Cơ chế phân cấp quản lý dự án ĐTXDCB từ NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 99)

Sự phân cấp triển khai các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện phần lớn diễn ra trong lĩnh vực nông nghiệp thủy lợi. Các công trình được phân cấp cho xã và thôn chủ yếu là chương trình hỗ trợ có mục tiêu. Tuy nhiên việc thực hiện phân cấp cơ bản còn mang tính hình thức. Qua điều tra 30 cán bộ cấp tỉnh và huyện, thì 90% cho rằng năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ cơ sở còn rất hạn chế, không có khả năng tổ chức quản lý và chiển khai các chương trình dự án đầu tư. Do vậy, chưa thể phân cấp hoặc nếu có phân cấp thì vẫn phải hỗ trợ quản lý. Vì vậy, điều kiện để phân cấp cho địa phương các chương trình, dự án đầu tư XDCB thì cần phải nâng cao năng lực của cán bộ cơ sở trong quản lý các chương trình, dự án.

Hộp 4.8. Năng lực quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với các xã, thị trấn, thị tứ trong huyện còn yếu

Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được triển khai thực hiện qua rất nhiều khâu với nhiều bộ luật, nghị định của Chính phủ, phải đối chiếu với nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn trong đầu tư xây dựng cơ bản, đòi hỏi người cán bộ trực tiếp quản lý về lĩnh vực trên phải có kinh nghiệm và hiểu rõ quy trình thực hiện một dự án đầu tư xây dựng cơ bản như thế nào. Tuy nhiên, đối với năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thì chưa thể thực hiện được.

Ông Nguyễn Nhân Bình - Ủy viên ban thường vụ huyện ủy, Phó chủ tịch thường trực UBND huyện Tiên Du, trả lời phỏng vấn ngày 27/11/2015.

Thông thường các chương trình, dự án đầu tư có Ban quản lý hoặc ban chỉ đạo, thành viên của các ban này là các lãnh đạo UBND huyện, xã và các cán bộ thuộc ban ngành UBND huyện. Theo kết quả khảo sát cho thấy nếu công trình có sự đóng góp nguồn vốn và giám sát của người dân thì chất lượng công trình tốt hơn, được sự quan tâm và quản lý của người dân tốt hơn. Vì vậy, với các chương trình, dự án có quy mô nhỏ nên phân cấp cho địa phương để huy động sự đóng góp sức người, sức của trong nhân dân. Nhìn chung, xã và cộng đồng người dân chưa thực sự được thực hiện chọn vẹn quyền làm chủ đầu tư mà mình được phân cấp. Nguyên nhân của các bất cập trong quá trình phân cấp đầu tư một phần do tư tưởng chưa thực sự tin tưởng vào khả năng thực hiện của các cấp cơ sở, do ràng buộc của quy định pháp lý nhưng bên cạnh đó cũng có trình độ chuyên môn của cán bộ, đặc biệt là cán bộ thôn, xã và trình độ của người dân chưa đáp ứng yêu cầu. Vây muốn thực hiện tốt sự phân cấp quản lý dự án ĐTXDCB từ NSNN thì bên cạnh cơ chế hành chính, cần đẩy mạnh nâng cao năng lực cho cán bộ cấp cơ sở và tập huấn cho người dân kỹ năng chuyên môn trong phối hợp xây dựng kế hoạch, thực hiện và giám sát chương trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)