Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 47)

3.1.3.1. Đất đai,, dân số

Diện tích tự nhiên của Thị xã Phú Thọlà khoảng 64,6km², tỷ lệ tăng dân số

tự nhiên bình quân 1%/năm (mục tiêu dưới 1%/năm), mật độ dân số là khoảng 1.201

Bảng 3.1. Thống kê diện tích đất thị xã Phú Thọ

Mục đích sử dụng đất Tổng Nội thị Ngoại thị

Tổng diện tích tự nhiên 6.460,07 649,61 5.810,46 1 Đất phi nông nghiệp 1.502,13 267,64 1.234,49

a Đất ở 388,89 92,45 296,44

- Đất ở tại nông thôn 296,44 - 296,44

- Đất ở tại đô thị 92,45 92,45 -

b Đất chuyên dùng 1.113,24 175,19 938,05 - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 35,32 7,80 27,52 - Đất quốc phòng 183,55 26,50 157,05

- Đất an ninh 65,50 0,63 64,87

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 62,99 10,52 52,47 - Đất có mục đích công cộng 765,88 129,74 636,14 2 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 11,20 0,48 10,72 3 Đất nghĩa trang, nghĩađịa 38,81 7,27 31,54 4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 425,58 96,47 329,11 5 Đất nông nghiệp 4.263,29 261,28 4.002,01 - Đất sản xuất nông nghiệp 3.425,06 242,66 3.182,40 Đất trồng cây hàng năm 2.191,19 171,01 2.020,18 Đất trồng cây lâu năm 1.233,87 71,65 1.162,22 - Đất nuôi trồng thuỷ sản 132,37 18,62 113,75 - Đất lâm nghiệp (Rừng sản xuất) 705,86 - 705,86 6 Đất chưa sử dụng 219,06 16,47 202,59

3.1.3.2. Lao động

Tổng số lao động khoảng 36.437 lao động, chiếm 50,6% tổng dân số. Trong đó lao động khu vực nông nghiệp (khoảng 16.922 lao động), chiếm 46,4%

tổng số lao động, lao động khu vực Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ chiếm

khoảng 53,6% tổng số lao động (19.515 người).

3.1.3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của thị xã đã có bước phát triển,

tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt trên 10%/năm,

các lĩnh vực xã hội được quan tâm; kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị được chú trọng đầu tư, diện mạo đô thị có nhiều đổi mới. Năm 2010, thị xã Phú Thọ được công nhận là đô thị loại III và hiện là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học

công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế... phía Tây - Tây Bắc của tỉnh; là một trong

những vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, là đô thị trung gian kết nối khu vực miền núi phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội.

Thực hiện phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 – 2017, Thị xã Phú

Thọ đã có những bước phát triển mới thông qua các chỉ số kinh tế, văn hóa, xã

hội và những lĩnh vực khác. Về mặt kinh tế, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch

theo hướng tích cực, năm 2015 lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 40,1%,

lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản đạt 16,7%, lĩnh vực dịch vụ đạt 43,1%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công

nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và

thủy sản. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, đã bắt đầu hình thành các

vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa. Giá trị sản

xuất nông nghiệp năm 2015 ước đạt 528 tỷ đồng. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành ngành chăn nuôi và dịch vụ nông

nghiệp tăng từ 57 % lên 69%. Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt từ 43% năm 2011

xuống còn 31%. Sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 9,1%/năm.

Năm 2015 giá trị sản xuất khu vực kinh tế quốc doanh đạt 6 tỷ đồng, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 1.320 tỷ đồng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 346 tỷ đồng. Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu tăng cao so với giai đoạn

2005-2010 như: Chế biến chè tăng 839,4%; may công nghiệp tăng 100%; cao lanh tăng 100%; chế biến lương thực thực phẩm tăng 71%. Các ngành dịch vụ có bước phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trường và có sự tham gia của nhiều

thành phần kinh tế.Lĩnh vực ngân hàng, thương mại, bảo hiểm, y tế, văn hóa thể thao, bưu chính, viễn thông...phát triển khá nhanh, chất lượng dịch vụ từng bước được nâng lên đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trên địa

bàn thị xã và các vùng lân cận. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015

ước đạt 4.742 tỷ đồng, trong đó: Đầu tư qua ngân sách thị xã là 517 tỷ đồng. Cơ

cấu nguồn vốn: Đầu tư qua ngân sách địa phương chiếm 10,9%; vốn đầu tư qua

các Bộ, ngành, doanh nghiệp, khu dân cư chiếm 89,1%. Tổng thu ngân sách trên

địa bàn thị xã 5 năm 2011-2015 ước đạt 1.675 tỷ đồng, bình quân giai đoạn tăng

3,9%/năm. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 2015 ước đạt 373 tỷ đồng, tăng

119 tỷ đồngso với 2010 (254 tỷ đồng); Chi ngân sách đã bám sát dự toán, đúng

chế độ chính sách nhà nước, đảm bảo tính công khai, minh bạch và đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước; nghiêm túc thực hiện trích tiết kiệm 10% chi thường xuyên; hạn chế tối đa việc mua sắm tài sản phát sinh ngoài dự toán nhưng vẫn đảm bảo được hoạt động chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển. Tổng

chi ngân sách nhà nước địa phương trên địa bàn 5 năm 2011-2015 ước đạt 1.582

tỷ đồng. Thị trường tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng vận hành theo đúng chỉ đạo điều hành của Chính phủ và NHNN Việt Nam, đáp ứng cơ bản nhu cầu

phát triển kinh tế - xã hội; lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm 1,5-2%/năm tạo

điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất.

Về lĩnh vực văn hóa – xã hội: Hệ thống giáo dục được nâng cấp cả về cơ

sở hạ tầng, cở vật chất, thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa. Chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng học

sinh giỏi, học sinh năng khiếu được nâng lên. Nhiềutrường Trung học cơ sở, tiểu

học và mầm non đạt đơn vị điển hình tiên tiến được các cấp khen thưởng. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo dục được tăng cường về cả số lượng và chất lượng, cơ

bản đảm bảo tỷ lệ theo quy định ở các bậc học. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân

viên 894 người; tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn đạo tạo đạt trên 80%. Công tác giáo

dục chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô đào tạo hợp lý theo hướng đa ngành, đa cấp, bước đầu bám sát nhu cầu xã hội. Mạng lưới, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ y tế tiếp tục được củng cố, tăng cường, thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý cho cán bộ. Công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em

được quan tâm, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở mức 9,5%. Chương

được tiêm chủng đầy đủ đạt 100%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tới

năm 2015 đạt 73%. Hệ thống y tế thị xã tiếp tục được củngcố và phát triển, trong

đó hệ thống y tế công lập giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ y tế; Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đơn vị y tế được tăng cường

theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao. Công tác y tế dự phòng, quản lý nhà

nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn được triển khai có hiệu quả. Các

bệnh dịch nguy hiểm được giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời, không có dịch lớn xảy ra, không có tử vong do dịch bệnh. Công tác dân số KHHGĐ và

chăm sóc sức khỏe sinh sản được quan tâm, tuyên truyền rộng rãi. Công tác phát

triển văn hóa được quan tâm chỉ đạo, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương,

tạo chuyển biến tích cực trong đời sống văn hóa toàn thị xã. Phong trào thể dục thể thao quần chúng trong các tầng lớp nhân dân, trong cán bộ, công nhân viên chức lao động và lực lượng vũ trang tiếp tục được duy trì và phát triển. Hoạt động thể dục thể thao của thị xã trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực. Hoạt động phát thanh, truyền hình có bước phát triển, thể hiện ngày càng rõ vai trò là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, góp phần định hướng dự luận xã hội, làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội,

thực sự giữ vai trò làcầu nối giữa Đảng, Chính quyền và nhân dân.

Trong quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm

2030 tại Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ,

thị xã Phú Thọ được xác định để quy hoạch phát triển trở thành thành phố trực

thuộc tỉnh Phú Thọ. Để thực hiện chủ trương nâng cấp lên đô thị loại II theo tinh

thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ngày 13/12/2013 HĐND

tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND thông qua Đề án nâng cấp

thị xã Phú Thọ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2016. Thực hiện

Nghị quyết của HĐND tỉnh, trong những năm qua, mặc dù mục tiêu trở thành

thành phố trực thuộc tỉnh chưa đạt được, nhưng cùng với sự ưu tiên đầu tư của tỉnh, sự phấn đấu, phát huy nội lực của thị xã, hạ tầng kỹ thuật đô thị của thị xã đã được cải thiện, nâng cao, không gian đô thị được mở rộng. Nhiều tuyến đường giao thông được đầu tư mới, hệ thống điện chiếu sáng, cấp nước sinh hoạt, xử lý nước thải, cây xanh, vỉa hè được cải tạo, xây dựng đồng bộ. Hệ thống đường giao thông nội thị và đối ngoại, tỷ lệ đường được chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, cây xanh công cộng... đến nay đã đạt và vượt tiêu chuẩn đối với đô thị loại III. Đặc biệt, Khu công nghiệp Phú Hà thuộc địa bàn thị xã được quy hoạch, đầu tư

và đi vào hoạt động với chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của Trung ương, của tỉnh và thị xã đã tạo điều kiện để nhiều doanh nghiệp, nhiều thành phần kinh tế mở rộng, thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Hiện nay, thị

xã có 16 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh

hiệu quả, thu hút nhiều lao động và góp phần đáng kể vào việc nâng cao thu nhập cho nhân dân địa phương. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở xã hội của thị xã tương đối toàn diện, bao gồm 1 trường đại học, 4 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp,

1 trường nghề, 3 bệnh viện cấp tỉnh; các cơ quan nghiên cứu, xí nghiệp quốc

phòng, kho tàng quốc gia tập trung ở quanh khu vực; các tuyến giao thông trọng điểm quốc gia và giao thông đối ngoại kết nối thị xã với các đô thị, các huyện trong khu vực hoàn thành, đi vào sử dụng, sẽ tạo điều kiện cho thị xã phát triển

mạnh các mặt kinh tế - xã hội và các loại hình thương mại, dịch vụ.

Đối chiếu với các quy định tại Nghị định 62/2011/NĐ-CP của Chính phủ,

trong 10 tiêu chuẩn để thành lập thành phố, thị xã Phú Thọ đã đạt 9 tiêu chuẩn, đó

là: Chức năng đô thị; là đô thị loại III; quy mô dân số; mật độ dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch

vụ; hệ thống các công trình đô thị; quy hoạch; thời gian xây dựng đồng bộ. Riêng

tiêu chuẩn tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính trực thuộc, thị xã Phú Thọ đạt 5 phường/10 đơn vị hành chính. Tuy nhiên, sau khi thành lập phường Thanh Minh và phường Văn Lung thì tiêu chuẩn này đạt tỷ lệ theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)