Các chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng của các giống lúa Japonica

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa japonica và xác định lượng đạm bón và mật độ cấy cho giống lúa j02 tại huyện xín mần, tỉnh hà giang (Trang 50 - 52)

Chiều cao cây là đặc điểm di truyền giống và nó cũng chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật. Trong chọn giống hiện nay đặc biệt quan tâm đến những dòng, giống lúa thấp cây có khả năng thâm canh cao và chống đổ tốt.

Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa Japonica trong vụ Mùa 2016, tại Xín Mần

Giống Chiều cao cây (cm)

2 TSC 4 TSC 6 TSC 8 TSC 10 TSC CCCC J02 21,33 31,3 45,9 80,4 103,5 114,5a J01 22,63 32,06 46,8 77,8 96,2 111,6a TBJ3 24,6 34,03 48,7 79, 100,1 112,5a ĐS1(Đ/C) 25,0 34,43 49,4 82,6 101,1 111,5a ĐS3 27,7 37,13 51,9 78,6 104,2 113,7a LSD0,05 7,79 CV% 3,7

Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng/giống tham gia thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.3. Qua bảng 4.3 cho thấy chiều cao cây của các giống đều tăng chậm ở giai đoạn đầu (2 tuần sau cấy) sau đó chiều cao cây tăng nhanh dần từ 4 tuần sau cấy đến 8 tuần sau cấy và sau đó tốc độ

giảm dần cho đến khi đạt chiều cao cây cuối cùng. Mặt khác, các dòng, giống khác nhau cho chiều cao cây khác nhau ở hai lần theo dõi đầu (2TSC và 4 TSC) ở mức độ tin cậy 99%. Trong đó chiều cao cây của giống ĐS3 luôn đạt cao nhất 27,7cm ở 2 TSC và 37,1cm ở 4 TSC, giống có chiều cao cây thấp nhất là J02 đạt 21,3cm ở 2 TSC và 31,3cm ở 4 TSC ,. Tuy nhiên, ở các lần theo dõi chiều cao cây sau 6 TSC, 8 TSC, 10 TSC và chiều cao cây cuối cùng của giống J02 đạt cao nhất. và động thái tăng trưởng chiều cao của các giống trong 6 TSC, 8 TSC, 10 TSC và chiều cao cây cuối cùng không có sự sai khác về mặt thống kê.

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất lúa. Khả năng đẻ nhánh của lúa phụ thuộc vào phạm vi mắt đẻ tức là số lá trên cây mẹ, tuổi mạ và số long đốt kéo dài. Quá trình đẻ nhánh của lúa kết thúc sớm hay muộn phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống. Ngoài ra khả năng đẻ nhành còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, mật độ cấy, chế độ nước và phân bón…Thường những giống đẻ khỏe, đẻ tập trung thì cho số nhánh hữu hiệu cao, năng suất cao và ngược lại.

Số nhánh hữu hiệu là những nhánh thành bông và có ít nhất 10 hạt chắc/bông. Thông thường chỉ những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có tối thiểu 3 lá/nhánh, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển để trở thành nhánh hữu hiệu. Như vậy cần tác động đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như: Cấy mạ non (2,5-3 lá), bón thúc phân sớm, bón đủ về lượng và cân bằng về thành phần dinh dưỡng, điều tiết nước hợp lý….

Theo dõi động thái đẻ nhánh của các giống trong vụ mùa 2016 tại Xín Mần được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa Japonica trong vụ Mùa năm 2016 tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Dòng/giống Số nhánh/khóm (nhánh/khóm) 2 TSC 4 TSC 6 TSC 8 TSC 10 TSC SNHH J01 1,7 3,4 6,5 9,6a 8,4 5,8b J02 1,9 3,8 8,1 10,2a 8,6 6,7a TBJ3 1,8 3,7 6,9 9,8a 8,2 5,7b ĐS3 1,8 3,9 8,3 9,7a 8,4 5,8b ĐS1(Đ/C) 2,3 3,9 8,9 10,8a 10,2 6,8a LSD0,05 1,63 0,82 CV% 8,6 7,1

Thí nghiệm bố trí cấy 1 dảnh/khóm, bắt đầu từ tuần thứ 2 sau cấy cây bắt đầu đẻ nhánh. Qua các tuần theo dõi thì số nhánh tăng dần từ tuần thứ 2 và đạt cao nhất ở tuần thứ 8 (9,6-10,8 nhánh/khóm), từ tuần thứ 8 trở đi số nhánh giảm nhẹ qua mỗi tuần theo dõi do số nhánh vô hiệu dần bị tiêu biến dần.

Hai tuần đầu sau cấy 100% các dòng giống đã đẻ nhánh, trong đó đối chứng ĐS1 đẻ sớm và đều đạt > 2 nhánh/khóm, các dòng còn lại vẫn còn những khóm chưa đẻ nhánh.

Giai đoạn từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 sau cấy trung bình 1 khóm đẻ thêm 1,7 nhánh và ĐS1 là giống cho số nhánh/khóm cao nhất đạt 3,9 nhánh, thấp nhất là giống J01 (3,4 nhánh). Từ tuần thứ 4 đến tuần 6 tốc độ đẻ nhánh đạt cao nhất và bắt đầu từ tuần thứ 8 trở đi tốc độ đẻ nhánh mang giá trị âm (-). Từ tuần 8 sang tuần 10 tốc độ đẻ nhánh trung bình là -1,4 nhánh và giảm cho đến khi đạt số nhánh hữu hiệu.

Số nhánh hữu hiệu cuối cùng ở các dòng giống dao động từ 5,7-6,8 nhánh/khóm, cao nhất là đối chứng ĐS1và thấp nhất là giống TBJ3. Qua so sánh với chỉ số LSD 0,05 cho thấy, các giống J01, J02, TBJ3 và ĐS3 đều có số nhánh hữu hiệu/khóm thấp hơn chắc chắn giống đối chứng ĐS1 từ 1,0-1,5 nhánh/khóm ở mức độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa japonica và xác định lượng đạm bón và mật độ cấy cho giống lúa j02 tại huyện xín mần, tỉnh hà giang (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)