Sâu và bệnh là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất lúa gạo. Vì vậy việc chọn tạo ra những giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh là một trong những biện pháp đảm bảo năng suất, chất lượng của một giống lúa một cách chắc chắn và toàn diện nhất. Cây lúa có rất nhiều loại sâu
bệnh hại, tuy nhiên mức độ gây hại vào những thời điểm khác nhau của các loài là rất khác nhau. Chúng tôi tiến hành theo dõi, đánh giá một số loài gây hại chính và cho điểm được thể hiện qua bảng
* Sâu đục thân
Sâu đục thân là loại sâu gây hại trên hầu hết các giống lúa và trà lúa khác nhau. Sâu thường gây hại từ thời kỳ đẻ nhánh đến thời kỳ chín, đặc biệt là thời kỳ làm đòng và trỗ bông gây hiện tượng bông bạc làm giảm năng suất lúa. Việc phòng trừ sâu hại này là rất khó khăn, vì thế việc chọn tạo ra những giống lúa có khả năng chống chịu sâu đục thân là rất cần thiết. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy trong 4 giống tham gia thí nghiệm đều bị sâu đục thân gây hại ở mức độ thấp (điểm 1) bao gồm cả đối chứng.
Bảng 4.8. Mức độ gây hại của một số loại sâu bệnh trên các giống Japonica trong vụ mùa 2016 tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
Tên giống
Bệnh hại Sâu hại
Đạo ôn Khô vằn Bạc lá Hoa
cúc Rầy nâu Cuốn lá Đục thân J02 0 0-1 0 0-1 0-1 0-1 0-1 J01 0 0-1 0 0-1 0-1 0-1 0-1 TBJ3 0-1 0-1 0 1-3 0-1 0-1 0-1 ĐS1(Đ/C) 0-1 1-3 0 1-3 0-1 0-1 0-1 ĐS3 0-1 0-1 0 1-3 0-1 0-1 0-1 * Sâu cuốn lá nhỏ
Gây hại chủ yếu vào thời kỳ lúa đứng cái và làm đòng. Mức độ gây hại của cùng một loài sâu bệnh hay khác loài là khác nhau, do giống có tính mẫn cảm với từng loại sâu bệnh khác nhau dẫn đến các giai đoạn sinh trưởng cũng khác nhau ở thời kỳ đẻ nhánh, trỗ và đứng cái. Do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, nhiệt độ, thời tiết dẫn đến thát triển lứa sâu hay trứng nở cũng khác nhau nên mức độ gây hại khác nhau. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy tất cả các giống tham gia thí nghiệm ở cả hai giai đoạn đẻ nhánh và trỗ bông hầu như không bị sâu cuốn lá gây hại, tất cả các giống bị nhiễm nhẹ ở giai đoạn đẻ nhánh đánh giá ở thang điểm 1.
* Bệnh khô vằn
bẹ lá sau đó lan lên thân và các lá phía trên làm vỡ tế bào gây khô bẹ lá làm tắc mạch. Do dó làm ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển chất hữu cơ và khoáng trong cây, làm giảm năng suất và phẩm chất hạt. Bệnh thường xuất hiện vào thời kỳ lúa đẻ nhánh.
Bảng 4.8 cho thấy mức độ gây hại trên các giống là tương đối khác nhau được đánh giá theo thang tiêu chuẩn (IRRI,1996). Có 4 giống bị nhiễm nhẹ (điểm 1) ở giai đoạn đẻ nhánh, giai đoạn trỗ, giống đối chứng bi nhiễm (điểm 1-3).
* Bệnh đạo ôn.
Bệnh đạo ôn (Pyriculria Oryzae) do nấm gây nên, nó được coi là một trong những bệnh phổ biến và gây hại có ý nghĩa kinh tế lớn nhất ở các nước trồng lúa trên thế giới. Bệnh có thể phát sinh từ thời kỳ mạ đến lúa chín và có thể gây hại ở bẹ lá, lá, lóng thân, gié và hạt làm giảm mạnh năng suất và phẩm chất cây trồng. Đặc biệt nếu vết bệnh trên cổ bông xuất hiện sớm thì bông lúa bị lép, bạc lá; nếu xuất hiện muộn khi hạt đã vào chắc thì gây hiện tượng gẫy cổ bông.
Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy, bệnh chỉ gây hại nhẹ ở 3 giống đánh giá ở thang điểm 1, các giống còn lại không nhiễm bệnh. Đặc biệt là không có giống nào bị nhiễm đạo ôn cổ bông.
* Bệnh bạc lá
Bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas Oyzae gây nên, bệnh có ảnh
hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa, làm tăng cường độ hô hấp, giảm cường độ quang hợp, cây mềm yếu, kéo dài thời gian trỗ, tỷ lệ lép cao, gạo nát cao (Tạ Minh Sơn, 1987). Vì vậy việc nghiên cứu chọn tạo ra những giống lúa có khả năng kháng bệnh bạc lá luôn là nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho các nhà chọn giống.
Qua bảng 4.8 ta thấy, các giống hầu như không bị nhiễm bệnh kể cả đối chứng.