Khối lượng 1000 hạt là chỉ tiêu tương quan thuận với năng suất. Giống khối lượng 1000 hạt nhỏ, năng suất thấp. Khối lượng 1000 hạt do đặc tính di truyền của giống quy định, nhưng phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh như: khí hậu, thời tiết, đất đai, kỹ thuật canh tác... Nếu sau khi trỗ cờ, tung phấn, phun râu gặp điều kiện bất thuận quá trình sinh trưởng của cây có thể ngừng sớm sẽ hạn chế độ lớn của hạt làm khối lượng nghìn hạt thấp.
Qua bảng theo dõi 4.9 ta thấy, vụ Xuân khối lượng 1000 hạt của các tổ hợp lai biến động từ 174,2 – 215,3 gam. Tổ hợp lai có khối lượng 1000 hạt thấp nhất là THL1 (174,2 gam), tổ hợp lai có khối lượng 1000 hạt cao nhất THL4 (212,3 gam) và THL8 (215,3 gam) cao hơn hai giống đối chứng. Khối lượng 1000 hạt của các tổ hợp lai ở vụ Đông cao hơn vụ Xuân biến động từ 177 – 219,3 gam. Các tổ hợp lai THL4, THL7, THL8 có khối lượng 1000 hạt cao hơn giốn đối chứng HN88 và Fancy111, các tổ hợp lai còn lại có khối lượng 1000 hạt tương đương với giống đối chứng. Qua theo dõi ta thấy tổ hợp lai THL4, THL7, THL8 có khối lượng 1000 hạt ổn định và cao hơn giống đối chứng ở cả hai vụ.
4.7. NĂNG SUẤT CỦA CÁC GIỐNG NGÔ THÍ NGHIỆM 4.7.1. Năng suất bắp tươi
Năng suất bắp tươi của các giống thí nghiệm: Được thu hoạch vào giai đoạn bắp ngô chín sữa, đây là giai đoạn thu hoạch rất quan trọng cho người trồng
ngô bán bắp tươi. Chính vì vậy, việc xác định thời gian chín sữa là rất cần thiết, để người trồng áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cần thiết, đảm bảo cho bắp đồng đều, tỷ lệ bắp loại 1 cho thu hoạch đạt cao nhất.
Qua số liệu bảng 4.10 chúng tôi thấy, vụ Xuân năng suất bắp tươi của các tổ hợp lai ngô nếp thí nghiệm có năng suất biến động từ 57,2 – 71,2 tạ/ha. Các tổ hợp lai THL4, THL7, THL8 có năng suất bắp tươi lớn hơn giống đối chứng HN88 và Fancy111 và sự sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Các tổ hợp lai còn lại có năng suất bắp tươi tương đương với giống đối chứng HN88, Fancy111.
Bảng 4.10. Năng suất bắp tươi của các tổ hợp lai thí nghiệm
Tổ hợp lai Năng suất bắp tươi (tạ/ha)
Vụ Xuân Vụ Đông THL1 59,7 62,4 THL2 59,0 65,1 THL3 61,2 62,3 THL4 70,8 74,9 THL5 63,9 69,0 THL6 64,1 67,4 THL7 71,2 75,3 THL8 70,9 75,0 THL9 61,1 65,5 THL10 57,2 60,1 HN88 (Đ/C) 65,0 69,3 Fancy111 (Đ/C) 65,8 68,1 CV% 5,1 4,8 LSD0,05 5,5 5,5
Vụ Đông ta thấy, các tổ hợp lai có năng suất bắp tươi biến động từ 60,1 – 75,3 tạ/ha. Các tổ hợp lai THL4 (74,9 tạ/ha), THL7 (75,3 tạ/ha), THL8 (75 tạ/ha) có năng suất bắp tươi lớn hơn các giống đối chứng HN88 (69,3 tạ/ha), Fancy111 (68,1 tạ/ha) và sự sai khác có ý nghĩa ở mức tin cây 95%. Tổ hợp lai THL1, THL3, THL10 có năng suất bắp tươi thấp hơn giống HN88 (Đ/C), Fancy111 (Đ/C) và sự sai khác có ý nghĩa, các tổ hợp lai còn lại có năng suất bắp tươi tương đương với giống đối chứng HN88, Fancy111.
Qua theo dõi thí nghiệm 2 vụ ta thấy năng suất bắp tươi ở vụ Đông cao hơn vụ Xuân và tổ hợp lai THL4, THL7, THL8 có năng suất bắp tươi ổn định và cao hơn giống đối chứng.
Hình 4.1. Năng suất bắp tươi của các tổ hợp lai và các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân và vụ Đông năm 2016 tạ phú thọ
4.7.2. Năng suất lý thuyết (NSLT)
Năng suất lý thuyết là tiềm năng năng suất của từng giống, nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố cấu thành năng suất như: Số bắp/cây, số hạt/hàng, số hàng/bắp, khối lượng 1000 hạt, …Các yếu tố này đều tỷ lệ thuận với năng suất. Chính vì vậy, để đạt được năng suất cao cần chú ý tác động hợp lý để tăng các yếu tố trên.
Năng suất lý thuyết của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm vụ Xuân và vụ Đông năm 2016được thể hiện ở bảng 4.11 và hình 4.6. Do các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai ngô nếp thí nghiệm vụ Xuân thấp hơn vụ Đông nên năng suất lý thuyết của vụ Xuân thấp hơn, biến động từ 48,8 – 63,9 tạ/ha. Các tổ hợp lai THL 4 (62,1 tạ/ha), THL7 (63,9 tạ/ha), THL8 (62,7 tạ/ha) có năng suất lý thuyết cao hơn giống HN88 (Đ/C) (54,9 tạ/ha), Fancy111 (Đ/C) (56,8 tạ/ha) ở mức ý nghĩa.Tổ hợp lai THL5, THL6 có năng suất lý thuyết cao hơn giống đối chứng HN88 và Fancy111 nhưng không sai khác với mức xác suất 95%. Các tổ hợp lai còn lại có năng suất tương đương với giống đối chứng HN88 và Fancy111.
Ở vụ Đông năng suất lý thuyết biến động từ 52,9 – 68,4 tạ/ha. Các tổ hợp lai THL4 (65,9 tạ/ha), THL7 (68,4 tạ/ha), THL8 (65,7 tạ/ha) có năng suất lý thuyết cao hơn giống đối chứng HN88 (58,2 tạ/ha), Fancy111 (60,0 tạ/ha) ở mức ý nghĩa, các tổ hợp lai THL1, THL3, THL10 có năng suất lý thuyết thấp hơn giống đối chứng HN88, Fancy111 và sự sai khác có ý nghĩa.Các tổ hợp lai còn lại có năng suất lý thuyết tương đương với giống đối chứng.
T
ạ
Giống
Năng suất bắp tươi (tạ/ha)
Vụ Xuân Vụ Đông
Bảng 4.11. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các tổ hợp lai và các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Đông 2016 tại Phú Thọ
Giống
Vụ Xuân Vụ Đông
NSLT
(tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha)
THL1 52,6 40,9 53,7 42,2 THL2 51,5 42,8 56,1 47,4 THL3 52,2 42,8 53,5 43,5 THL4 62,1 55,9 65,9 61,3 THL5 58,7 45,2 63,8 52,1 THL6 60,1 49,6 63,5 48,7 THL7 63,9 57,5 68,4 61,5 THL8 62,7 56,0 65,7 60,9 THL9 52,5 42,2 57,2 45,5 THL10 48,8 40,5 52,9 47,7 HN88 (Đ/C) 54,9 50,3 58,2 52,5 Fancy111 (Đ/C) 56,8 50,9 60,0 54,7 CV% 5,9 5,3 5,2 6,7 LSD0,05 5,7 4,3 5,3 5,8
4.7.3. Năng suất thực thu (NSTT)
Năng suất thực thu là cái đích mà các nhà chọn tạo giống hướng tới. Một giống mới, có được đem ra sản xuất đại trà và được nông dân chấp nhận hay không, phụ thuộc rất nhiều vào năng suất thực thu của giống đó.
Qua theo dõi nghiên cứu thí nghiệm ở 2 vụ Xuân và vụ Đôngnăm 2016, chúng tôi thấy qua bảng 4.11. Năng suất thực thu của các giống ngô ở thí nghiệm vụ Xuân biến động từ 40,9 – 57,5 tạ/ha, các tổ hợp lai THL4 (55,9 tạ/ha), THL7 (57,5 tạ/ha), THL8 (56,0 tạ/ha) cho năng suất thực thu lớn hơn giống đối chứng HN88 (50,3), Fancy111 (50,9) và sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Các tổ hợp lai còn lại có NSTT thấp hơn giống HN88 (Đ/C), Fancy111 (Đ/C) sự sai khác có ý nghĩa.
Vụ Đông năng suất thực thu đạt từ 42,2 – 61,5 tạ/ha, Các tổ hợp lai THL4 (61,3 tạ/ha), THL7 (61,5 tạ/ha), THL8 (60,9 tạ/ha) có năng suất thực thu lớn hơn giống đối chứng HN88, Fancy111 và sự sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%, các tổ hợp lai THL5, THL6 có NSTT tương đương với giống đối chứng HN88 và Fancy111. Các tổ hợp lai còn lại có năng suất thực thu thấp hơn giống đối chứng HN88, Fancy111 và sự sai khác có ý nghĩa.
Qua theo dõi hai vụ ta thấy, năng suất thực thu của các tổ hợp lai THL4, THL7, THL8 tham gia thí nghiệm có năng suất thực thu lớn hơn giống đối chứng.
4.8. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG
Ngô nếp thường được biết và chú ý nhiều đến như là một loại thực phẩm được ưa chuộng với hương thơm, độ dẻo… Do đó, chọn lọc các tổ hợp lai ngô nếp không chỉ chú ý đến năng suất mà phải quan tâm đến chỉ tiêu chất lượng.
Kết quả thí nghiệm về chất lượng của các tổ hợp lai ngô nếp được chúng tôi đánh giá qua hội đồng thử nếm, với các chỉ tiêu như: hương thơm, độ dẻo, độ ngọt.. Kết quả được trình bày trong bảng 4.12.
Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu chất lượng của các tổ hợp lai ngô nếp trong vụ Xuân và vụ Đông2016 tại Phú Thọ
Tổ hợp lai
Vụ Xuân Vụ Đông
Độ ngọt Độ dẻo Hương thơm Độ ngọt Độ dẻo Hương thơm
THL1 2,2 2 3 2,4 2,2 3,6 THL2 2,4 1,8 2,4 2,6 2,2 2,8 THL3 2,6 3 3,6 3,2 2,8 3 THL4 1,6 1,4 2 1,6 1,6 1,8 THL5 2,4 3 2,6 2,2 3,2 2 THL6 1,6 1,8 2,4 2 1,8 2,4 THL7 1,8 1,8 1,8 1,6 2 1,8 THL8 1,4 1,8 1,6 1,4 1,6 1,6 THL9 2,2 2,2 3 2,4 2,2 2,8 THL10 2,6 2,4 2,4 2,4 2,8 2,2 HN88 (Đ/C) 2,2 1,8 1,8 2 1,6 2 Fancy111 (Đ/C) 2,4 2,8 3,6 3 2,2 3,4
Từ kết quả bảng 4.12 chúng tôi thấy: Đánh giá chung về chất lượng các tổ hợp lai ngô nếp cho thấy hầu hết các tổ hợp lai đều đạt chất lượng tương đối tốt và chất lượng được đánh giá tương đối ổn định ở cả vụ Xuân, vụ Đông.
Về chỉ tiêu độ ngọt của các tổ hợp lai đều cho mức độ từ ngọt vừa đến ngọt là mức độ tốt nhất về độ ngọt cho chất lượng ngô nếp. Tổ hợp lai THL8 (1,4 điểm) là có độ ngọt nhất tiếp sau là tổ hợp lai THL4, THL7 (1,6 điểm), Tổ hợp lai THL3 (2,6 điểmvụ Xuân, 3,2 điểm vụ Đông ) có độ ngọt vừa tương đương với giống Fancy111 (Đ/C). Các tổ hợp lai còn lại có độ ngọt vừa tương đương với giống HN88 (Đ/C) có độ ngọt vừa.
Độ dẻo là đặc trưng riêng của ngô nếp khác với ngô tẻ, ngô đường hay ngô nổ, do đó độ dẻo là tính trạng quan trọng khi dánh giá chất lượng ngô nếp. Về độ dẻo có THL3 , THL5, THL 10 (2,8 – 3,2 điểm), thấp nhất là tổ hợp lai THL4 và THL7, THL8, THL6 (từ 1,4 – 1,8 điểm).
Về hương thơm, hầu hết các tổ hợp lai đều có mùi thơm đặc trưng riêng của ngô nếp. Riêng tổ hợp lai THL1(3,6 điểm), THL3 (3 điểm) và giống Fancy111 (Đ/C)(3,4 điểm) là cao nhất, tổ hợp lai THL4 (1,8- 2 điểm), THL7 (1,8 điểm), THL8 (1,6 điểm) có điểm hương thơm thấp nhất thấp hơn giống đối chứng HN88 (2điểm). Các tổ hợp lai còn lại có hương vị không có sự sai khác ý nghĩa nhau giữa các tổ hợp lai ngô nếp.
Qua kết quả theo dõi bảng 4.12 ta thấy, các tổ hợp lai THL4, THL7, THL8 có chất lượng hơn hẳn các tổ hợp lai còn lại và hơn giống đối chứng.
4.9. HIỆU QUẢ KINH TẾ
Hiệu quả kinh tế là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất được đánh giá bởi các yếu tố năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm của các giống đó so với giống đối chứng đang gieo trồng đại trà tại địa phương. Để tính toán hiệu quả kinh tế (lãi thuần) cho lượng sản phẩm thu được trên 1 đơn vị diện tích sau khi trừ đi chi phí như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, chi khác qui ra bằng tiền. Dựa theo cách tính đó ta thấy hiệu quả kinh tế của từng một số tổ hợp lai so với giống đối chứng được thể hiện ở bảng 4.13:
Bảng 4.13. Hoạch toán kinh tế cho 1 ha thu tươi
Đơn vị là: 1000đ Giống Vụ Xuân Vụ Đông Tổng thu bắp tươi Tổng chi Lãi thuần (thu- chi) Chênh lệch với HN88 Chênh lệch với Fancy 111 Tổng thu bắp tươi Tổng chi Lãi thuần (thu- chi) Chênh lệch với HN88 Chênh lệch với Fancy 111 THL4 70.790 52.596 18.194 4.950 5.980 74.910 53.981 20.929 4.390 7.770 THL7 71.210 52.596 18.614 5.370 6.400 75.300 53.981 21.319 4.780 8.160 THL8 70.870 52.596 18.274 5.030 6.060 74.970 53.981 20.989 4.450 7.830 HN88 (Đ/C) 64.590 51.346 13.244 69.270 52.731 16.539 Fancy111 (Đ/C) 65.810 53.596 12.214 4 568.140 54.981 13.159 Ở vụ Xuân :
+ Hiệu quả kinh tế giữa giống THL4 so với giống Fancy111 là: 5.980.000đ + Hiệu quả kinh tế giữa tổ hợp lai THL7 so với giống HN88 là: 4.780.000đ + Hiệu quả kinh tế giữa giống THL7 so với giống Fancy111 là: 6.400.000đ + Hiệu quả kinh tế giữa tổ hợp lai THL8 so với giống HN88 là: 5.030.000đ + Hiệu quả kinh tế giữa giống THL8 so với giống Fancy111 là: 6.060.000đ Ở vụ Đông :
+ Hiệu quả kinh tế giữa tổ hợp lai THL4 so với giống HN88 là: 4.390.000đ + Hiệu quả kinh tế giữa giống THL4 so với giống Fancy111 là: 7.770.000đ + Hiệu quả kinh tế giữa tổ hợp lai THL7 so với giống HN88 là: 4.780.000đ + Hiệu quả kinh tế giữa giống THL7 so với giống Fancy111 là: 8.160.000đ + Hiệu quả kinh tế giữa tổ hợp lai THL8 so với giống HN88 là: 4.450.000đ + Hiệu quả kinh tế giữa giống THL8 so với giống Fancy111 là: 7.830.000đ + Ngoài ra thu hoạch bắp tươi còn cho thu 1 lượng chất xanh (thân lá tươi) rất lớn dùng cho chăn nuôi gia súc, nuôi cá…
+ Trồng ngô lấy bắp tươi cho thu hoạch sớm hơn khoảng 10 – 15 ngày so với trông ngô lấy hạt, đã giải phóng đất sớm, tạo điều kiện cho việc bố trí cơ cấu cây trồng, nâng cao hệ số sử dụng đất, tiếp kiệm được 1 số công lao động (chăm sóc, thu hoạch: tưới nước, bảo vệ thực vật, chống chuột phá hoại, phơi, sấy, tẽ hạt …).
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
- Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai ngô tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng từ 92 -101 ngày ở vụ Xuânvà 94 - 102 ngày ở vụ Đông năm 2016, với thời gian sinh trưởng này các nhóm điều thuộc nhóm chín sớm phù hợp với cơ cấu giống cây trồng ở Phú Thọ.
- Đặc điểm màu sắc hình thái về thân, lá, cờ, bắp của các tổ hợp lai có từ màu xanh đến tím. Với bắp và lõi các tổ hợp lai đều có màu trắng và giống với giống đối chứng HN88, riêng tổ hợp lai THL3 có màu tím nhạt đến tím tương đương với giống đối chứng Fancy111.
- Các tổ hợp lai ngô thí nghiệm có khả năng chống chịu sâu bệnh và đổ gãy từ tốt đến khá. Trong đó giống THL4, THL7, THL8 có khả năng chống chịu tốt tương đương đối chứng.
- Các THL có năng suất lý thuyết, năng suất thực thu và năng suất tươi cao từ khá đến cao. Trong đó có tổ hợp lai THL4, THL7, THL8 có năng suất bắp tươi lần lượt là THL4 (70,8 – 74,9 tạ/ha), THL7 (71,2 – 75,3 tạ/ha), THL8 (70,9 – 75,0 tạ/ha).Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu lần lượt là THL4 (55,9 – 61,3 tạ/ha), THL7 (57,5 – 61,5 tạ/ha), THL8 (56,0 – 60,9 tạ/ha) cao hơn giống đối chứng HN88 (50,3 – 52,5 tạ/ha), Fancy111 (50,9 – 54,7 tạ/ha) và ổn định qua 2 vụ.
- Các tổ hợp lai thí nghiệm có chất lượng tương đối tốt, có 2 tổ hợp lai THL4, THL8 là 2 giống có chất lượng nổi trội hơn giống đối chứng HN88 và Fancy111. Các tổ hợp lai còn lại có chất lượng tương đương với giống đối chứng HN88 và Fancy111.
- Tổ hợp lai THL4, THL7, THL8 cho năng suất bắp tươi cao và có hiệu quả kinh tế cao hơn giống đối chứng. Với THL4 (lãi thuần từ 18,1 – 21,9 triệu đồng/ha), THL7 (lãi thuần từ 18,6 – 21,3triệu đồng/ha/vụ), THL8 (lãi thuần từ 18,2 – 20,9 triệu đồng/ha/vụ) cao hơn giống đối chứng HN88 (lãi thuần từ 13,2 – 16,5triệu đồng/ha/vụ) và Fancy111 (lãi thuần từ 12,1 – 13,1triệu đồng/ha/vụ)từ 4,3– 8,1triệu đồng/ha/vụ.
5.2. KIẾN NGHỊ
các vụ sau để đánh giá và kết luận chính xác hơn đối với tổ hợp lai THL4, TH7, THL8 đây là 3 tổ hợp lai có triển vọng nhất, năng suất thực thu cao so với giống đối chứng ở mức ý nghĩa.
- Tiếp tục thí nghiệm và đánh giá các tổ hợp lai còn lại ở các vùng sinh thái khác nhau để có kết luận chính xác hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Dương Thị Loan, Trần Thị Thanh Hà, Vũ Thị Bích Hạnh và Vũ Văn Liết (2014). Đánh giá khả năng chịu hạn của các dòng tự phối và tổ hợp lai ngô nếp. Tạp chí khoa học và phát triển 2014. 12 (8). tr. 1202 – 1212.
2. Dương Văn Sơn và Lương Văn Hinh (1997). Giáo trình cây ngô.Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Lê Huy Hàm và cs (2005). Phát triển và ứng dụng kỹ thuật đơn bội trong chọn tạo giống ngô ưu thế lai, Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới.Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tr. 352-366. 4. Ngô Hữu Tình (1997). Giáo trìnhCây ngô. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Ngô Hữu Tình (1999).Nguồn gen cây ngô và các nhóm ưu thế lai đang được
sử dụng ở Việt Nam.Bài giảng lớp tập huấn tạo giống ngô. Viện Nghiên cứu Ngô. pp.16.
6. Ngô Hữu Tình (2003).Cây ngô.Nhà xuất bản Nghệ An, Nghệ An.
7. Ngô Hữu Tình và Nguyễn Thị Lưu (1990). Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô tổng hợp nếp trắng.Tạp chí Nông nghiệp công nghiệp thực phẩm.số 12.Tr. 704 – 705.
8. Ngô Hữu Tình, Phan Xuân Hào (2005).Tiến bộ về nghiên cứu ngô lai ở Việt Nam.Báo cáo tại Hội nghị ngô lần thứ 9 khu vực châu Á. Bắc kinh, Trung Quốc. 9. Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Văn Lộc và Bùi Mạnh Cường
(2010). Kết quả chọn tạo giống ngô nếp lai (Zea mays ceratina Kalesh) giai đoạn 2005 – 2010 tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010. 8 (6). tr. 890 – 899.
10. Nguyễn Thị Lâm và Trần Hồng Uy (1997). Loài phụ ngô nếp trong tập đoàn ngô