bệnh của giống lúa Japonica J02
Sâu bệnh là một trong các nguyên nhân hàng đầu làm giảm năng suất và phẩm chất lúa gạo. Tính chống chịu sâu bệnh của giống là do đặc tính sinh lý, sinh hóa và hình thái cấu trúc của cây quy định. Trong thời gian sinh trưởng của cây lúa rất dễ nhiễm các loại sâu bệnh hại với các mức độ khác nhau. Mức độ gây hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, mật độ cấy, chế độ phân bón không hợp lý…
Qua theo dõi, đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sâu bệnh hại được thể hiện qua Bảng 4.20:
Sâu đục thân: gây hại từ lúc đẻ nhánh đến chín sữa. Sau khi xâm nhập vào chồi lúa, sâu đục thân ăn mặt trong của thân làm ngăn cản khả năng dẫn nước và dinh dưỡng của cây lúa. Khi cây lúa bị hại ở giai đoạn non những lá ở giữa chồi bị hại trở thành mầu nâu. Thiệt hại xảy ra ở giai đoạn sau trỗ làm gié có mày trắng và hạt lép còn gọi là bông bạc. Trong vụ xuân năm 2017 sâu đục thân xuất hiện ở tất cả các công thức ở mức độ khác nhau, nhưng hầu hết mức gây hại chưa đáng kể, nặng nhất là ở các công thức có mức phân N3M3, N4M2 và N4M2 (điểm 3).
Bệnh khô vằn: khi cây lúa bị bệnh khô vằn, diện tích quang hợp của lá lúa giảm ảnh hưởng đến khả năng tích lũy chất khô. Kết quả thí nghiệm cho thấy: các
công thức thí nghiệm đều bị nhiễm khô vằn ở mức độ không nhiễm đến nhiễm nhẹ không ảnh hưởng đến năng suất.
Bệnh đạo ôn xuất hiện vào giai đoạn đẻ nhánh rộ, tuy nhiên mức độ nhiễm nhẹ, từ điểm 0-3 trong đó các công thức có lượng phân bón và mật độ cấy cao bị nhiễm nặng hơn (công thức N3M3, N2M3, N4M3 và N4M2 bị nhiễm ở điểm 1-3).
Bảng 4.20. Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại trên giống lúa J02 trong vụ Xuân 2017 tại Xín Mần
Công thức Sâu hại (điểm) Bệnh hại (điểm) Đục thân Cuốn lá Rầy Khô vằn Đạo ôn Bạc lá
N1 M1 1 1 1 0 1 1 M2 1 3 1 0 1 1 M3 1 3 3 1 1 1 N2 M1 1 1 1 0 1 1 M2 1 3 1 0 1 1 M3 1 3 1 1 3 1 N3 M1 1 3 3 0 1 1 M2 1 1 1 0 1 1 M3 3 3 3 1 3 1 N4 M1 1 1 3 1 1 1 M2 3 3 1 1 3 1 M3 3 3 3 1 3 1