XDCB là một lĩnh vực đầu tư hết sức quan trọng, nhà nước đã quan tâm giành một nguồn vốn ngân sách cho đầu tư XDCB trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, xã hội, cũng như quan tâm đầu tư một nguồn NSNN lớn cho XDCB cho từng tỉnh, thành phố. Nghiên cứu tăng cường quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là hết sức cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Luận văn đã nghiên cứu và nêu rõ hoạt động đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, đây là việc bỏ vốn đầu tư vào để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm sản xuất các tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xây dựng mới, xây dựng lại, xây dựng mở rộng, hiện đại hoá và khôi phục các tài sản cố định. Trong vốn đầu tư phát triển thì vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một bộ phận của vốn đầu tư phát triển của NSNN nó được hình thành từ sự huy động của Nhà nước để chi cho đầu tư XDCB nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội cho nền kinh tế quốc dân.
Từ lý luận và những kinh nghiệm thực tiễn, ngoài những đặc trưng chung của vốn đầu tư thì vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn có những nét đặc thù riêng của nó. Nét đặc thù này của vốn đầu tư XDCB từ NSNN là việc đầu tư vốn trực tiếp nhưng không có hoàn lại, chính vì thế dễ dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát, tham ô, tham nhũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gây mất lòng tin đối với nhân dân. Do đó, việc quản lý của Nhà nước đối với dự án đầu tư XDCB từ NSNN cần phải chú trọng và quan tâm, là một tất yếu khách quan hiện nay của nước ta nói chung và huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nói riêng trong quá trình CNH-HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế.
Nội dung quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN khá rộng bao quát trên nhiều công đoạn, trong từng công đoạn có nhiều hoạt động, bao gồm: Quản lý về quy hoạch, kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN, quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán; Quản lý việc lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án đầu tư; Quản lý việc giám sát chất lượng, nghiệm thu, xác định khối lượng XDCB hoàn thành, nghiệm thu công trình; Quản lý việc thanh toán, quyết toán, kiểm tra, kiểm soát, giám sát vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
Từ nghiên cứu cơ sở lý luận, luận văn đã phân tích về thực trạng việc quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của huyện Tiên Du qua những năm gần đây và đã đưa ra những đánh giá về thành tựu đạt được của huyện trong công tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN như: Việc quy hoạch, kế hoạch hoá và phân cấp quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN ngày càng được rõ ràng và mở rộng hơn. Các thủ tục quản lý vốn đầu tư xây dựng ngày càng được cải cách theo giản đơn và thông thoáng hơn. Quản lý việc huy động và chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua các năm đều tăng theo hướng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện; Kết quả đạt được của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN đã góp phần vào việc khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN thúc đẩy quán trình CNH-HĐH phát triển kinh tế - xã hội chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của huyện Tiên Du thời gian qua.
Bên cạnh những phân tích đánh giá về thành tựu đạt được luận văn còn chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của huyện Tiên Du như: Công tác quy hoạch, kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN điều chỉnh nhiều lần, hệ thống pháp luật, chính sách chư rõ ràng. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, quản lý công tác đầu thầu còn nhiều hạn chế; Việc triển khai thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN diễn ra chậm, lãng phí, thất thoát, hiệu quả không cao. Tình hình nợ đọng vốn đầu tư XDCB từ NSNN vượt quá khả năng của ngân sách…
Trên nền tảng nghiên cứu lý luận và phân tích nghiên cứu về thực trạng quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN luận văn đã đề xuất và đưa ra 2 nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN hiệu quả hơn để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đó là: (1) Các giải pháp chung, tổng thể bao gồm: Hoàn thiện các chính sách quản lý dự án về đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN; hoàn thiện công tác quy hoạch; Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác XDCB; Bố sung cơ chế xác định chủ trương đầu tư, lập kế hoạch và phân bổ vốn dầu tư XDCB bằng vốn NSNN; nâng cao trách nhiệm QLNN đối với chất lượng công trình XDCB bằng vốn NSNN và (2) các giải pháp cụ thể như: Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt dự án; Chấn chỉnh đổi mới công tác đấu thầu; Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; Dẩy nhanh tiến độ giải ngân, thanh toán; Đảm bảo đúng thời hạn và nâng cao chất lượng quyết toán vốn; Chú trọng hoạt động bảo hành, bảo trì và nâng cao hiệu quả khai thác công trình.