Chênh lệch thời gian tung phấn – phun râu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số tổ hợp ngô nếp lai mới chọn tạo tại huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 49)

Sau khi bông cờ tung phấn thì ngô bắt đầu phun râu, râu ngô nhận hạt phấn để tiến hành thụ tinh hình thành hạt, Số noãn được thụ tinh xác định ở thời kỳ này, những noãn không được thụ tinh sẽ không hình thành hạt và thoái hoá, gây hiện tượng "ngô đuôi chuột".

Giai đoạn này yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng...rất nghiêm ngặt. Việc trỗ cờ, tung phấn và phun râu của các giống ngô nói chung

phụ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết khí hậu, vùng sinh thái, thời vụ gieo trồng và chế độ chăm sóc. Xu thế chung của các nhà chọn giống thường là chọn các giống có khoảng cách trỗ cờ - tung phấn - phun râu không lớn. Khoảng cách này quyết định số lượng hạt, là một trong các yếu tố tạo thành năng suất, do vậy khoảng cách tung phấn - phun râu càng ngắn thì càng tốt cho quá trình hình thành hạt. Nếu trồng ở điều kiện mật độ cao, chăm sóc không kịp thời hoặc bị hạn trong quá trình sinh trưởng thì khoảng cách giữa tung phấn – phun râu bị kéo dài, không có lợi cho ngô thụ phấn thụ tinh.

Qua theo dõi chúng tôi thấy vụ Xuân và vụ Đông , khoảng cách tung phấn – phun râu của các tổ hợp lai ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 1 đến 2 ngày. Ở vụ Xuân các tổ hợp laiTHL1, THL6, THL7, THL8, THL9 có thời gian tung phấn trùng với giống (Đ/C) 1 ngày, các giống còn lại đều có thời gian tung phấn hơn 1 ngày so với giống (Đ/C) 2 ngày.

Vụ Đông chỉ có tổ hợp laiTHL1, THL2, THL7, THL8 có thời gian tung phấn sau phun râu 2 ngày dài hơn giống (Đ/C) 1 ngày, các tổ hợp lai còn lại đều có thời gian tung phấn trùng với giống (Đ/C) 1 ngày.

Nhìn chung các giống có khoảng cách tung phấn – phun râu phù hợp, rất tốt cho quá trình thụ phấn thụ tinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số tổ hợp ngô nếp lai mới chọn tạo tại huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 49)