Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số tổ hợp ngô nếp lai mới chọn tạo tại huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 39 - 42)

3.4.3.1. Thời gian sinh trưởng

- Thời gian từ gieo đến trỗ cờ: khi có trên 50% số cây/ô có bông cờ thoát khỏi bẹ lá trên cùng.

- Thời gian từ gieo đến tung phấn: khi có 50% số cây/ô có hoa nở được 1/3 trục chính.

- Thời gian từ gieo đến phun râu: ngày có  50% số cây/ô có râu nhú dài từ 2-3cm

- Thời gian từ gieo đến thu hoạch bắp tươi: Sau phun râu 18-20 ngày, lấy 10 bắp/ô, luộc và đánh giá.

- Thời gian từ gieo đến chín hoàn toàn, ngày có  70% cây có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm đen.

3.4.3.2. Đặc điểm nông sinh học

- Chiều cao cây cuối cùng: Đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh bông cờ của 10 cây/ô vào giai đoạn chín sữa.

- Chiều cao đóng bắp: Đo từ gốc sát mặt đất đến mắt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất) của 10 cây/ô vào giai đoạn chín sữa.

- Số lá/cây: đếm tổng số lá trong thời gian sinh trưởng, để xác định chính xác đánh dấu các lá 3, 6, 10, của 10 cây/ô.

- Đường kính thân: Đo ở lóng thứ 2 tình từ mặt đất - Màu sắc thân, lá, cờ, bắp, lõi, hạt.

3.4.3.3. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá

- Đo diện tích lá và chỉ số diện tích lá thời kỳ 7-9 lá, thời kỳ xoắn nõn và thời kỳ chín sữa. Tiến hành đo chiều dài (từ gốc lá đến chóp lá) và chiều rộng (chỗ rộng nhất của lá) của tất cả các lá còn xanh trên cây.

- Diện tích lá (m2) = Dài lá x Rộng lá x 0,75

- Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) = Diện tích lá 1 cây x số cây/m2 3.4.3.4. Khả năng chống chịu sâu, bệnh và chống đổ

- Sâu đục thân:Đếm số cây bị sâu đục thân dưới bắp (đếm số lỗ đục trên thân cây) vào thời kỳ trước và sau trỗ cờ (chủ yếu là sau trỗ) cho điểm.

+ Điểm 1: < 5% số cây, số bắp bị sâu. + Điểm 2: 5-<15% số cây, bắp bị sâu. + Điểm 3: 15-<25% số cây, bắp bị sâu. + Điểm 4: 25-<35% số cây, bắp bị sâu. + Điểm 5: 35-<50% số cây, bắp bị sâu.

- Rệp cờ: Đếm số cây bị hại/ô, chủ yếu theo dõi vào giai đoạn trỗ cờ cho điểm. + Điểm 1:< 5% số cây, số bắp bị sâu.

+ Điểm 2: 5-<15% số cây, bắp bị sâu. + Điểm 3: 15-<25% số cây, bắp bị sâu. + Điểm 4: 25-<35% số cây, bắp bị sâu. + Điểm 5: 35-<50% số cây, bắp bị sâu.

- Bệnh đốm lá: Đánh giá mức độ bị bệnh đốm lá lớn và đốm lá nhỏ theo cách cho điểm:

+ Điểm 0: Không bị bệnh +Điểm 1: Rất nhẹ (1-10%) + Điểm 2: Nhiễm nhẹ (11-25%) + Điểm 3: Nhiễm vừa (26-50%) + Điểm 4: Nhiễm nặng (51-75%) + Điểm 5: Nhiễm rất nặng (>75%)

- Khả năng chống đổ:

+ Đổ rễ (%): Đếm số cây nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 300 so với chiều thẳng đứng của cây/ô, theo dõi vào thời kỳ cuối thu hoạch.

+ Gãy thân (%): Đếm số cây gãy dưới bắp/ô. 3.4.3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Số bắp/cây: Tổng số bắp/tổng số cây trên ô. Đếm số bắp và số cây trong ô lúc thu hoạch;

- Đường kính bắp (không kể lá bi) (cm):Đo ở giữa bắp của 10 cây mẫu lúc thu hoạch;

- Chiều dài bắp (không kể lá bi) (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp của 10 cây mẫu lúc thu hoạch;

- Số hàng/bắp: Đếm số hàng hạt ở giữa bắp của 10 cây mẫu lúc thu hoạch; - Số hạt/hàng: Đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình của bắp của 10 cây mẫu lúc thu hoạch;

- Khối lượng bắp tươi: cân khối lượng của 10 bắp mẫu (kg)

- Năng suất bắp tươi (tạ/ha): Thu và cân toàn bộ số bắp của 2 hàng ngoài (hàng thứ 1 và hàng thứ 4) ta có khối lượng bắp tươi/ô sau đó quy đổi ra ha.

- Khối lượng 1000 hạt (P1000 hạt): Cân 8 mẫu, mỗi mẫu 1000 hạt ở độ ẩm 14%, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy

- NSLT =

NSTT =

A0 : Ẩm độ khi thu hoạch 3.4.3.6. Một số chỉ tiêu chất lượng

- Bằng cảm quan: Sau phun râu 18-21 ngày, thu 10 bắp ở hàng thứ 1 và hàng thứ 4, đem luộc và nếm thử để đánh giá các chỉ tiêu: độ dẻo, hương thơm, độ ngọt theo các mức điểm:

Số hạt/hàng x số hàng/bắp x bắp/cây x P1000 hạt x số cây/m2

10.000

Khối lượng bắp tươi thu hoạch/ô x tỷ lệ hạt/bắp x (100 – A0) x 100

- Độ ngọt: + Điểm 1 - Rất ngọt; + Điểm 2 - Ngọt; + Điểm 3 - Ngọt vừa; + Điểm 4 - Ít ngọt; + Điểm 5- Không ngọt. - Độ dẻo: + Điểm 1 - Rất dẻo; + Điểm 2 - Dẻo; + Điểm 3 - Dẻo vừa; + Điểm 4 - Ít dẻo; + Điểm 5 - Không dẻo. - Hương thơm:

+ Điểm 1 - Rất thơm; + Điểm 2 - Thơm; + Điểm 3 - Thơm vừa; + Điểm 4 - Ít thơm; + Điểm 5 - Không thơm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số tổ hợp ngô nếp lai mới chọn tạo tại huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)