trưởng của giống lúa Japonica J02
Thời gian sinh trưởng là đặc tính của giống, thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, thời vụ gieo cấy, điều kiện ngoại cảnh, trình độ thâm canh của từng địa phương khác nhau.
Trong chu kỳ sống, cây lúa trải qua ba thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, sinh trưởng sinh thực và thời kỳ chín.
Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng là giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây lúa, có liên quan đến vấn đề dự trữ dinh dưỡng và tạo tiền đề cho năng suất lúa về sau.
Thời kì sinh trưởng sinh thực quyết định đến năng suất cá thể thông qua
các yếu tố cấu thành năng suất: số bông/m2, số hạt chắc/bông, khối lượng
nghìn hạt. Nếu được chăm sóc đủ dinh dưỡng, ánh sáng, nước… thuận lợi thì số hoa trên bông lúa được hình thành tối đa, bông to, là tiền đề để có nhiều hạt trên bông lúa..
Thời kì chín, cây lúa không sinh trưởng và phát triển thêm số lá cũng như số bông (trừ trường hợp bị mất bông chính từ rất sớm), ở các hoa lúa được thụ tinh xảy ra quá trình tích lũy tinh bột, sự phát triển và hoàn thiện của phôi. Vì vậy việc giữ cho bộ lá không bị tổn thương, tiếp tục quang hợp mạnh, bộ rễ khỏe tiếp tục hút chất dinh dưỡng thì sẽ đạt tỷ lệ hạt chắc mẩy, năng suất cao.
Qua nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Japonica J02 trên các nền phân bón, mật độ ở vụ Xuân 2017 tại Huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang kết quả thu được trình bày ở Bảng 4.11.
Thời gian sinh trưởng của các công thức dao động từ 138 đến 142 ngày, trong đó hai công thức N4M1, N4M2, N4M3 có thời gian sinh trưởng dài nhất là 142 ngày và công thức N1M1, N1M2, N1M3 có gian sinh trưởng ngắn nhất là 138 ngày.
Trong cùng một mức phân bón ở các mật độ cấy khác nhau thì thời gian sinh trưởng cũng không khác nhau.
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng giống lúa J02 trong vụ Xuân 2017 tại huyện Xín Mần
Công thức
Thời gian sinh trưởng từ gieo đến chín (ngày) Cấy Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Trỗ (50%) Chín Sáp TGST N1 M1 27 38 67 98 127 137 M2 27 38 67 98 129 137 M3 27 38 67 98 127 137 N2 M1 27 38 68 99 128 138 M2 27 38 68 99 128 138 M3 27 39 69 99 129 138 N3 M1 27 38 69 100 128 140 M2 27 39 69 101 128 140 M3 27 39 71 101 129 140 N4 M1 27 39 70 102 128 143 M2 27 39 72 102 128 143 M3 27 39 72 103 129 143
Trong cùng mật độ cấy ở các mức phân bón khác nhau thì thời gian sinh trưởng khác nhau tương đối lớn. Công thức nào bón nhiều phân hơn thì thời gian sinh trưởng dài hơn (công thức N4M1, N4M3 và N4M2 có TGST dài nhất là 143 ngày). Điều này có thể giải thích là khi bón tăng mức phân và canh tác trong điều kiện vụ xuân nhiệt độ thấp nên có chiều hướng kéo dài thời gian sinh trưởng do kéo dài tuổi thọ của lá.
Như vậy, thí nghiệm cho thấy: mật độ cấy không ảnh hưởng nhiều đến thời gian sinh trưởng của giống. Thời gian sinh trưởng của giống chịu ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau, bón nhiều phân làm tăng thời gian sinh trưởng của giống từ 2 – 6 ngày.