Khả năng chống chịu là biểu hiện sự thích nghi của giống với điều kiện môi trường. Giống có khả năng sinh trưởng tốt, nhưng tính chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh kém thì cũng không được coi là giống tốt. Vì vậy, để chọn được giống ngô mới cho các vùng sinh thái cần đánh giá khả năng chống chịu của giống. Trong công tác chọn tạo giống, đặc tính chống chịu với các điều kiện bất thuận của môi trường rất được quan tâm, bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, chất lượng của sản phẩm. Nước ta có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm nên rất thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phát triển, mưa bão và hạn hán xuất hiện nhiều trong năm ở các vùng khác nhau, do vậy chọn tạo các giống chống chịu tốt là cần thiết.
Sâu bệnh là một trong những yếu tố gây tổn thất nghiêm trọng đến năng suất cây trồng. Các loại sâu bệnh có thể thay nhau phá hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây từ khi gieo đến khi thu hoạch. Trong những năm gần đây do phong trào thâm canh tăng vụ ngô ở nước ta lên cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến được áp dụng để trồng ngô quanh năm, chính vì thế đã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu bệnh. Như vậy càng đi vào thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng, chống sâu bệnh phá hoại càng trở nên cấp bách. Ngày nay sâu bệnh hại cũng có khả năng kháng thuốc, bởi thế chưa có loại thuốc nào có thể tiêu diệt được tất cả các loại sâu, bệnh hại trên
đồng ruộng. Vì vậy phương pháp tốt nhất vừa có hiệu quả kinh tế vừa giảm được sự phá hại của sâu, bệnh hại mà đảm bảo được an toàn môi sinh và sức khoẻ con người chính là phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, Đặc biệt là sử dụng các giống có khả năng kháng sâu bệnh. Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại được trình bày trong bảng 4.7.
4.5.1.1 Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis Hiibner)
Sâu đục thân: Là loại sâu hại chính đối với cây ngô, phá hoại trên tất cả các bộ phận như: lá, thân, bông cờ, bắp…trừ rễ, chúng phát sinh phát triển mạnh. Ở tuổi nhỏ chúng ăn biểu bì lá, làm cho cây ngô giảm năng suất quang hợp. Ở tuổi lớn chúng ăn vào thân làm cho cây ngô bị đổ ngã ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất của các giống ngô. Sâu non phát triển mạnh vào lúc bắt đầu trỗ cờ đến sau phun râu hai tuần thì giảm dần.
Bảng 4.7. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lai và các giống ngô thí nghiệmvụ Xuânvà vụ Đông 2016 tại Phú Thọ
Tổ hợp lai
Vụ Xuân Vụ Đông
Sâu hại (Điểm) Bệnh hại (Điểm) Sâu hại (Điểm) Bệnh hại (Điểm) Sâu đục thân Rệp cờ Đốm lá lớn Đốm lá nhỏ Sâu đục thân Rệp cờ Đốm lá lớn Đốm lá nhỏ THL1 2 1 1 1 2 1 1 1 THL2 2 1 1 1 3 1 1 1 THL3 1 1 1 1 1 1 1 1 THL4 1 1 0 0 1 1 0 0 THL5 2 1 1 1 3 1 1 1 THL6 2 1 1 1 2 1 1 1 THL7 1 1 0 0 1 1 0 0 THL8 1 1 0 0 2 1 0 0 THL9 2 1 1 1 2 1 1 1 THL10 1 1 1 1 2 1 1 1 HN88 (Đ/C) 1 1 0 0 1 1 0 0 Fancy111 (Đ/C) 1 1 1 1 1 1 1 1
Ghi chú: Điểm 1 - Mức độ nhiễm bệnh rất nhẹ; Điểm 5 - Mức độ nhiễm bệnh rất nặng. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy mức độ sâu đục thân phá hại các tổ hợp lai và các giống ngô thí nghiệm trong vụ Xuân thấp hơn vụ Đông, vụ Xuân tất cả các giống thí nghiệm đều bị sâu đục thân gây hại, điểm đánh giá cho các
tổ hợp lai từ 1 – 2 điểm tương đương với tỉ lệ gây hại từ 5 - 15%, trong đó các tổ hợp lai THL2, THL3, THL5, THL6, THL9 có số điểm là 2, các tổ hợp lai còn lại đều có điểm 1 tương đương với giống đối chứng. Vụ Đông tỉ lệ hại dao động từ 5 - 25% (điểm 1-3). Các tổ hợp lai THL2, THL5 có tỷ lệ bị hại nặng hơn giống đối chứng (2 điểm), các tổ hợp laiTHL1, THL6, THL8, THL9, THL10có tỷ lệ bị hại nặng hơn giống đối chứng (1 điểm). Các giống còn lại đều có số điểm tương đương với giống đối chứng ( điểm 1). Nhìn chung điều kiện thời tiết khí hậu vụ Xuânvà vụ Đông năm 2016 không thuận lợi cho sâu đục thân phát triển mạnh nên không gây ảnh hưởng lớn đến năng suất của các tổ hợp lai ngô tham gia thí nghiệm.
4.5.1.2. Rệp cờ (Aphis maydis )
Rệp cờ cũng là một loài ăn rộng, gây hại trên ngô, đại mạch, lúa mỳ, mía, kê, cao lương… Rệp cờ hút nhựa ở lá non, bẹ lá, bông cờ và lá bi làm cho cây sinh trưởng yếu, khối lượng 1000 hạt giảm rõ rệt, năng suất kém. Rệp cờ hại nặng nhất vào mùa khô và thường xuất hiện vào lúc ngô bắt đầu trỗ cờ. Nếu bị hại sớm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất thực thu.
Qua bảng 4.6 cho thấy: tất cả các tổ hợp lai ngô tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm rệp cờ. Ở cả hai vụ Xuânvà vụ Đông tỷ lệ bị nhiễm bệnh rệp cờ là như nhau. Các tổ hợp lai bị nhiễm bệnh có số điểm 1 bằng với điểm với giống đối chứng tương đương với tỷ lệ nhiễm bệnh lá dưới 5%.
4.5.1.3. Bệnh đốm lá (đốm lá lớn - Helminthosporium; đốm lá nhỏ - H.maydis) Bệnh đốm lá xâm nhiễm chủ yếu nhờ các bào tử (conidio phore), vết bệnh có hình bầu dục. Khi cây ngô bị bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho toàn bộ mặt lá bị khô. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ không khí cao hoặc buổi sáng có sương. Các giống ngô tham gia thí nghiệm hầu hết đều nhiễm bệnh ở mức nhẹ và ở hai vụ Xuânvà vụ Đông (điểm 1), có các tổ hợp lai THL4, THL8, THL7 và giống HN88 (Đ/C) giống không bị nhiễm đốm lá.