Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số tổ hợp ngô nếp lai mới chọn tạo tại huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 37)

3.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện tại xã Sơn Vy,huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

3.1.3. Thời gian nghiên cứu

- Vụ Xuân năm 2016: Gieo đầu tháng 3, thu hoạch đầu tháng 6. - Vụ Đông năm 2016: Gieo giữa tháng 9, thu hoạch giữa tháng 12.

3.2. VẬT LIỆU NGHIỆN CỨU

Thí nghiệm được tiến hành với 10 THL do phòng nghiên cứu và phát triển công nghệ cây trồng Học viện Nông Nghiệp Việt Nam và 02 giống đối chứng là HN88 của công ty CP Giống cây trồng trung ương, giống ngô nếp tím Fancy 111 của Cty Advanta Việt Nam.

Bảng 3.1. Nguồn gốc các THL và giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Đông tại Lâm Thao, Phú Thọ năm 2016

TT Tên tổ hợp lai Nguồn gốc

1 THL1

Phòng nghiên cứu và phát triển công nghệ cây trồng Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

2 THL2 3 THL3 4 THL4 5 THL5 6 THL6 7 THL7 8 THL8 9 THL9 10 THL10

11 HN88 (Đ/C) Cty CP Giống cây trồng trung ương 12 Fancy 111 (Đ/C) Cty Advanta

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các THL. 2. Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các THL.

3. Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các THL. 4. Đánh giá chất lượng của các THL.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Thiết kế thí nghiệm 3.4.1. Thiết kế thí nghiệm

- Kiểu bố trí: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB); số công thức: 12; số lần nhắc lại: 03; số ô thí nghiệm: 36 ô, diện tích mỗi ô 14m2. - Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ Dải bảo vệ THL 7 THL 4 THL 6 Dải bảo vệ THL 2 THL 3 THL 8 THL 9 THL 7 Fancy 111 (Đ/C) THL 6 THL 8 THL 9 THL 3 HN88 (Đ/C) THL 4 THL 1 THL 2 THL 5 HN88 (Đ/C) THL 9 THL1 THL 4 THL 6 HN88 (Đ/C) THL 8 THL 10 THL 2 THL 5 Fancy 111 (Đ/C) THL 7 THL10 THL1 THL 3 Fancy 111 (Đ/C) THL 5 THL 10 Dải bảo vệ

Nhắc lại I Nhắc lại II Nhắc lại III

Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3.4.2. Điều kiện thí nghiệm

- Quy trình và kỹ thuật áp dụng : Theo quy trình của Viện nghiên cứu ngô Trung ương.

- Loại đất thí nhiệm: Đất phù sa sông Hồng

- Khoảng cách trồng: 70 x25 cm, mật độ 57.000 cây/ha;

- Phân bón: Áp dụng theo quy trình bón phân hàng năm của địa phương. + Phân chuồng: 5-10 tấn/ha

+ Phân vô cơ: 120N : 60P2O5 : 60K2O .

Tương đương với lượng phân: Đạm ure: 260,8 kg/ha Supe lân: 351.33/ha

- Phương pháp bón:

+ Bón lót 100% phân chuồng và 100% phân lân supe + Bón thúc: chia làm 3 lần

Lần 1: Bón với lượng là 1/3 N+1/2 K2O, khi cây có 3 -> 5 lá, kết hợp vun đá chân cho ngô.

Lần 2: Bón với lượng là 1/3 N+1/2 K2O và bón khi cây có 7 -> 9 lá, kết hợp vun cao thành luống.

Lần 3: Bón trước trỗ 10 -> 15 ngày (lúc ngô xoáy nõn), bón nốt lượng còn lại.

- Chăm sóc lần 1 khi cây có 3-5 lá (bón phân, xới cỏ, vun nhẹ gốc); lần 2 khi cây có 7-9 lá (bón thúc lần 2, vun cao chống đổ), đảm bảo đủ ẩm cho cây ngô nhất là vào thời kỳ trước trỗ; đồng thời tiêu nước sau mưa, không để bị úng.

3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi

3.4.3.1. Thời gian sinh trưởng

- Thời gian từ gieo đến trỗ cờ: khi có trên 50% số cây/ô có bông cờ thoát khỏi bẹ lá trên cùng.

- Thời gian từ gieo đến tung phấn: khi có 50% số cây/ô có hoa nở được 1/3 trục chính.

- Thời gian từ gieo đến phun râu: ngày có  50% số cây/ô có râu nhú dài từ 2-3cm

- Thời gian từ gieo đến thu hoạch bắp tươi: Sau phun râu 18-20 ngày, lấy 10 bắp/ô, luộc và đánh giá.

- Thời gian từ gieo đến chín hoàn toàn, ngày có  70% cây có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm đen.

3.4.3.2. Đặc điểm nông sinh học

- Chiều cao cây cuối cùng: Đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh bông cờ của 10 cây/ô vào giai đoạn chín sữa.

- Chiều cao đóng bắp: Đo từ gốc sát mặt đất đến mắt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất) của 10 cây/ô vào giai đoạn chín sữa.

- Số lá/cây: đếm tổng số lá trong thời gian sinh trưởng, để xác định chính xác đánh dấu các lá 3, 6, 10, của 10 cây/ô.

- Đường kính thân: Đo ở lóng thứ 2 tình từ mặt đất - Màu sắc thân, lá, cờ, bắp, lõi, hạt.

3.4.3.3. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá

- Đo diện tích lá và chỉ số diện tích lá thời kỳ 7-9 lá, thời kỳ xoắn nõn và thời kỳ chín sữa. Tiến hành đo chiều dài (từ gốc lá đến chóp lá) và chiều rộng (chỗ rộng nhất của lá) của tất cả các lá còn xanh trên cây.

- Diện tích lá (m2) = Dài lá x Rộng lá x 0,75

- Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) = Diện tích lá 1 cây x số cây/m2 3.4.3.4. Khả năng chống chịu sâu, bệnh và chống đổ

- Sâu đục thân:Đếm số cây bị sâu đục thân dưới bắp (đếm số lỗ đục trên thân cây) vào thời kỳ trước và sau trỗ cờ (chủ yếu là sau trỗ) cho điểm.

+ Điểm 1: < 5% số cây, số bắp bị sâu. + Điểm 2: 5-<15% số cây, bắp bị sâu. + Điểm 3: 15-<25% số cây, bắp bị sâu. + Điểm 4: 25-<35% số cây, bắp bị sâu. + Điểm 5: 35-<50% số cây, bắp bị sâu.

- Rệp cờ: Đếm số cây bị hại/ô, chủ yếu theo dõi vào giai đoạn trỗ cờ cho điểm. + Điểm 1:< 5% số cây, số bắp bị sâu.

+ Điểm 2: 5-<15% số cây, bắp bị sâu. + Điểm 3: 15-<25% số cây, bắp bị sâu. + Điểm 4: 25-<35% số cây, bắp bị sâu. + Điểm 5: 35-<50% số cây, bắp bị sâu.

- Bệnh đốm lá: Đánh giá mức độ bị bệnh đốm lá lớn và đốm lá nhỏ theo cách cho điểm:

+ Điểm 0: Không bị bệnh +Điểm 1: Rất nhẹ (1-10%) + Điểm 2: Nhiễm nhẹ (11-25%) + Điểm 3: Nhiễm vừa (26-50%) + Điểm 4: Nhiễm nặng (51-75%) + Điểm 5: Nhiễm rất nặng (>75%)

- Khả năng chống đổ:

+ Đổ rễ (%): Đếm số cây nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 300 so với chiều thẳng đứng của cây/ô, theo dõi vào thời kỳ cuối thu hoạch.

+ Gãy thân (%): Đếm số cây gãy dưới bắp/ô. 3.4.3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Số bắp/cây: Tổng số bắp/tổng số cây trên ô. Đếm số bắp và số cây trong ô lúc thu hoạch;

- Đường kính bắp (không kể lá bi) (cm):Đo ở giữa bắp của 10 cây mẫu lúc thu hoạch;

- Chiều dài bắp (không kể lá bi) (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp của 10 cây mẫu lúc thu hoạch;

- Số hàng/bắp: Đếm số hàng hạt ở giữa bắp của 10 cây mẫu lúc thu hoạch; - Số hạt/hàng: Đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình của bắp của 10 cây mẫu lúc thu hoạch;

- Khối lượng bắp tươi: cân khối lượng của 10 bắp mẫu (kg)

- Năng suất bắp tươi (tạ/ha): Thu và cân toàn bộ số bắp của 2 hàng ngoài (hàng thứ 1 và hàng thứ 4) ta có khối lượng bắp tươi/ô sau đó quy đổi ra ha.

- Khối lượng 1000 hạt (P1000 hạt): Cân 8 mẫu, mỗi mẫu 1000 hạt ở độ ẩm 14%, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy

- NSLT =

NSTT =

A0 : Ẩm độ khi thu hoạch 3.4.3.6. Một số chỉ tiêu chất lượng

- Bằng cảm quan: Sau phun râu 18-21 ngày, thu 10 bắp ở hàng thứ 1 và hàng thứ 4, đem luộc và nếm thử để đánh giá các chỉ tiêu: độ dẻo, hương thơm, độ ngọt theo các mức điểm:

Số hạt/hàng x số hàng/bắp x bắp/cây x P1000 hạt x số cây/m2

10.000

Khối lượng bắp tươi thu hoạch/ô x tỷ lệ hạt/bắp x (100 – A0) x 100

- Độ ngọt: + Điểm 1 - Rất ngọt; + Điểm 2 - Ngọt; + Điểm 3 - Ngọt vừa; + Điểm 4 - Ít ngọt; + Điểm 5- Không ngọt. - Độ dẻo: + Điểm 1 - Rất dẻo; + Điểm 2 - Dẻo; + Điểm 3 - Dẻo vừa; + Điểm 4 - Ít dẻo; + Điểm 5 - Không dẻo. - Hương thơm:

+ Điểm 1 - Rất thơm; + Điểm 2 - Thơm; + Điểm 3 - Thơm vừa; + Điểm 4 - Ít thơm; + Điểm 5 - Không thơm.

3.5. HIỆU QUẢ KINH TẾ

- Giá trị thu nhập (đ/ha) = Năng suất thương phẩm x giá bán (tại thời điểm thu hoạch).

- Tổng chi phí (đ/ha): Bao gồm tổng chi phí phân bón, giống, thuốc BVTV, công lao động, các khoản đóng góp khác (tại thời điểm chi phí).

- Lãi thuần (đ/ha) = Giá trị thu nhập - Tổng chi phí

3.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê phương sai bằng phần mềm IRRISTAT5.0 và Exel.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. DIỄN BIẾN THỜI TIẾT - KHÍ HẬU TRONG THỜI GIAN THÍNGHIỆM

Các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, lượng mưa... có vai trò rất quan trọng đối với đời sống cây trồng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh lý, sinh hoá, tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Sự biểu hiện về kiểu hình bên ngoài chính là kết quả tương tác giữa kiểu gen với môi trường và điều kiện ngoại cảnh, qua đó giúp ta biết được sự thích ứng của các giống với điều kiện môi trường và điều kiện ngoại cảnh. Mỗi giống có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái khác nhau. Vì vậy trước khi đưa một giống cây trồng mới vào sản xuất tại một vùng nào đó thì cần nghiên cứu xem điều kiện thời tiết khí hậu có phù hợp với giống đó hay không.

Ngô là cây trồng ưa khí hậu ấm áp và lượng mưa điều hoà. Mặc dù có khả năng thích ứng với nhiều vùng sinh thái nhưng cây ngô cũng rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,…

Theo dõi diễn biến của thời tiết khí hậu trong thời gian tiến hành thí nghiệm cho ta biết được sự tác động của các yếu tố này lên đời sống của cây ngô, từ đó tìm ra các biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu, tạo điều kiện thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao nhất. Diễn biến thời tiết, khí hậu của tỉnh Phú Thọ trong thời gian thí nghiệm được thể hiện trong bảng 4.1.

4.1.1. Nhiệt độ

Qua bảng 4.1 chúng ta thấy nhiệt độ trong vụ Xuân 2016 dao động từ 15,9 – 30,40C, trong đó tháng 3 có nhiệt độ là19,70C do đó có ảnh hưởng cho giai đoạn mọc và cây con, làm kéo dài thời gian sinh trưởng của cây ngô. Từ tháng 4 trở đi nhiệt độ tăng nhanh, trên 240C phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây. Đến giai đoạn trỗ cờ nhiệt độ 27,70C không ảnh hưởng lớn đến quá trình trỗ cờ, tung phấn - phun râu.

Ở vụ Đông nhiệt độ giảm dần, dao động từ 28,40C xuống 19,70C, trong đó tháng 9, 10 nhiệt độ 27,90C, 26,80Cthích hợp cho giai đoạn mọc và phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây ngô, tháng 11, 12 nhiệt độ giảm xuống (21,8 -> 19,70C) đây là giai đoạn chín, ngô đang tích luỹ vật chất vào hạt do vậy thời gian chín sinh lý của các giống đều bị kéo dài.

Nhìn chung: vụ Xuân giai đoạn mọc và cây con nhiệt độ thấp làm kéo dài thời gian sinh trưởng của cây ngô.

Vụ Đông nhiệt độ tương đối thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng, giai đoạn chín nhiệt độ thấp ảnh hưởng sự tích luỹ vật chất vào hạt do vậy thời gian chín sinh lý của các giống đều bị kéo dài.

Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết năm 2016 tại Phú Thọ

Tháng/năm Nhiệt độ Trung bình (độ) Độ ẩm không khí (%) Tổng lượng mưa (0,1mm) Tổng số giờ nắng (giờ) 1/2016 16,7 87 95,5 40,8 2/2016 15,9 76 35,7 93,2 3/2016 19,7 86 38,3 27,7 4/2016 25,0 87 198,8 71,1 5/2016 27,7 83 223,6 137,4 6/2016 30,4 75 27,8 230,3 7/2016 29,2 82 343,4 184,0 8/2016 28,4 85 462,2 161,8 9/2016 27,9 85 109,1 167,8 10/2016 26,8 81 37,4 161,0 11/2016 21,8 85 24,2 103,6 12/2016 19,7 79 2,9 136,2

Nguồn: Trạm khí tượng nông nghiệp Phú Hộ - Thuộc Đài khí tượng thủy văn miền Bắc

4.1.2. Độ ẩm không khí

Ẩm độ không khí và ẩm độ đất cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Nguyễn Văn Viết và Ngô Sỹ Giai (2001) đã xác định ở độ ẩm không khí 70 – 85% và ẩm độ đất 70 – 80% thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây ngô. Tuỳ thuộc từng giai đoạn sinh trưởng của cây ngô yêu cầu lượng ẩm độ khác nhau: giai đoạn trỗ cờ, tung phấn - phun râu yêu cầu ẩm độ lớn khoảng 75 -> 80%, các giai đoạn khác ẩm độ yêu cầu thấp hơn. Trong thời gian thí nghiệm đối với cả vụ Xuân và vụ Đông ẩm độ không khí dao động từ 75% đến 85% khá thích hợp cho các giống ngô sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên ẩm độ không khí cao trong điều kiện nhiệt độ thuận lợi cũng tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh phát triển gây hại làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của ngô.

4.1.3. Lượng mưa

cầu về nước rất lớn và nhu cầu về nước còn thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây ngô. Thời kỳ đầu hạt ngô cần hút một lượng nước bằng 40 – 44% trọng lượng hạt ban đầu và hạt ngô mọc nhanh nhất khi ẩm độ đất đạt 80% sức chứa tối đa đồng ruộng, hạt không nảy mầm khi độ ẩm đất bằng 10% sức chứa tối đa đồng ruộng, khi độ ẩm đất đạt 100% thì sự nảy mầm chậm do sự thiếu ôxy. Lượng mưa quyết định nhiều đến năng suất, chất lượng ngô: thiếu nước trong thời kỳ cây còn nhỏ, đặc biệt trong thời kỳ trỗ cờ, tung phấn - phun râu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô. Nếu thiếu nước trầm trọng có thể gây mất mùa trắng, ngược lại nếu lượng mưa quá lớn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, đặc biệt trong thời kỳ thụ phấn, thụ tinh.

Qua bảng 4.1 chúng ta nhận thấy vụ Xuân 2016, lượng mưa từ tháng 3 đến tháng 6 biến động từ 38,3mm – 27,8mm và cao nhất là tháng 5 (223,6mm). Tháng 3 lượng mưa chỉ đạt 38,3mm do vậy ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở giai đoạn mọc mầm và giai đoạn cây con, làm kéo dài thời gian sinh trưởng của cây ngô. Từ tháng 4 lượng mưa tăng dần thuận lợi cho giai đoạn cây sinh trưởng mạnh và xoáy nõn.Đầu tháng 5 lượng mưa nhiều ảnh hưởng đến quá trình tung phấn, phun râu. Tháng 6 lượng mưa ít (27,8mm) thuận lợi cho đến quá trình thu hoạch.

Vụ Đông lượng mưa ở các tháng có sự chênh lệch lớn từ tháng 8 đến tháng 12 lượng mưa giảm dần từ 462,2mm xuống còn 2,9mm. Tháng 9 lượng mưa đạt 109,1mm phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây ngô, tháng 10 và tháng 11 cây ngô đang trong thời kỳ cần nhiều nước thì lượng mưa lại rất ít (lượng mưa chỉ đạt 24,2 ->37,4mm) do đó đã ảnh hưởng đến quá trình trỗ cờ, tung phấn - phun râu, làm giảm năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm.

Nhìn chung, lượng mưa giữa các tháng không đồng đều, nên đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây ngô. Vụ Xuân tháng 3 lượng mưa thấp nên ảnh hưởng sự nảy mầm và giai đoạn cây còn nhỏ, tháng 5 mưa nhiều ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh. Vụ Đông tháng 10, tháng 11 mưa ít ảnh hưởng đến quá trình trỗ cờ, tung phấn - phun râu.

4.2. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÁC TỔ HỢP LAI VÀ CÁC GIỐNG NGÔ THÍ NGHIỆM VỤ XUÂN VÀ VỤ ĐÔNG 2016 TẠI PHÚ GIỐNG NGÔ THÍ NGHIỆM VỤ XUÂN VÀ VỤ ĐÔNG 2016 TẠI PHÚ THỌ

Quá trình sinh trưởng, phát triển của ngô được chia thành 2 giai đoạn: sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng - Vegetative (V): là giai đoạn đầu tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số tổ hợp ngô nếp lai mới chọn tạo tại huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 37)