Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 46)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện

3.1.1.1. Vị trí địa lý.

Tiên Du là huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25 km về phía Bắc. Toạ độ địa lý của huyện nằm trong khoảng: Từ 20o05’30 đến 21o11’00 độ vĩ Bắc, 105o58’15 đến 106o06’30 độ kinh Đông.

Huyện Tiên Du có ranh giới hành chính như sau: - Phía Bắc giáp Thành phố Bắc Ninh, huyện Yên Phong. - Phía Nam giáp huyện Thuận Thành.

- Phía Đông giáp huyện Quế Võ. - Phía Tây giáp Thị xã Từ Sơn.

Tiên Du có 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (Liên Bão, Đại Đồng, Phật Tích, Hiên Vân, Lạc Vệ, Nội Duệ, Tri Phương, Hoàn Sơn, Tân Chi, Minh Đạo, Cảnh Hưng, Việt Đoàn và xã Phú Lâm). Với tổng diện tích tự nhiên là 9.568,6 ha, chiếm 11,63% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Có các tuyến đường bộ QL1A, QL1B và tuyến đường sắt đi qua địa bàn huyện nối liền với Thành phố Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội. Có QL38 với cầu Hồ qua sông Đuống đi Hải Dương, Hưng Yên và thông thương với thành phố Hải Phòng (nơi có cảng biển Quốc tế). Ngoài ra, huyện còn có các đường TL276, TL287 cùng với hệ thống các tuyến đường huyện và đường sông Đuống chảy qua, hình thành nên mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận lợi.

Với vị trí địa lý thuận lợi như trên, đã tạo nên nhiều lợi thế cho huyện Tiên Du trong phát triển sản xuất, thu hút vốn đầu tư và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, vùng ĐBSH và Thủ đô Hà Nội.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Tiên Du tương đối bằng. Hầu hết diện tích đất trong huyện đều có độ dốc <3o (trừ một số đồi núi thấp như: đồi Lim, núi Vân Khám, núi Chè, núi Phật Tích, núi Bát Vạn, núi Đông Sơn…). Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0 m so với mặt nước biển.

Đặc điểm địa chất huyện Tiên Du tương đối đồng nhất do nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Tiên Du mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc.

Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

3.1.1.3. Khí hậu

Tiên Du nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm và mưa rào.

Nhìn chung Tiên Du có điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến các hiện tượng bất lợi như nắng nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa... để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất:

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/10.000 của huyện thì đất đai Tiên Du bao gồm các loại đất chính sau: đất phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng, đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng, đất phù sa glây của hệ thống sông Hồng, đất phù sa glây của hệ thống sông Thái Bình, đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Thái Bình, đất phù sa úng nước, đất xám bạc màu trên phù sa cổ, đất vàng nhạt trên đá cát, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.

Đánh giá chung về tài nguyên đất của huyện Tiên Du như sau:

+ Về lý tính: Đa phần đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, có kết cấu viên hạt, độ ẩm cao. Đất có ưu thế trong thâm canh lúa và trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày (đất tơi xốp, làm đất dễ, đất thoát nước tốt).

đạm tổng số từ khá đến giàu, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali từ nghèo đến trung bình. Độc tố gặp trong đất glây ở tình trạng yếm khí có thể chứa các dạng khí CH4, H2S… gây độc cho rễ cây.

* Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Tiên Du có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao

gồm: sông Đuống, ngòi Tào Khê, kênh Nam, kênh Trịnh Xá. Đoạn sông Đuống chảy qua phía Nam huyện Tiên Du từ xã Tri Phương đến xã Tân Chi với chiều dài khoảng 10km cung cấp nguồn nước mặt chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi quanh năm cho sản xuất, sinh hoạt.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm có độ sâu trung bình từ 3-7m,

chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia đình trong mùa khô, góp phần tăng sản phẩm và thu nhập cho nông dân.

* Tài nguyên nhân văn:

Huyện Tiên Du là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng người Việt, là huyện có bản sắc văn hóa đa dạng, với nhiều lễ hội văn hoá khác nhau, đặc biệt là lễ hội Lim và lễ hội chùa Phật Tích. Lễ hội Lim được tổ chức vào ngày 13/01 âm lịch hàng năm tại đồi Lim thuộc thị trấn Lim thu hút rất nhiều du khách thập phương về tham quan.

Hiện nay trên địa bàn huyện có 54 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng; 6 làng văn hóa được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen; 18 làng văn hóa được Ủy ban nhân dân huyện tặng bằng khen và đạt làng văn hóa nhiều năm liên tục. Ngoài ra trong huyện còn có một số làng nghề truyền thống lâu đời đến nay vẫn giữ vững và từng bước được mở rộng như: xây dựng ở Nội Duệ, sản xuất giấy ở Phú Lâm, chế biến lâm sản ở thị trấn Lim.

Đánh giá chung về điều kiên tự nhiên huyện Tiên Du:

* Thuận lợi

+ Huyện nằm liền kề Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn, gần thủ đô Hà Nội, giao thông khá thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

+ Địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu ôn hoà, nguồn nước phong phú, độ ẩm tương đối cao cho phép phát triển đa dạng hệ thống cây trồng đặc biệt là có thể bố trí gieo trồng nhiều vụ trong năm.

+ Hệ thống sông ngòi, kênh mương nội đồng, ao hồ và nguồn nước ngầm phong phú đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

* Hạn chế

+ Lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa trong năm làm úng ngập, hạn hán cục bộ vẫn còn xảy ra ở một số vùng đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng cũng như hiệu quả lao động đặc biệt là trong việc bảo quản sản phẩm nông nghiệp.

+ Trong huyện còn có một số vùng trũng thấp ven đê đất bị glây hoá, bị ngập úng thường xuyên nên việc thâm canh tăng vụ gặp nhiều khó khăn.

+ Môi trường đã bắt đầu có dấu hiệu của sự ô nhiễm do sự phát triển ngày càng nhiều của các khu cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hoạt động xây dựng..., nếu không có giải pháp cụ thể và kịp thời sẽ gây ra hậu quả xấu đối với sức khỏe con người, môi trường và xã hội.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện

3.1.2.1. Đất đai

Tiên Du là huyện thuộc vùng đất đồng bằng chiêm trũng với tổng diện tích tự nhiên là 9568,6 ha, được phân bổ cho những mục đích sử dụng đất khác nhau. Là huyện có thế mạnh trong phát triển công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên bình quân diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 57,8%. Vài năm trở lại đây, thực hiện chủ trương của Nhà nước thúc đẩy phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, Tiên Du đã tập trung đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do đó một phần diện tích đất nông nghiệp đã chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Nếu năm 2013 diện tích đất nông nghiệp là 5616,5 ha thì đến năm 2015 diện tích đất nông nghiệp giữ ổn định ở mức 5531,87 ha chiếm 57,8% tổng diện tích đất tự nhiên, nhưng xu hướng hiện nay do tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nên diện tích đất nông nghiệp vẫn có xu hướng giảm.

Tóm lại, đặc điểm đất đai của huyện khá đa dạng, phong phú phân bố ở các địa hình bằng và địa hình dốc, cho phép phát triển hệ sinh thái nông - lâm nghiệp. Tình hình diện tích đất đai của huyện phân theo mục đích sử dụng có nhiều biến động. Những biến động này theo lẽ tự nhiên, tuy nhiên, cần sự can thiệp của các đơn vị chức năng để đảm bảo hiệu quả kinh tế trên diện tích đất sản xuất, đem lại thu nhập và sự phát triển bền vững cho kinh tế của huyện.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm 2013 - 2015

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) 14/13 15/14 BQ A - Tổng diện tích đất tự nhiên 9568,60 100,00 9568,60 100,00 9568,60 100,00 100,00 100,00 100,00 I - Đất nông nghiệp 5616,48 58,70 5594,85 58,47 5531,87 57,81 99,61 98,87 99,24 1. Đất sản xuất nông nghiệp 4859,63 86,52 4843,72 86,57 4776,80 86,35 99,67 98,62 99,14

2. Đất lâm nghiệp 206,18 3,67 200,37 3,58 204,95 3,70 97,18 102,29 99,70

3. Đất nuôi trồng thủy sản 500,32 8,91 499,96 8,94 499,60 9,03 99,93 99,93 99,93

4. Đất nông nghiệp khác 50,35 0,90 50,35 0,90 50,52 0,91 100,00 100,34 100,17

II - Đất phi nông nghiệp 3892,93 40,68 3917,42 40,94 3978,13 41,57 100,63 101,55 101,09

III - Đất chưa sử dụng 59,24 0,62 56,47 0,59 58,60 0,61 95,32 103,77 99,46

B - Một số chỉ tiêu bình quân

1. BQ đất NN/hộ NN 0,58 0,59 0,59 101,72 100,00 100,86

2. BQ đất NN/lao động NN 0,27 0,26 0,24 96,30 92,31 94,28

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Tiên Du

3.1.2.2. Dân số - lao động

Dân số của huyện qua ba năm 2013 - 2015 có biến động nhẹ, mức tăng dân số qua 3 năm là 1605 người, tương ứng tăng thêm 1,2%. Nhìn chung, qua ba năm, cơ cấu dân số theo giới tính của huyện không thay đổi nhiều và khá cân bằng, dao động xung quanh tỷ lệ 49.9/50.1. Sự biến động dân số của huyện được thể hiện qua bảng 3.2.

Tuy tổng dân số không biến động nhiều nhưng tổng số lao động có thay đổi lớn. Về cơ bản, lao động công nghiệp – xây dựng – tiểu thủ công nghiệp và lao động trong khối ngành thương mại – du lịch tăng dần theo các năm, thông thường mức tăng ở đây là 10% - 11%.

Lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ có mức tăng trưởng ổn định, tăng bình quân 11,06%. Điều này là do năm 2013 cơ sở hạ tầng phục vụ cho các khu công nghiệp trên địa bàn huyện cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng, kéo theo nhu cầu dịch vụ tăng cao, nắm bắt được những ưu thế trên địa bàn nhiều hộ nông dân đã chuyển sang kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Lao động trong khu vực nhà nước tăng dần trong cơ cấu lao động của huyện, chứng tỏ lao động có trình độ có xu hướng tăng.

Tổng số hộ của huyện qua 3 năm tăng nhẹ, tuy nhiên, số hộ nông nghiệp giảm dần. Lao động nông nghiệp giảm dần và số hộ phi nông nghiệp tăng dần. Đây là tín hiệu khả quan về động thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Tiên Du giai đoạn 2013 - 2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 14/13 15/14 BQ

I. Tổng số nhân khẩu (người) 128657 100 130801 100 133473 100 101,67 102,04 101,85

+ Nam 63611 49,44 64653 49,43 65935 49,4 101,64 101,98 101,81 + Nữ 65046 50,56 66148 50,57 67538 50,6 101,69 102,10 101,90

II. Tổng lao động (LĐ) 82984 100 84367 100 86224 100 101,67 102,20 101,93

1. LĐ trong các ngành kinh tế 46969 56,60 47967 56,86 50012 58,00 102,12 104,26 103,19 + LĐ nông - lâm - ngư nghiệp 20952 44,61 21341 44,49 22725 45,44 101,86 106,49 104,15 + LĐ công nghiệp - xây dựng 25100 53,44 25613 53,40 26156 52,30 102,04 102,12 102,08 + LĐ thương mại - dịch vụ 917 1,95 1013 2,11 1131 2,26 110,47 111,65 111,06 2. LĐ khu vực nhà nước 36015 43,40 36400 43,14 36212 42,00 101,07 99,48 100,27 III. Tổng số hộ (hộ) 15176 100 15302 100 15355 100 100,83 100,35 100,59 Hộ nông nghiệp 9614 63,35 9526 62,25 9350 60,89 99,08 98,15 98,62 IV. Một số chỉ tiêu BQ - BQ lao động/hộ 2,84 2,88 2,94 101,41 102,08 101,75 - BQ nhân khẩu/hộ 4,41 4,46 4,55 101,13 102,02 101,57 Nguồn: Phòng Thống kê, phòng Nội vụ và phòng LĐ TBXH huyện Tiên Du

3.1.2.3. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong 3 năm cuối 2013 – 2015 thực hiện Nghị quyết của Đại Hội các cấp, triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội trong điều kiện có những thuận lợi song cũng không ít khó khăn như thời tiết, khí hậu diễn biến hết sức phức tạp, rét đậm rét hại kéo dài, mưa úng xảy ra trên diện rộng, tình hình lạm phát khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá một số nông sản, nguyên liệu chủ yếu tăng cao làm ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nhân dân. Song với tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn chủ động trong công tác chỉ đạo và điều hành, cùng với sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự cố gắng của hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Trong năm 2013 – 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 22,86% trong đó nông lâm ngư nghiệp đạt 4,33%, công nghiệp xây dựng đạt 24,8%, thương mại dịch vụ đạt 20,07%.

Trong nhưng năm gần đây giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh bình quân hàng năm tăng 1,87%, trong đó chiếm ưu thế là ngành trồng trọt chiếm trên 70%, chăn nuôi và thủy sản chiếm trên 20%.

Về trồng trọt : Năm 2015 tổng diện tích gieo trồng của toàn huyện là 7.762,3 ha. Trong đó:

Cây lúa: Toàn huyện cấy 6.324,5 ha, đạt 101,9% kế hoạch, giảm 1,06%

so với năm 2010 (do thu hồi đất phục vụ các dự án trên địa bàn).

Trong đó: Vụ Đông xuân cấy 3.357,1 ha; năng suất đạt 66,24 tạ/ha, tăng 1,42 tạ/ ha, sản lượng đạt 22.237 tấn, đạt 108% kế hoạch.

Vụ mùa cấy 2.967,4 ha, bằng 98,1% so với năm 2014, năng suất đạt 58,02 tạ/ha, tăng 0,41 tạ/ha, sản lượng đạt 17.218 tấn.

Tổng sản lượng lương thực có hạt 39.542 tấn, đạt 104% kế hoạch, riêng sản lượng thóc cả năm đạt 39.469 tấn.

Cây vụ Đông: Mặc dù do ảnh hưởng của mưa bão đã làm cho một số diện

tích trồng cây vụ đông bị ngập úng, song do chủ động được giống, vốn và tiêu úng kịp thời nên các hợp tác xã và bà con xã viên đã khắc phục khó khăn để triển khai trồng cây vụ Đông kịp thời vụ và vượt kế hoạch. Kết quả toàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)