Thí nghiệm 1: So sánh một số giống lúa Japonica trong vụ mùa 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa japonica và xác định lượng đạm bón và mật độ cấy cho giống lúa j02 tại huyện xín mần, tỉnh hà giang (Trang 40 - 47)

* Công thức thí nghiệm: Gồm 5 công thức, mỗi công thức là 1 giống lúa. CT1: giống ĐS1(Đ/C);

CT2: giống J02; CT3: giống TBJ3; CT4: giống ĐS3; CT5: giống J01

Lý do chọn giống lúa ĐS1 làm đối chứng: Vì giống lúa ĐS1 đã được đưa vào sản xuất tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang từ năm 2010 đến nay.

* Bố trí thí nghiệm: theo kiểu RCB (khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh) với 5 công thức, 3 lần nhắc lại, tại cánh đồng thôn Khâu Tinh, xã Thèn Phàng, huyện

Xín Mần. Diện tích ô thí nghiệm: 20 m2, tổng diện tích khu thí nghiệm 500 m2

tính cả dải bảo vệ. Sơ đồ thí nghiệm: CT3 CT5 CT4 CT1 CT2 CT4 CT1 CT2 CT3 CT5 CT2 CT3 CT5 CT4 CT1 *- Các biện pháp kỹ thuật áp dụng - Thời vụ: Vụ Mùa 2016

- Ngày gieo: 5/6/2016, ngày cấy: 28/6/2016, Ngày thu hoạch: 22/10/2016. - Tuổi mạ cấy: 22 ngày

- Mật độ cấy: 45 khóm/m2, cấy 2 dảnh/khóm - Phân bón:

+ Nền phân chung: 8 tấn phân chuồng + 420 kg vôi bột + 110 kgN + 90

kg P2O5 + 70 kg K2O/ 1ha.

+ Kỹ thuật bón phân:

Bón lót: 100% phân chuồng + 100% vôi + 100% phân lân + 40% đạm +10% kali.

Bón thúc 1: 50% đạm + 30% kali (thúc đẻ nhánh). Bón thúc 2: 10% đạm + 60% kali (bón đón đòng).

- Chăm sóc: Phòng trừ sâu bệnh, làm cỏ dại, tưới nước như quy trình canh tác tại địa phương.

*Các chỉ tiêu theo dõi:

+ Số liệu khí tượng: Nhiệt độ (TB, max, min), gió, số giờ nắng, mưa tại

Trạm Khí tượng huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. + Thời gian sinh trưởng:

- Thời gian từ gieo đến cấy (ngày).

- Thời gian từ cấy - bắt đầu đẻ nhánh (ngày).

- Thời gian bắt đầu đẻ nhánh - đẻ nhánh tối đa (ngày). - Thời gian từ đẻ nhánh tối đa - trỗ (ngày).

- Thời gian từ trỗ - chín (ngày). - Tổng thời gian sinh trưởng (ngày).

+ Các chỉ tiêu sinh trưởng:

Theo dõi 10 khóm/ô thí nghiệm theo đường chéo 5 điểm (mỗi điểm 2 khóm), 5 ngày tiến hành đo đếm 1 lần gồm các chỉ tiêu sau:

- Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến mút lá hoặc mút bông cao nhất (cm). - Số nhánh/khóm.

- Số lá/thân chính: đếm số lá bằng phương pháp đánh dấu lá.

+ Chỉ tiêu sinh lý:

Chỉ số diện tích là: Lấy mỗi ô thí nghiệm 5 khóm ngẫu nhiên theo đường chéo 5 điểm ở 3 thời kỳ: đẻ nhánh rộ, trỗ 10% và thời kỳ chín sáp để đo, đếm chỉ

đều trên tấm kính 1dm2, sau đó cân khối lượng 1 dm2 và cân toàn bộ lá tươi cộng

rồi tính theo công thức: LAI= (P2x số khóm/m2 đất)/P1(m2 lá/m2 đất).

Lượng chất khô tích lũy: Lấy mẫu, rửa sạch, tách các bộ phận: thân, lá, rễ, bông, sau đó sấy khô ở 80 độ C trong 48h, cân trọng lượng và tính giá trị trung bình.

+ Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:

Lấy ngẫu nhiên 10 khóm theo đường chéo 5 điểm, đo đếm các chỉ tiêu: - Số bông/khóm: Đếm tổng số bông hữu hiệu trên khóm (những bông có từ 10 hạt chắc trở lên), sau đó tính trung bình.

- Tổng số hạt trên bông và tỷ lệ hạt chắc: Đếm tổng số hạt và số hạt chắc của tất cả các bông hữu hiệu trên khóm, sau tính tỷ lệ hạt chắc (%).

- Khối lượng 1000 hạt: Trộn đều hạt chắc của 10 khóm trong ô, đếm 2 lần 500 hạt rồi cân riêng, nếu chênh lệch giữa 2 lần cân không quá 3% thì khối lượng 1000 hạt bằng tổng 2 lần cân đó.

- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha)

NSLT = A*B*C*D*10-4

A: Số bông/m2

B: Tổng số hạt/bông C: Tỷ lệ hạt chắc (%)

D: Khối lượng 1000 hạt (gam)

- Năng suất thực thu (tạ/ha): tính ở độ ẩm 13% theo quy định của IRRI. Gặt riêng từng ô, quạt sạch, đo độ ẩm, cân khối lượng rồi qui về độ ẩm 13%.

PA* (100 – A) P13% = 100 – 13 Trong đó: P13%: Khối lượng hạt ở độ ẩm 13% PA: Khối lượng hạt ở độ ẩm A%

A: Độ ẩm khi thu hoạch

- Hệ số kinh tế: Tiến hành lấy 10 khóm ngẫu nhiên theo đường chéo 5 điểm ở thời kỳ thu hoạch để cân riêng khối lượng hạt và khối lượng khô của cả khóm (không kể rễ).

Khối lượng hạt khô Kkt =

Khối lượng tổng

+ Khả năng nhiễm sâu bệnh: Theo dõi tình hình sâu bệnh diễn ra trên đồng

ruộng từ khi cấy đến thu hoạch. Đánh giá theo thang điểm của IRRI. + Chỉ tiêu về chất lượng:

TT Chỉ tiêu sinh lý hạt khô Đơn vị tính

1 Tỷ lệ gạo lật; Tỷ lệ gạo xát (% thóc)

2 Tỷ lệ gạo nguyên (% gạo sát)

3 Tỷ lệ trắng trong/bạc bụng (%)

4 Độ bạc bụng (điểm)

5 Kích thước hạt: Dài, Dài/rộng (mm)

3.4.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J02 (được tuyển chọn từ thí nghiệm 1)

* Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng ruộng gồm hai nhân tố:

+ Nhân tố chính (ô nhỏ): Mật độ cấy (3 mật độ) cấy 2 dảnh/khóm

M1: 35 khóm /m2

 M2: 40 khóm /m2

 M3: 45 khóm /m2

+ Nhân tố phụ (ô lớn): Phân bón gồm 4 mức đạm

 N1: 0 kg N/ha

 N2: 50 kg N/ha

 N3: 80 kg N/ha

 N4: 110 kg N/ha

- Thí nghiệm bố trí theo kiểu ô lớn – ô nhỏ (Split - plot) với 3 lần nhắc lại. Tổng số ô thí nghiệm 36 ô, mỗi ô thí nghiệm được đắp bờ cao và dùng nilon ngăn cách giữa các ô.

Mức đạm bón là nhân tố phụ được bố trí ở ô thí nghiệm lớn, các mức

phân đạm bón.

độ cấy 35, 40, 45 khóm/m2

 Sơ đồ thí nghiệm:

- Diện tích 1 ô nhỏ: 3m x 4m = 12m2.

- Tổng toàn bộ diện tích thí nghiệm là: 600 m2(cả bảo vệ)

* Các biện pháp kỹ thuật

- Thời vụ: Vụ Xuân 2017

- Làm đất: cày, bừa bằng máy.

- Ngày gieo: 10/01/2017, ngày cấy: 01/02/2017, - Tuổi mạ cấy: 27 ngày và cấy 2 dảnh/khóm - Phân bón:

+ Lượng bón: Nền phân chung: 8 tấn phân chuồng + 90 kg P2O5 + 70 kg

K2O/+ 420 kg vôi bột/ 1ha.

+ Kỹ thuật bón phân: Bón lót: 100% phân chuồng + 100% vôi + 100% phân lân + 40% đạm +10% kali.

Bón thúc 1: 50% đạm + 30% kali (thúc đẻ nhánh). Bón thúc 2: 10% đạm + 60% kali (bón đón đòng).

- Chăm sóc: Phòng trừ sâu bệnh, làm cỏ dại, tưới nước như quy trình canh tác tại địa phương.

* Các chỉ tiêu theo dõi:

NL1 NL2 NL3

N2M2 N2M3 N2M1 N4M2 N4M3 N4M1 N1M1 N3M3 N3M2

N1M1 N1M2 N1M3 N3M3 N3M2 N3M1 N1M2 N1M1 N1M3

N4M3 N4M1 N4M2 N2M1 N2M3 N2M2 N4M3 N4M2 N4M1

a. Các chỉ tiêu sinh trưởng

Theo dõi 5 khóm/ô thí nghiệm theo đường chéo 5 điểm (mỗi điểm 1 khóm), 7 ngày tiến hành đo đếm 1 lần.

- Thời gian trỗ của giống lúa J02 được theo dõi từ khi có 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng 5cm đến khi có 80% số cây trỗ.

- Thời gian sinh trưởng:

Theo dõi thời gian sinh trưởng của lúa từ khi cấy đến: + Bén rễ hồi xanh

+ Bắt đầu đẻ nhánh

+ Đẻ nhánh tối đa, kết thúc đẻ nhánh + Trỗ

+ Chín

- Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến mút lá hoặc mút bông cao nhất (cm).  chiều cao

- Chiều cao trung bình/ cây =

Số cây theo dõi

- Số nhánh/khóm. Đếm tổ số nhánh/khóm các khóm lấy mẫu rồi tính trung bình. Tổng số nhánh - Số nhánh trung bình/ khóm = Tổng số khóm theo dõi Số nhánh tối đa/m2 - Hệ số đẻ nhánh = Số dảnh cấy cơ bản/m2 Số dảnh hữu hiệu/m2 - Hệ số đẻ nhánh có ích = Số dảnh cơ bản/m2 b. Chỉ tiêu sinh lý * Chỉ số diện tích lá – LAI

Lấy mỗi ô thí nghiệm 5 khóm ngẫu nhiên theo đường chéo 5 điểm ở 3 thời kỳ: đẻ nhánh rộ, trỗ 10% và thời kỳ chín sáp để đo, đếm các chỉ tiêu:

- Chỉ số diện tích lá (LAI - m2lá/m2 đất): xác định diện tích lá bằng

phương cân nhanh. Cân toàn bộ lá trên các cây cần đo (N1) và cần 1 cm2 lá

(N2). Diện tích lá = N1 / N2

LAI (m2lá/m2 đất) = Diện tích lá/khóm x số khóm/m2

* Lượng chất khô tích lũy

Lấy mẫu, rửa sạch, tách các bộ phận: thân, lá, rễ, bông, sau đó sấy khô ở 80 độ C trong 48h, cân trọng lượng và tính giá trị trung bình.

c. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Lấy ngẫu nhiên 5 khóm theo đường chéo 5 điểm, đo đếm các chỉ tiêu: - Số bông/khóm: Đếm tổng số bông hữu hiệu trên khóm, sau đó lấy giá trị trung bình.

- Tổng số hạt trên bông và tỷ lệ hạt chắc: Đếm tổng số hạt và số hạt chắc của tất cả các bông hữu hiệu trên khóm, sau tính tỷ lệ hạt chắc (%).

- Khối lượng 1000 hạt: Trộn đều hạt chắc của 5 khóm trong ô, đếm 2 lần 500 hạt rồi cân riêng, nếu chênh lệch giữa 2 lần cân không quá 3% thì khối lượng 1000 hạt bằng tổng 2 lần cân đó.

- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha)

NSLT = A*B*C*D*10-4

A: Số bông/m2

B: Số hạt/bông C: Tỷ lệ hạt chắc (%)

D: Khối lượng 1000 hạt (gam)

- Năng suất thực thu (tạ/ha): là năng suất thu hoạch của các công thức thí nghiệm sau khi đã phơi khô, quạt sạch. Từ đó tính ra năng suất tạ/ha.

- Hiệu suất sử dụng đạm:

Kkt = Năng suất (NS1)- Năng suất đối chứng(NS0) x 100

KgN - Hiệu quả kinh tế

d. Các chỉ tiêu về sâu, bệnh hại

- Khả năng chống chịu sâu bệnh (điều tra mật độ sâu bệnh và chỉ số sâu bệnh): Thực hiện theo phương pháp điều tra đánh giá của “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa” của IRRI 1996.

- Theo dõi sâu bệnh xuất hiện trên các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa như: bọ trĩ, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, nghẹt rễ vàng lá sinh lý, ... sau đó đánh giá theo phương pháp cho điểm hoặc theo tỷ lệ% bị hại.

Số lá bị hại + Tỷ lệ sâu cuốn lá (%) = x 100 Tổng số lá điều tra Số dảnh bị bệnh + Tỷ lệ sâu đục thân (%) = x 100 Tổng số dảnh điều tra

+ Sâu đục thân: điều tra ở giai đoạn lúa chín sữa. + Bệnh khô vằn:

Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoăc bẹ lá (biểu thị bằng phần % so với chiều cao cây)

Điểm 0 Không có triệu chứng

Điểm 1 Vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây

Điểm 3 Vết bệnh từ 20-30%

Điểm 5 Vết bệnh từ 31-45%

Điểm 7 Vết bệnh từ 46-65%

Điểm 9 Vết bệnh > 65%

Đánh giá tỷ lệ sâu bệnh hại theo tiêu chuẩn đánh giá tỷ lệ sâu bệnh hại của IRRI (năm 1996).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa japonica và xác định lượng đạm bón và mật độ cấy cho giống lúa j02 tại huyện xín mần, tỉnh hà giang (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)