Bảng 4.5. Chỉ số diện tích lá của các giống lúa Japonica qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển, trong vụ Mùa 2016 tại Xín Mần, Hà Giang
Đơn vị: m2lá/m2đất Giống Đẻ nhánh rộ Trỗ Chín sáp J01 3,22b 5,54a 5,01a J02 3,42a 5,75a 5,39a TBJ3 2,80c 5,02b 4,66b ĐS3 3,40a 5,51a 5,16a ĐS1(Đ/C) 3,17b 5,30b 4,93ab LSD0,05 0,331 0,355 0,378 CV% 5,5 3,5 4,0
Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu sinh lý để đánh giá khả năng phát triển bộ lá trong quần thể ruộng lúa. Lá lúa là bộ phận quan trọng để tổ hợp nên các chất hữu cơ giúp quá trình sinh trưởng phát triển của thân cây lúa và tạo ra năng suất hạt. Do đó việc tăng hay giảm diện tích lá có tác động trực tiếp đến sự tích lũy chất khô và năng suất sau này.
Kết quả tại bảng 4.5 cho thấy chỉ số diện tích lá của các giống khác nhau là khác nhau qua từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển.
Thời kỳ đẻ nhánh chỉ số diện tích lá đạt thấp nhất trong 3 thời kỳ theo
dõi, diến động từ 3,1 m2 lá/m2 đất ở giống ĐS1 đến cao nhất 3,42 m2 lá/m2 đất
ở giống J02.
Thời kỳ trỗ bông chỉ số diện tích lá đạt ở mức cao nhất trong suốt quá
trình sinh trưởng với chỉ số LAI dao động từ 5,02-5,75 m2 lá/m2 đất, trong đó cao
nhất là giống J02 và thấp nhất là TBJ3. Tuy nhiên, ở thời kỳ này chỉ tìm thấy duy nhất giống J02 cho kết quả sai khác với giống đối chứng, các giống khác không tìm thấy sự sai khác.
Thời kỳ chín sáp chỉ số LAI tiếp tục thay đổi và có xu hướng giảm nhẹ,
biến động từ 4,66-5,39 m2 lá/m2 đất. Ở thời kỳ này các dòng giống thể hiện sự sai
khác khá rõ rệt, với giống J02 và ĐS3 cho chỉ số LAI đạt cao nhất (5,16 và 5,39
m2 lá/m2 đất) và không sai khác nhau.
Chất khô là chất hữu cơ được tạo ra từ quá trình hút dinh dưỡng và quang hợp của cây trồng, trong đó 80-90% được tạo ra do quá trình quang hợp. Khả năng tích lũy chất khô của cây lúa và sự vận chuyển các chất hữu cơ từ cơ quan sinh trưởng về cơ quan sinh sản là cơ sở cho việc tạo ra năng suất hạt sau này. Khả năng tích lũy chất khô càng cao thì tiềm năng cho năng suất càng lớn. Chất khô mà cây tích lũy được trước trỗ và quang hợp sau trỗ là hai yếu tố quyết định năng suất cuối cùng. Đánh giá tiềm năng cho năng suất của các dòng giống tham gia thí nghiệm chúng ta cùng tìm hiểu khả năng tích lũy chất khô của các dòng giống ở 3 thời điểm: Đẻ nhánh rộ, trỗ và chín sáp (bảng 4.6).
Qua bảng số liệu ta thấy lượng chất khô tích lũy thay đổi qua từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa và tập trung cao nhất vào giai đoạn chín sáp.
Giai đoạn đẻ nhánh rộ lượng chất khô tích lũy biến động ở các
của các giống rất khác nhau có sự biến động lớn đến lượng chất khô tích lũy. Khi so sánh về mặt thống kê chỉ duy nhất dòng TBJ3 cho lượng chất khô thấp
hơn giống đối chứng ĐS1 là 26,8 g/m2 đất chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%,
các dòng J01, J02 và ĐS3 cho lượng chất khô tương đương với giống đối
chứng (209,9-220,4 g/m2 đất).
Giai đoạn trỗ bông và chín sáp lượng chất khô giữa các dòng, giống không
có sự sai khác về mặt thống kê, dao động từ 592,2-640,9 g/m2 đất ở giai đoạn trỗ
bông và từ 1122,1-1318,2 g/m2 đất.
Bảng 4.6. Khối lượng chất khô tích lũy của các giống lúa trong vụ Mùa 2016 tại Xín Mần, tỉnh Hà Giang
Giống Khối lượng chất khô (g/m
2đất) Đẻ nhánh rộ Trỗ Chín sáp J01 209,9a 632,5a 1206,6a J02 220,4a 640,9a 1231,8a TBJ3 185,5b 592,2a 1153,1a ĐS3 190,2b 634,1a 1318,2a ĐS1(Đ/C) 212,3a 593,7a 1123,3b LSD0,05 18,52 73,52 188,52 CV% 5,6 6,2 8,3
Ghi chú: các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa.
Bảng 4.7. Tốc độ tích lũy chất khô của các giống lúa Japonica trong vụ Mùa 2016 tại Xín Mần, tỉnh Hà Giang
Đơn vị tính: g/m2 đất/ngày đêm
Giống Giai đoạn
Đẻ nhánh rộ - Trỗ Trỗ - Chín sáp J01 15,3 21,4 J02 16,7 26,5 TBJ3 16,1 21,7 ĐS3 15,9 27,1 ĐS1(Đ/C) 14,2 19,8
Tốc độ tích lũy chất khô liên quan chặt chẽ với năng suất của cây, tốc độ tích lũy chất khô càng lớn thì tiềm năng năng suất càng cao. Theo dõi tốc độ tích lũy chất khô của các dòng giống trong vụ Mùa 2016 kết quả thể hiện qua bảng 4.7.
Qua bảng 4.7 cho thấy, tốc độ tích lũy chất khô tăng từ giai đoạn đẻ nhánh rộ - trỗ và đạt cao nhất ở giai đoạn trỗ-chín sáp. Tốc độ tích lũy chất khô
từ thời kỳ đẻ nhánh rộ đến trước trỗ 10 ngày đạt cao nhất 16,7(g/m2đất/ngày
đêm) ở giống J02, thấp nhất là giống đối chứng ĐS1 đạt 14,2 (g/m2đất/ngày
đêm). Từ thời kỳ trước trỗ 10 ngày đến chín sáp tốc độ tích lũy chất khô đạt cao
nhất là 27,1 (g/m2đất/ngày đêm) ở giống ĐS3, thấp nhất là 19,8 (g/m2đất/ngày
đêm) ở giống ĐS1.
Tốc độ tích lũy chất khô ở từng giai đoạn của từng giống là rất khác nhau và đều cao hơn giống đối chứng ĐS1. Nếu ở giai đoạn từ đẻ nhánh rộ - trỗ tốc độ tích lũy chất khô của các dòng J02, TBJ3, J01, ĐS3 cao hơn so với đối chứng.