Tình hình sản xuất lúa Japonica tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa japonica và xác định lượng đạm bón và mật độ cấy cho giống lúa j02 tại huyện xín mần, tỉnh hà giang (Trang 25)

Theo Lê Quốc Thanh và cs. (2015), từ năm 2009 đến năm 2015, Trung tâm chuyển giao công nghệ và khuyến nông đã mở rộng diện tích sản xuất lúa Japonica ở các tỉnh miền núi phía Bắc là 7740ha, trong đó ĐS1 có diện tích lớn nhất: 6750 ha, J02 545 ha, J01: 225 ha. Giống ĐS3 là giống được Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống và các sản phẩm cây trồng đánh giá là giống triển vọng cũng đã mở rộng được 220ha. Đây là giống có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chống chiu tốt, chịu rét. Theo kết quả rà soát diện tích lúa Japonica tại vùng trung du niền núi phía Bắc năm 2014 tổng diện tích gieo cấy giống ĐS1 là 4.577ha, J02 là 691ha.

Bảng 2.2. Diện tích trồng một số giống lúa Japonica từ 2009-2015 ở một số tỉnh miền Bắc

Địa điểm Diện tích các giống(ha)

ĐS1 J01 J02 ĐS3 Hà Giang 300 - - 50 Cao Bằng 300 20 5 50 Sơn La 50 5 5 50 Yên Bái 4200 150 20 60 Lào Cai 1000 - - - Phú Thọ 100 - 200 - Thái Bình 200 - 200 - Hải Phòng 200 - - Hưng Yên 400 50 15 30

Tổng diện tích (ha) 6750 225 545 220

Nguồn: Trung tâm chuyển giao công nghệ và khuyến nông. 2.4.3. Thực trạng sản xuất lúa tại Xín Mần, tỉnh Hà Giang

*Điều kiện tự nhiên:

- Vị trí địa lý: Huyện Xín Mần là một huyện vùng cao biên giới, cách

Thành phố Hà Giang 150 km về phía Tây. Huyện có tọa độ địa lý: Từ 22o25’

đến 22o50’ vĩ vĩ tuyến Bắc và 104o05’ đến 104o35’ kinh độ Đông; Địa giới hành

chính của huyện giáp với các đơn vị hành chính khác như sau: Phía Đông giáp huyện Hoàng Su Phì - Hà Giang; Phía Bắc giáp Mã Quan (Trung Quốc); Phía Tây giáp huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai; Phía Nam giáp huyện Quang Bình - Hà Giang. Huyện Xín Mần được tách ra từ huyện Hoàng Su Phì từ tháng 4/1965, toàn huyện có 16 dân tộc anh em cùng sinh sống như: La Chí, Nùng, Mông, Dao, Tày, Phù Lá, Kinh…

- Địa hình – địa mạo: Huyện Xín Mần là huyện vùng cao phía Tây của

tỉnh Hà Giang, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao trung bình từ 600m đến 1.200m so với mực nước biển. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp. Với 100% là diện tích đồi núi. Điểm cao nhất là trên 2.400 m, điểm thấp nhất là xã Khuôn Lùng cao 340 m so với mặt nước biển.

- Khí hậu: Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn huyện Xín

Mần và huyện Hoàng Su Phì qua một số năm gần đây cho thấy huyện Xín Mần nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa, song chủ yếu là 2 mùa chính là; Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau:

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong cả năm 2011: 20,8oc (Nhiệt độ trung

bình tháng thấp nhất vào tháng 1 là 11,2oc; Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất

vào tháng 7 là: 26,9oc). Nhiệt độ trung bình trong cả năm 2012: 21,9 oc (Nhiệt độ

trung bình tháng thấp nhất vào tháng 1 là 13,8oc; Nhiệt độ trung bình tháng cao

nhất vào tháng 5 là: 26,7oc). Nhiệt độ trung bình trong cả năm 2013: 21,6 oc

(Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vào tháng 1 là 13,4oc; Nhiệt độ trung bình

21,8oc (Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vào tháng 1 là 13,6oc; Nhiệt độ trung

bình tháng cao nhất vào tháng 6 là: 26,9oc). Nhiệt độ trung bình trong cả năm

2015: 22,3 oc (Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vào tháng 1 là 14,5oc; Nhiệt

độ trung bình tháng cao nhất vào tháng 5 là: 27,6oc). Nhiệt độ trung bình trong cả

năm 2016: 22 oc (Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vào tháng 1 là 13,4oc;

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất vào tháng 6 là: 26,9oc).

Số giờ nắng bình quân năm: Năm 2011 là: 1.306,8 giờ (thấp nhất tháng 1 là 3,6 giờ; tháng cao nhất là tháng 7: 191,6 giờ); Năm 2012 là: 1.468,2 giờ (thấp nhất tháng 2 là 3,6 giờ; tháng cao nhất là tháng 4: 224,9 giờ); Năm 2013 là: 1.585,1 giờ (thấp nhất tháng 1 là 42,1 giờ; tháng cao nhất là tháng 5: 195,5 giờ); Năm 2014 là 1.552,1 giờ (thấp nhất tháng 12 là 59,4 giờ; tháng cao nhất là tháng 5: 212,1 giờ); Năm 2015 là 1.749,4 giờ (thấp nhất tháng 12 là 83,9 giờ; tháng cao nhất là tháng 5: 262,5 giờ);

Lượng mưa: Năm 2011 là: 1.153,5 mm (lượng mưa thấp nhất là tháng 2: 0,6mm; Lượng mưa cao nhất là tháng 9: 201,2mm); Năm 2012 là: 1.753,9 mm (lượng mưa thấp nhất là tháng 2: 0,6mm; Lượng mưa cao nhất là tháng 7: 682,9mm); Năm 2013 là: 1.744,2 mm (lượng mưa thấp nhất là tháng 11: 3,0mm; Lượng mưa cao nhất là tháng 7: 586,3mm); Năm 2014 là: 1.373,8 mm (lượng mưa thấp nhất là tháng 12: 2,7mm; Lượng mưa cao nhất là tháng 9: 311,4mm); Năm 2015 là: 1.453,2 mm (lượng mưa thấp nhất là tháng 2: 8,5mm; Lượng mưa cao nhất là tháng 8: 313,6mm)

Độ ẩm: Bình quân năm 2011: 79,8% (tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4: 75%; Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 1: 84%); Bình quân năm 2012: 78,7% (tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3: 72%; Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 1: 82%); Bình quân năm 2013: 79,3% (tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3: 75%; Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 7: 83%); Bình quân năm 2014: 77,3% (tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 5: 73%; Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 11: 82%); Bình quân năm 2015: 79,4% (tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4và 5: 72%; Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 11 và 12: 84%)

- Thủy văn: Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của sông

Chảy với chiều dài khoảng 40km. Xín mần có hệ thống sông suối phân bố tương đối đều trên địa bàn huyên, nhiều hệ thống sông suối nhỏ có nước quanh năm, nhưng do địa hình phức tạp độ dốc lớn nên hệ thống sông suối không đáp ứng đủ

cho nhu cầu sản xuất mà chủ yếu là dựa vào lượng mưa hàng năm.

- Điều kiện đất đai: Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2016 thì huyện Xín

Mần có diện tích đất tự nhiên là 58.702,22ha, đứng thứ bảy trong tổng số 11 huyện, thành phố của tỉnh Hà Giang. Đơn vị hành chính có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất là xã Trung Thịnh 1.309,97ha, chiếm 2,23%; Đơn vị hành chính có diện tích đất tự nhiên lớn nhất là xã Quảng Nguyên 10.014,44ha, chiếm 17,06%. Đất được đưa vào sử dụng của huyện năm 2016 là 55.656,32ha, chiếm 94,81% và đất chưa sử dụng là 3.045,9ha, chiếm 5,19%.

Trong diện tích đất đang sử dụng năm 2016 thì đất nông nghiệp là 26.690,35ha, chiếm 45,47% và có xu hướng giảm qua các năm; đất phi nông nghiệp là 1.688,41ha, chiếm 2,88% và có xu hướng tăng qua các năm. Trong tổng diện tích đất nông lâm nghiệp và thuỷ sản thì đất sản xuất nông nghiệp là 26.689,79ha, chiếm 49,46%; đất nuôi trồng thủy sản là 8,93ha, chiếm 0,02%. Trong tổng số diện tích đất trồng cây hàng năm thì diện tích đất trồng lúa là 3.075,42ha, chiếm 11,52%; còn lại đất trồng cây hàng năm khác chiếm 86,12%.

- Tình hình sản xuất lúa của huyện Xín Mần.

Xín Mần là huyện vùng cao núi đất tỉnh Hà Giang cách thị xã Hà giang 150km về phía tây. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 58.266,77 ha trong đó: đất nông nghiệp 18.247 ha, tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm 2016 đạt

4.115 ha (không tính 219 ha lúa cạn). Tổng sản lượng từ lúa đạt 22.256,4 tấn

(Không tính 394,24 tấn lúa cạn). Trong đó:

* Lúa xuân: 1.082/1.082 ha, đạt 100% kế hoạch giao; Năng suất bình quân đạt: 53,2 tạ/ha. Sản lượng đạt: 5.757,1 tấn, tăng 501,1 tấn so với cùng kỳ năm trước. Diện tích thâm canh: 1.035 ha, chiếm 96,3% tổng diện tích gieo trồng.

Cơ cấu giống: Lúa lai: 985,7 ha (Nhị ưu 838; VL20, Nhị ưu 725, VL20, Cương ưu 725, Kinh sở ưu 1588, Kim ưu 725 và một số giống lai khác); Lúa thuần chủ yếu các giống HT1, Khang dân 13, J02, Bắc thơm, Thiên ưu và một số giống thuần khác).

* Lúa Mùa: Diện tích đã cấy: 3.033 ha/3.033 ha KH (Diện tích lúa lai các

loại 1.758,3 ha, chiếm 57,97%). Do bị ảnh hưởng hạn hán đầu vụ Mùa vì vậy diện tích lúa vụ Mùa sẽ thu hoạch chậm hơn từ 10 – 15 ngày so với những năm

trước. Năng suất trung bình: 53,7 tạ/ha, sản lượng: 16.299,3 tấn.

* Lúa cạn: Diện tích thực hiện: 179,2 ha, năng suất ước đạt 22 tạ/ha, sản lượng đạt: 394,24 tấn.

Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang từ năm 2010 - 2016 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2010 3.960,5 51,07 20.226,3 2011 4.026,2 51,5 20.734,9 2012 4.089,7 50,4 20.612,1 2013 4.089 52,1 21.303,7 2014 4.115,6 52,6 21.648,1 2015 3.969,3 51,0 20.243,4 2016 4.115 53,6 22.056,4

Bảng 2.4: Cơ cấu các giống lúa của huyện Xín Mần năm 2016

Cơ cấu giống Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn) Các giống lúa lai 2.744,0 54,0 14.831,0

Nhị ưu 838 538,0 53,8 2.894,8 Kim ưu 725 218,0 55,9 1.218,6 Nhị ưu 725 492,7 54,0 2.660,9 VL20 1.099,3 53,8 5.915,3 Cương ưu 725 268,0 54,4 1.458,0 Kinh sở ưu 1588 128,0 53,4 683,4

Các giống lúa thuần 1.371,0 52,7 7.225,4

HT1 117,0 51,7 604,9

Khang dân 13 746,0 52,0 3.879,2

Bắc thơm 7 217,0 53,6 1.163,1

J02 58,0 59,7 346,3

Thiên ưu 8 147,0 54,2 796,7

Giống thuần địa phương khác (Già Dui) 86,0 50,6 435,2

2.5. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ MẬT ĐỘ CẤY ĐỐI VỚI LÚA

Mật độ cấy là số cây, số khóm được trồng trên một đơn vị diện tích (Nguyễn

Văn Hoan, 2003). Với lúa cấy mật độ được tính bằng số khóm/m2, còn với lúa

gieo thẳng thì mật độ được tính bằng số hạt mọc/m2. Về nguyên tắc thì mật độ

gieo hoặc cấy càng cao thì số bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định, việc tăng số bông làm giảm số hạt/bông, nhưng nếu vượt qua giới hạn đó thì số hạt/bông bắt đầu giảm đi do lượng dinh dưỡng phải chia sẻ cho nhiều bông. Theo tính toán thống kê cho thấy tốc độ giảm số hạt trên bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ cấy. Tuy nhiên, nếu cấy quá thưa đối với giống ngắn ngày thì khó đạt số bông tối ưu cần thiết theo dự định.

Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm giống... Khi nghiên cứu về vấn đề mật độ Sasato (1966) đã kết luận: Trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt thì nên cấy mật độ thưa ngược lại phải cấy mật độ dày. Vùng lạnh nên cấy dày hơn so với vùng nóng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thưa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên cấy dày hơn lúa gieo sớm.

Yosida (1985) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ cấy và khả năng đẻ nhánh của lúa khẳng định: Với lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khỏe và sớm thay đổi từ 20 x 20cm đến 30 x 30cm. Theo ông, việc đẻ

nhánh chỉ xảy ra với mật độ 300 cây/m2. Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy

tăng từ 182 – 242 dảnh/m2. Số bông trên đơn vị diện tích cũng tăng lên theo mật

độ nhưng lại giảm số hạt/bông. Mật độ cấy thực tế là vấn đề tương quan giữa số dảnh cấy và sự đẻ nhánh. Thường gieo cấy thưa thì lúa đẻ nhánh nhiều còn cấy dày thì đẻ nhánh ít.

Các tác giả sinh thái học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và quần thể ruộng cây trồng và đều thống nhất rằng: Các giống khác nhau phản ứng với mật độ khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng suất tăng, nhưng vượt quá giới hạn đó năng suất không tăng mà còn giảm xuống. Holiday (1960) cho rằng: Quan hệ giữa mật độ và năng suất cây lấy hạt là quan hệ parapol, tức mật độ lúc đầu tăng thì năng suất tăng nhưng nếu tiếp tục tăng mật độ quá dày thì năng suất lại giảm.

Qua thực tế, tiến hành thí nghiệm với nhiều giống lúa khác nhau qua nhiều năm nghiên cứu Yosida đã đưa ra kết luận: Trong phạm vi khoảng cách cấy 50 x 50 cm đến 10 x 10 cm khả năng đẻ nhánh có ảnh hưởng tới năng suất.

Các tác giả Qianhua et al.,(2002) đã sử dụng tổ hợp lai 2 dòng PA 64S/9311 để nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tổ hợp lai. Các tác giả sử dụng hai công thức cấy thưa (90 000 khóm/ha) và công thức cấy truyền thống ở Trung Quốc (300 000 khóm/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Số nhánh đẻ ở công thức cấy thưa giảm đáng kể so với công thức cấy dày vào thời điểm trước 10/5, nhưng đến sau 25/5 thì sự sai khác chỉ còn rất nhỏ.

- Kích thước nhánh đẻ ở công thức cấy thưa lớn hơn công thức cấy dày 6,86 % tỷ lệ kết hạt thấp hơn 2,35% và khối lượng 1000 hạt cũng thấp hơn 0,86g. Năng suất của công thức cấy thưa giảm 17-19%.

Mật độ cấy là số cây, số khóm được trồng cấy trên một đơn vị diện tích, Với lúa

cấy mật độ được tính bằng số khóm/m2 còn với lúa gieo thẳng được tính bằng số

hạt mọc/m2 (Nguyễn Văn Hoan, 2004). Về nguyên tắc thì mật độ gieo hoặc cấy

càng cao thì số bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định, việc tăng số bông không làm giảm số hạt trên bông nhưng nếu vượt quá giới hạn đó thì số hạt/bông bắt đầu giảm đi do lượng dinh dưỡng phải chia sẻ cho nhiều bông. Theo tính toán thống kê cho thấy tốc độ giảm số hạt/bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ cấy, vì vậy cấy dầy đối với lúa lai gây giảm năng suất nhiều hơn so với lúa thường. Tuy nhiên nếu cấy quá thưa đối với giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì khó đạt được số bông tối ưu cần thiết theo dự định. Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống… Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng đạm bón tới sinh trưởng của lúa ngắn ngày thâm canh. Nguyễn Như Hà (2006) kết luận: Tăng mật độ cấy làm cho việc đẻ nhánh của một khóm giảm. So sánh số dảnh trên khóm

của mật độ cấy thưa 45 khóm/m2 và mật độ cấy dày 85 khóm/m2 thì thấy số dảnh

đẻ trong một khóm lúa ở công thức cấy thưa lớn hơn 0,9 dảnh (14,8%) ở vụ Xuân, còn ở vụ Mùa lên tới 1,9 dảnh/khóm (25%). Về dinh dưỡng đạm của lúa tác động đến mật độ cấy tác giả kết luận tăng bón đạm ở mật độ cấy dày có tác dụng tăng tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu tăng tỷ lệ thuận với mật

độ cho đến 65 khóm/m2 ở vụ Mùa và 75 khóm/m2 ở vụ Xuân. Tăng bón đạm ở

mật độ cao trong khoảng 55-65 khóm/m2 làm tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu.

Theo Đào Thế Tuấn và Pascal Bergeret (1998), trước năm 1960 ở Việt Nam vụ lúa Mùa là vụ chính, trong đó tám thơm là lúa cao cấp được trồng nơi

do sợ bị đổ ngã nên cấy thưa để tăng số dảnh/khóm.

Nguyễn Thạch Cương đã làm thí nghiệm với tổ hợp Bồi Tạp Sơn Thanh trên đất phù sa sông Hồng và đi đến kết luận: Trong vụ Xuân: với mật độ 55

khóm/m2 trên đất phù sa sông Hồng có năng suất 83,5 tạ/ha, ở vùng đất bạc màu

rìa đồng bằng mật độ 55-60 khóm/m2 cho năng suất 77,9 tạ/ha. Trong vụ Mùa:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa japonica và xác định lượng đạm bón và mật độ cấy cho giống lúa j02 tại huyện xín mần, tỉnh hà giang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)