Trên phạm vi vùng sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 34 - 35)

Năm 1994, Phạm Quang Khánh, Trần An Phong nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất vùng Đông Nam Bộ trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững”. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng Đông Nam Bộ ở tỷ lệ 1/250.000 xác định được 54 đơn vị đất đai trên cơ sở lựa chọn 6 chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai gồm nhóm đất, phân bố mưa, khả năng tưới, độ dốc, độ dày tầng đất mịn và đá lộ đầu (Phạm Quang Khánh và Trần An Phong, 1994).

Chương trình đánh giá và đề xuất sử dụng đất đai vùng Tây Bắc đã xây dựng được 230 ĐVĐĐ. Các tác giả thống kê được 157 ĐVĐĐ trên đất trống đồi trọc chưa sử dụng với diện tích 3.246.395 ha. ĐVĐĐ có diện tích nhỏ nhất là 164 ha, lớn nhất là 264.068 ha. Các ĐVĐĐ cũng được thống kê theo cấp độ dốc và tầng dày của đất (Lê Thái Bạt, 1995).

Nguyễn Công Pho (1995) đã tiến hành “Đánh giá đất vùng Đồng bằng sông Hồng trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền” theo phương pháp của FAO ở bản đồ tỷ lệ 1/250.000, đã xây dựng hướng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái lâu bền, phục vụ cho công tác quy hoạch tổng thể của vùng. Kết quả đánh giá đã xác định được 33 đơn vị đất đai (trong đó có 22 đơn vị đất đai thuộc vùng đồng bằng, 11 đơn vị đất đai thuộc vùng đồi núi) và 28 loại sử dụng đất chính. Kết quả phân hạng thích hợp hiện tại và tương lai dựa trên cơ sở đầu tư thủy lợi cho thấy tiềm năng đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng còn rất lớn, đặc biệt là khả năng tăng diện tích cây trồng vụ đông trên các vùng đất trồng lúa.

Nguyễn Văn Nhân (1996) đã tiến hành đánh giá khả năng sử dụng đất đai của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo nghiên cứu này, kết quả xây dựng bản

đồ đơn vị đất đai vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ở tỷ lệ 1/250.000 đã xác đinh được 123 đơn vị đất đai trên cơ sở xác định 6 chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là nhóm đất, tình trạng xâm nhập mặn, độ sâu ngập, khả năng tưới, lượng mưa trung bình năm và thời gian canh tác nhờ mưa. Theo kết quả này, có 63 đơn vị đất đai ở các vùng đất phèn, 10 đơn vị đất đai ở vùng đất mặn, 22 đơn vị đất đai ở vùng đất phù sa không bị hạn chế và 18 đơn vị đất đai ở vùng đất khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 34 - 35)