Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa Japonica

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa japonica và xác định lượng đạm bón và mật độ cấy cho giống lúa j02 tại huyện xín mần, tỉnh hà giang (Trang 57 - 60)

trong vụ mùa 2016 tại huyện Xín Mần, Tỉnh Hà Giang

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống Japonica trong điều kiện vụ Mùa 2016 được trình bày ở bảng 4.9 Số liệu trong bảng biểu cho

thấy: Số bông/m2 của các giống Japonica biến động từ 210 bông (TBJ3) đến 266

Bảng 4.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống

Japonica vụ mùa 2017 tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Giống Số bông /m2 Số hạt/bông TL hạt chắc (%) KL1000 hạt (gam) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) J01 221,0c 164,3a 90,8 23,4c 77,1 60,9ab J02 244,6b 175,6a 93,3 23,8b 95,4 69,2a TBJ3 209,7c 168,0a 88,2 24,2a 75,2 54,8b ĐS3 221,6c 176,9a 91,5 24,4a 87,5 65,1a ĐS1(Đ/C) 266,3a 135,3b 89,9 23,5c 76,1 54,9b LSD0,05 20,80 13,29 0,22 9,21 CV% 4,7 4,3 0,5 8,0

Số hạt/bông của các giống biến động lớn từ 135 hạt (ĐS1) đến 176 hạt (ĐS3). Các giống khác nhau cho số hạt/bông khác nhau chắc chắn ở mức độ tin cậy 99%. Trong đó có 4/4 giống tham gia thí nghiệm đều cho số hạt/bông cao hơn giống đối chứng ĐS1 từ 29-41 hạt/bông.

Vụ Xuân 2017, hầu hết các dòng, giống đều trỗ tập trung trong khoảng từ 3-4 ngày, khi trỗ gặp điều kiện nắng nhẹ nên thuận lợi cho quá trình thụ phấn thụ tinh hình thành hạt. Tỷ lệ hạt chắc của các giống biến động từ 88,2% (TBJ3) đến 93,3% (J02), của ĐS1 là 89,9%. Tuy nhiên khi so sánh thông qua chỉ số LSD 0,05 cho thấy, các giống khác nhau cho tỷ lệ hạt chắc/bông là không khác nhau.

Khối lượng 1000 hạt của các dòng giống biến động từ 23,4 - 24,4 gam, trong đó giống J01 có hạt nhỏ nhất và ĐS3 là dòng cho khối lượng 1000 cao nhất, tiếp đó là giống TBJ3, J02, và cuối cùng là ĐS1. Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu thể hiện giá trị tương quan chặt chẽ giữa các yếu tố cấu thành năng suất của một giống lúa. Qua theo dõi các giống trong thí nghiệm cho thấy năng suất lý thuyết của các giống dao động từ 75,2-95,3 tạ/ha, trong đó giống J02 cho năng suất lý thuyết cao nhất và TBJ3 đạt thấp nhất. Tuy nhiên chỉ 3 giống J02, J01 và ĐS3 có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng ĐS1 từ 1,1-19,2 tạ/ha chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Năng suất thực thu: Các dòng giống khác nhau cho năng suất thực thu khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó giống đối chứng ĐS1 cho năng

suất thấp nhất đạt 53,9 tạ/ha, thấp hơn các giống J02, J01, TBJ3 và ĐS3 từ 0,8- 15,3 tạ/ha.

Năng suất sinh vật học (tạ/ha) là khối lượng toàn bộ chất khô mà cây tích lũy được trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển. Năng suất sinh vật học phản ánh tiềm năng năng suất và khả năng tích lũy chất khô của giống.

Bảng 4.10. Năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của các giống Japonica trong vụ mùa 2016 tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Giống NSSVH (tạ/ha) Hệ số kinh tế

J01 127,4 0,50 J02 131,8 0,52 TBJ3 125,1 0,49 ĐS3 129,2 0,54 ĐS1(Đ/C) 105,4 0,53 LSD0,05 16,63 CV% 7,1

Qua bảng 4.10 cho thấy năng suất sinh vật học của các giống dao động từ 105,4-131,8 tạ/ha, cao nhất là dòng J02 và thấp nhất là giống đối chứng ĐS1. Các giống tham gia thí nghiệm có năng suất sinh vật học vượt hơn đối chứng có năng suất sinh vật học cao hơn chắc chắn từ 19,7-26,5 tạ/ha so với giống đối chứng ĐS1 ở mức độ tin cậy 95%.

Hệ số kinh tế của lúa được tính bằng tỷ lệ giữa khối lượng thóc khô so với tổng khối lượng chất khô toàn cây vào thời kỳ thu hoạch. Hệ số kinh tế càng cao thì khả năng tích lũy chất khô vào hạt càng lớn. Trong chọn giống, giống có hệ số kinh tế cao là một hướng quan trọng của các nhà chọn tạo giống cây trồng. Hệ số kinh tế cao nhất là giống ĐS3 đạt 0,54, thấp nhất là giống J01 và TBJ3 đạt 0,50.

Như vậy: Qua đánh giá theo dõi và so sánh các giống J01, J02, TBJ3, ĐS3 với giống đối chứng ĐS1 chúng tôi nhận thấy: Các giống Japonica J02 và ĐS3 thể hiện tính vượt trội về tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và đặc biệt chín sớm hơn ĐS1 (Đ/c) 3-8 ngày, cho năng suất cao hơn từ 11,2-14,3 tạ/ha (cao hơn từ 20,8-26,5% so với đối chứng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa japonica và xác định lượng đạm bón và mật độ cấy cho giống lúa j02 tại huyện xín mần, tỉnh hà giang (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)