thư khiếu nại, tố cáo, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại Phòng; (vi) Trực tiếp phụ trách công tác ISO của Phòng.

Phó phòng(01 người): Chịu sự điều hành, chỉ đạo trực tiếp của Trưởng

phòng. (i) Trực tiếp phát triển các chỉ tiêu kinh doanh đã được giao: nguồn vốn, phí dịch vụ, khách hàng mới, bảo hiểm,…tại Phòng; (ii) Trực tiếp kiểm soát các nghiệp vụ kế toán theo quy định Ngân hàng Công thương, NHNN và thẩm quyền của Phòng; (iii) Phối hợp thực hiện Công tác thống kê, báo cáo của Phòng; (iv)

Trưởng phòng Bộ phận Kế toán giao dịch Bộ phận Tín dụng bán lẻ Phó Trưởng phòng

đạo Phòng, Ban giám đốc yêu cầu.

Giao dịch viên (02 người): (i) Trực tiếp phát triển các chỉ tiêu kinh doanh

đã được giao: nguồn vốn, phí dịch vụ, khách hàng mới, bảo hiểm,…tại Phòng; (ii) Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo quy định NHCT, NHNN và thẩm quyền của Phòng: Chuyển tiền, nhận tiền gửi, phát hành thẻ ATM, thẻ ghi nợ, nhận kiều hối, in báo có, báo nợ, sao kê khách hàng,… (iii) Trực tiếp thực hiện, quản lý xuất, nhập tài sản bảo đảm của Phòng; (iv) Trực tiếp thực hiện công tác thống kê, báo cáo của Phòng; (v) Thực hiện ISO hồ sơ khách hàng đang quản lý và là đầu mối ISO của Phòng.

Cán bộ tín dụng bán lẻ (03 ngƣời): (i) Trực tiếp phát triển các chỉ tiêu

kinh doanh đã được giao: dư nợ, nguồn vốn, phí dịch vụ, khách hàng mới, bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro dịch vụ cho vay tại phòng giao dịch nguyễn gia thiều, ngân hàng thương mai cổ phần công thương việt nam, chi nhánh KCN quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 43)