5 – 10/2016 giao động từ 24,1 – 27,10C thuận lợi cho cây lúa phát triển. Giai đoạn
tháng 1 – 2/2017 nhiệt độ thấp, tuy nhiên thời điểm này cây lúa đang trong giai đoạn mạ, việc chống rét cho mạ không gặp nhiều khó khăn. Nhiệt độ các tháng 3 –
6/2017 giao động từ 20,1 – 26,60C tăng dần đều và thuận lợi cho cây lúa phát triển.
- Lượng mưa: Lượng mưa trong các tháng 5/2016 – 6/2017 giao động từ 87,7 – 437,7 mm/tháng, thấp hơn so với diễn biến hàng năm và thấp hơn so với nhu cầu của cây lúa. Đặc biệt trong điều kiện huyện Xín Mần canh tác chủ yếu nhờ nước trời.
- Tổng giờ nắng và ẩm độ không khí: nhìn chung thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển.
4.2. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 1: SO SÁNH MỘT GIỐNG LÚA JAPONICA
VỤ MÙA 2016
4.2.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống lúa Japonica Japonica
Thời gian sinh trưởng của cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí cơ cấu thời vụ, là điều kiện cần thiết để chúng ta bố trí thâm canh tăng vụ, xây dựng chế độ luân canh cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đồng thời có thể sử dụng giống lúa cho phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của từng tiểu vùng khí hậu.
Kết quả quá trình theo dõi về thời gian sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm tại vụ mùa 2016 được trình bày qua bảng 4.2. Có thể nhận thấy, các giống tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng trong vụ mùa trung ngày, đây là điều kiện rất tốt cho việc bố trí mùa vụ, đặc biệt thích hợp với cơ cấu tăng vụ cho vùng trung du miền núi phía Bắc, đáp ứng được nhu cầu về giống ngắn ngày. Nhằm đánh giá khả năng đẻ nhánh nhanh hay chậm của các giống, chúng tôi theo dõi thời gian từ cấy đến đẻ nhánh. Đây là tính trạng di truyền, phụ thuộc vào từng dòng giống. Giống lúa nào có thời gian bắt đầu đẻ nhánh sớm thường là dòng có khả năng đẻ nhánh tập trung hơn và có thể cho năng suất cao hơn do nhánh có thời gian dài tập trung dinh dưỡng, tích lũy dinh dưỡng tốt để tạo bông to. Thời gian từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh của các dòng giống tương đối khác nhau, từ 32 đến 37 ngày. Các giống có thời gian để nhánh sau cấy sớm hơn so vơi giống đối chứng từ 3-6 ngày là các giống: J01, J02. Do vậy các giống này có
khả năng trỗ sớm hơn Về thời gian sinh trưởng của các giống tại vụ mùa 2016 có thể nhận thấy các giống thử nghiệm đều có thời gian sinh trưởng trung ngày. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là J02, J01 với 130 ngày so giống đối chứng ĐS1 là 8 ngày.
Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng của các giống Japonica vụ mùa 2016 tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
Công thức
Thời gian sinh trưởng từ gieo đến .... (ngày)
Cấy đẻ nhánh Bắt đầu Đẻ nhánh tối đa Trỗ (50%) Thời gian sinh trưởng (ngày)
J02 22 32 64 90 130
J01 22 32 64 90 130
TBJ3 22 37 69 96 136
ĐS1(Đ/C) 22 38 69 97 138
ĐS3 22 35 64 96 135