Cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 97)

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi đầu tư

theo hướng giảm bớt các thủ tục, hồsơ tài liệu không cần thiết, rút ngắn thời gian

kiểm soát thanh toán, công khai quy trình kiểm soát chi đầu tư, thực hiện giao dịch trong công tác thanh toán vốn đầu tư với mục tiêu đảm bảo thanh toán vốn đầu tư kịp thời, đúng chế độ và hạn chế tối đa những thất thoát, tiêu cực trong đầu tư xây dựng.

Xuất phát từ tình hình thực tế, nhằm nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền địa phương, các Ngành có liên quan cũng như các đơn vị Chủ đầu tư trong công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư từ NSNN có hiệu

quả, phù hợp với cơ chế quản lý ĐT XDCB hiện nay. Cần từng bước thực hiện

cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tục không cần thiết trong công tác kiểm soát chi đầu tư. Kiến nghị, đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi bổ sung nội

dung các quy định, chế độ cho phù hợp với tình hình thực tế để công tác quản lý vốn đầu tư ngày càng đơn giản về thủ tục nhưng phải chặt chẽ về pháp lý, hạn

Từng bước hiện đại hoá công nghệ, quy trình nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ

thông tin vào quản lý điều hành, chi ĐT XDCB.

Cải cách hành chính trước hết là phải thay đổi nhận thức, kinh nghiệm thực tế cho thấy để thực hiện cải cách hành chính có hiệu quả, trước hết người đứng đầu đơn vị phải có nhận thức đầy đủ và kiên quyết thực hiện cải cách hành chính trong đơn vị mình. Đồng thời, phải làm thay đổi được thói quen làm việc theo nếp cũ và tâm lý ngại đổi mới của một bộ phận cán bộ công chức. Nhưng trên thực tế, một số thành viên Ban chỉ đạo cải cách là thủ trưởng các đơn vị thuộc

KBNN chưa thực sự làm tròn nhiệm vụ trong việc rà soát, kiến nghị, đôn đốc, chỉ đạo các nội dung của cải cách hành chính đối với lĩnh vực mình phụ trách. Sức ỳ,

tính bảo thủ, thiếu năng động và ngại đổi mới cònkhá nặng nề từ trong cách nghĩ

đến việc làm của một bộ phận cán bộ, công chức. Ngoài ra, việc triển khai công tác này có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, chưa được quan tâm thích đáng

mà nguyên nhân cũng chính là do một số Ban chỉ đạo ở các đơn vị nàychưa thấy

hết được mục đích, ý nghĩa của công tác cải cách hành chính, thêm vào đó, việc phổ biến, quán triệt và triển khai cũng chưa được tốt nên nhiều cán bộ, công chức còn đứng ngoài cuộc, không tích cực tham gia thực hiện đề án và kế hoạch cải

cách hành chính ban hành. Một tồn tại nữa cũng làm cho việc cải cách bị chậm lại, đó là sự lúng túng trong việc tiếp nhận nhiệm vụ được phân cấp ở một số đơn vị mà nguyên nhân sâu xa là do năng lực hạn chế và ý thức chấp hành kỷ luật của một bộ phận cán bộ, công chức chưa thật tốt.

PHẦN 5. KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ

5.1.KẾT LUẬN

Chi NSNN cho đầu tư XDCB có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa

để tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất xã hội, vừa là công cụ để điều chỉnh nền kinh tế. Do nhu cầu vốn cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước ngày càng lớn, trong khi nguồn vốn của ngân sách có giới hạn, nên quản lý và sử

dụng vốn đầu tư XDCB tiết kiệm, hiệu quả có ý nghĩa rất lớn. Vì vậy, kiểm soát

chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ phải luôn được chú trọng để đảm

bảo vốn được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, đồng thời phải giải ngân

nhanh để phát huy hiệu quả của đồng vốn.

Tăng cường kiểm soát chi đầu tư XDCB đã và đang là một trong nhưng

vấn đề quan trọng trong quá trình cải cách hệ thống tài chính tiền tệ của nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận văn đã làm sáng tỏ các nội dung cơ bản như sau:

Thứ nhất, đã hệ thống hóa tổng quan về những nội dung cơ bản của hoạt

động kiểm soát chi đầu tư XDCB cũng như vai trò kiểm soát chi đầu tư XDCB

trong hệ thống tài chính của nước ta.

Thứ hai, luận văn đã đưa ra các phân tích sát thực về thực trạng kiểm soát

chi đầu tư XDCB trong giai đoạn 2015 - 2017 trên địa thị xã Phú Thọ và có

những đánh giá về những mặt tích cực và hạn chế. Từ nghiên cứu cho thấy các

yếu tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ chính là: Hệ thông văn bản pháp luật; Năng lực quản lý của lãnh đạo; Sự phối hợp tham gia quản lý giữa các bên; Năng lực nguồn ngân sách; Ứng dụng

công nghệ thông tinvào quản lý.

Thứ ba, dựa trên những phân tích, luận văn đã đưa ra một số giải pháp

nhằm tăng cường kiểm soát chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ.

Một số giải pháp tăng cường kiểm sỏa chi đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Phú Thọ như sau:

(1) Bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý của địa phương về quản

lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN. Trong đó chú trọng quy định xác định rõ nguồn vốn trước khi phê duyệt dự án; thực hiện lập kế hoạch vốn đầu tư trung hạn; tăng cường hình thức thuê tư vấn quản lý dự án.

(2) Khắc phục tồn tại hạn chế trong các khâu của nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN về lập kế hoạch vốn đầu tư, quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư, kiểm tra giám sát và đánh giá dự án.

(3) Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của

cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

(4) Một số giải pháp bổ sung khác về công khai minh bạch trong quản

lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước.

Mặc dù luận văn đã nghiên cứu và đưa ra các giải pháp đề xuất nhằm góp

phần tăng cườngkiểm soát chi đầu tư XDCB, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu

tư, hạn chế thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB. Song lĩnh vực chi đầu tư

XDCB là một lĩnh vực phức tạp có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Cùng

với sự hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu cũng như nhận thức của tác giả, nên luận văn khó tránh khỏi những hạn chế. Với tinh thần cầu thị, rất mong được sự chỉ dẫn và tham gia ý kiến của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, chuyên gia

kinh tế và đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Kiếnnghị vớiChính phủ

Việc bảo lãnh, thanh toán và thu hồi tạm ứng còn nhiều vấn đề bất cập

Đối với công tác bảo lãnh tạm ứng: Thực hiện Nghị định số 37/2015/NĐ-

CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng của Chính phủ và Thông tư số

08/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ tài chính việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng quy định bắt buộc có bảo lãnh tạm ứng với mức tạm ứng theo hợp đồng có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên. Trong thực tế số lượng các dự án nhóm C do xã, phường, UBND thị xã làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư nhỏ, giá trị hợp xây dựng không lớn nhưng số lượng dự án thuộc nhóm này tương đối lớn, khi thực hiện tạm ứng vốn cho nhà thầu thi công có giá trị dưới 1 tỷ mà trong hợp đồng không quy định yêu cầu có bảo lãnh tạm ứng. Do nhiều yếu tố khác nhau như năng lực nhà thầu thi công, năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư dẫn đến trường hợp dư tạm ứng kéo dài, tiến độ thực hiện khối lượng hoàn thành chậm tiến độ

gây thất thoát lãng phí trong hoạt động XDCB mà lại không có bảo đảm của bảo

lãnh tạm ứng nên có nhiều khó khăn trong việc đôn đốc thu hồi vốn đã tạm ứng. Mặt khác, nhiều nhà đầu tư và nhà thầu lợi dụng quy định về “sự thỏa thuận ở mức thu hồi tạm ứng từng lần khi thanh toán“ làm cho quá trình thu tạm

ứng của KBNN gặp không ít khó khăn trở ngại...cụ thể là có không ít chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận tạm ứng với số tiền lớn, nhưng thu hồi tạm ứng với số tiền nhỏ, miễn là có thu hồi, không tích cực thu hồi tạm ứng hoặc thể hiện khối lượng dưới 80% giá trị hợp đồng để khỏi thu hồi hết tạm ứng...Ngoài ra, quy định vốn tạm ứng quá 6 tháng mà không sử dụng hoặc nhà thầu sử dụng sai mục đích thì sẽ bị thu hồi song chưa có chế tài đủ mạnh nên công tác thu hồi tạm ứng rất chậm, thậm chí nhiều dự án tạm ứng vốn kéo dài qua nhiều năm nhưng không có khối lượng để nghiệm thu thanh toán. Mặt khác, chưa quy định cụ thể điều kiện tạm

ứng vốn đầu tư XDCB phải có mặt bằng sạch, do đó nhiều dự án đã được tạm ứng

vốn nhưng không thể thi công vì còn vướng mắc khâu giải phóng mặt bằng.

Đối với công tác đền bù GPMB: các cấp có thẩm quyền đều ưu tiên bố trí vốn cho công tác đền bù GPMB và Kho bạc đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong việc chi trả cho các đối tượng được hưởng. Tuy nhiên có nhiều trường hợp các đối tượng lại không nhận tiền đền bù, có thể do nhiều nguyên nhân như do giá cả và chính sách đền bù chưa phù hợp, do nhận thức của một số bộ phận nhân dân còn hạn chế… kéo theo nhiều khoản tạm ứng dây dưa kéo dài, thậm chí nhiều năm liền chưa thanh toán được, số dư tạm ứng ứng lớn làm cho dự án công trình không quyết toán được.

5.2.2. Kiến nghị với Bộ tài chính

Mẫu biểu chứng từ thanh toán còn chưa đồng nhất. Hiện nay, đối với các

dự án do xã, phường làm chủ đầu tư sử dụng nhiều nguồn khác nhau như vừa

ngân sách xã, ngân sách thị xã...Trong khi văn bản chế độ quy định mẫu biểu, hồ

sơ áp dụng riêng cho từng loại nguồn vốn, cụ thể đối với ngân sách xã áp dụng

hồ sơ, chứng từ theo thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày tháng năm 2012. đối

với ngân sách thị xã áp dụng mẫu biểu theo thong tư 08/2016/TT-BTC ngày 28

tháng 12 năm 2016 của Bộ tài chínhdẫn đến Chủ đầu tư phải sử dụng nhiều mẫu

chứng từ khác nhau khi đề nghị tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư, do đó, dễ bị nhầm lẫn khi sử dụng hoặc sử dụng mẫu biểu không đúng quy định với từng nội

dung phát sinh.

5.2.3. Kiếnnghị với KBNN

Hạn chế trong việc thực hiện quản lý, kiểm soát cam kết chi. Quản lý,

kiểm soát cam kết chi hiện thực hiện theo thông tư 113/TT-BTC và thông tư số

toán để thanh toán cho các hợp đồng đã ký kết, trong điều kiện nguồn thu, khả năng cân đối ngân sách theo dự toán hàng năm còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng điều chỉnh giảm, giảm nhiệm vụ chi, thường xuyên xảy ra; làm tăng khối lượng công việc của cán bộ KSC. Mỗi dự án đầu tư được cấp một mã riêng, một dự án có thể gồm nhiều hạng mục như: đền bù GPMB, xây lắp, thiết bị... mỗi hạng mục có nhiều hợp đồng. Hiện nay, khi giao kế hoạch vốn đầu tư phân bổ theo dự án, chưa có hướng dẫn chủ đầu tư phân khai chi tiết theo từng hạng mục hay hợp đồng của dự án đó, mặt khác do TABMIS chỉ ghi nhận cam kết chi đối với số kinh phí bố trí cho hợp đồng đó trong một năm ngân sách. Vì vậy, chủ đầu tư khó có thể xác định chính xác số kinh phí bố trí cho hợp đồng trong một năm ngân sách đó, điều này sẽ dẫn đến trường hợp điều chỉnh tăng, giảm số vốn trong các hợp đồng đã thực hiện cam kết chi. Đặc biệt về cuối năm, cơ quan tài chính điều chỉnh tăng, giảm kế hoạch năm. Chủ đầu tư phải điều chỉnh tăng, giảm cam kết theo kế hoạch được giao. Việc này làm ảnh hưởng không nhỏ đến

công tác giải ngân vốn đầu tư XDCB. Bên cạnh đó, việc khai báo, điều chỉnh

thông tin nhà cung cấp khó có thể thực hiện ngay trong ngày (do Đội xử lý thông

tin trung tâm Cục công nghệ thông tin KBNN và Phòng kiểm soát chi KBNN

tỉnh) dễ dẫn đến tình trạng Kho bạc KSC không đảm bảo thời gian theo đúng quy định (đối với trường hợp cấp tạm ứng, thời gian quy định kiểm soát không quá

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2010). Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

2. Bộ Tài chính (2003). Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện. NXB Tài

chính, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2014). Các Thông tư hướng dẫn về quản lý, thanh toán, quyết toán

vốn Đầu tư XDCB và CTMT giai đoạn 2005 - 2014, Website Chính phủ.

1. Bộ Tài chính (2014). Các Thông tư hướng dẫn về quản lý chi phí, hợp đồng trong hoạt động xây dựng giai đoạn 2005- 2014, Website Chính Phủ.

4. Bộ Tài chính (2016). Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/03/2016 của Bộ Tài chính Quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.

5. Bộ Tài chính (2016). Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

2. Bộ Tài chính (2016). Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02

tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sáchnhà nước qua Kho bạc Nhà nước

6. Bộ Tài chính (2016). Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày

18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

7. Bùi Hữu Đức (2013). Khoa học quản lý.Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

8. Chính phủ (2011). Nghị định quy đinh về hợp đồng trong đầu tư xây dựng, Website Chính phủ:www.chinhphu.vn (Nghị định số 48/2011/NĐ-CP).

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB CTQG, Hà Nội.

4. Hà Thị Ngọc (2013). Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN Hà Nội.

Học viện Tài chính, tr. 130.

9. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Quản lý kinh tế (2007). Giáo

10. Học viện Tài chính (2008). Giáo trình quản lý tài chính công. NXB Tài chính,

Hà Nội.

11. Kho bạc Nhà nước thị xã Phú Thọ (2015; 2016; 2017). Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách 2015 - 2017.

12. Kho bạc Nhà nước thị xã Phú Thọ (2015; 2016; 2017). Báo cáo quyết toán vốn đầu tư 2015 - 2017.

13. Kho bạc Nhà nước thị xã Phú Thọ (2015; 2016; 2017). Báo cáo tình hình thanh

toán vốn đầu tư 2015 - 2017.

14. Kiểm toán Nhà nước khu vực I, số 245/KVI-TH ngày 14/07/2011, Về việc kiến nghị tăng thu, giảm chi NSNN qua kiểm toán tại tỉnh Bắc Giang.

15. Nguyễn Nguyên (2010). Tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN Hà Tĩnh, Học viện Tài chính, tr. 115.

16. Nguyễn Mạnh Tuấn (2012). Tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)