Tổng hợp diện tích thích hợp đất đai cho các LUT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 71)

Dựa trên yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất đối chiếu, so sánh với đặc tính của các đơn vị bản đồ đất đai, thực hiện phân hạng thích hợp đất đai cho từng đơn vị bản đồ đất đai với từng loại sử dụng đất được thể hiện qua phụ biểu số 5, 6, 7. Kết quả tổng hợp mức độ thích hợp đất đai của các LUT trên các LMU được thể hiện qua bảng 4.10.

Bảng 4.10. Tổng hợp mức độ thích hợp đất đai của các LUT trên các LMU

LMU Diện tích (ha) Mức độ thích hợp đất đai Chuyên lúa Lúa - Màu Chuyên màu 1; 9 373,16 S2 S2 S2 2; 11; 12; 23; 28 136,40 S2 S2 S3 3; 15 203,84 N N S1 4; 7; 8; 16 437,57 N N S2 5; 6; 17 292,66 S3 S2 S2 10 1362,28 S1 S1 S3 13; 21; 24; 27 3410,88 S1 S2 S3 14; 20; 25; 29 1995,96 S1 S3 N 18; 19; 22 129,06 S3 S2 S3 26 6,77 S2 S3 N Tổng 8.348,58

Căn cứ vào bản đồ đơn vị đất đai huyện Yên Khánh và kết quả tổng hợp mức độ thích hợp đất đai của các LUT chủ yếu trên địa bàn huyện, cùng với việc sử dụng phần mềm GIS, đã xây dựng được các bản đồ thích hợp cho từng LUT. Bản đồ thích hợp được thể hiện ở các hình 4.8, 4.9 và 4.10.

Kết quả xử lý bản đồ đã tổng hợp được diện tích thích hợp đất chuyên lúa (Bảng 4.11), diện tích thích hợp đất chuyên lúa theo đơn vị hành chính (Phụ biểu 8); diện tích thích hợp đất lúa – màu (Bảng 4.12), diện tích thích hợp đất lúa - màu theo đơn vị hành chính (Phụ biểu 9); diện tích thích hợp chuyên màu (Bảng 4.13), diện tích thích hợp đất chuyên màu theo đơn vị hành chính (Phụ biểu 10).

Bảng 4.11. Tổng hợp diện tích đất chuyên lúa theo các mức độ thích hợp

STT Hạng thích hợp LMU Số LMU Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Rất thích hợp 10; 13; 14; 20; 21; 24; 25; 27; 29 9 6.769,12 81,08 2 Thích hợp 1; 2; 9; 11; 12; 23; 26; 28 8 516,33 6,19 3 Ít thích hợp 5; 6; 17; 18; 19; 22 6 421,72 5,05 4 Không thích hợp 3; 4; 7; 8; 15; 16 6 641,41 7,68 Tổng 29 8.348,58 100,00

Kết quả trên cho thấy:

Mức độ rất thích hợp đất chuyên lúa có diện tích là 6.769,12 ha, chiếm 81,08% tổng diện tích điều tra. Chủ yếu thuộc nhóm đất phù sa không được bồi trung tính ít chua, đất phù sa glây; thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng; địa hình vàn; chế độ tưới chủ động. Phân bố tập trung tại các xã Khánh Nhạc, Khánh Hải, Khánh Trung.

Mức độ thích hợp đất chuyên lúa có diện tích là 516,33 ha, chiếm 6,19% tổng diện tích điều tra. Chủ yếu thuộc nhóm đất phù sa không được bồi trung tính ít chua; thành phần cơ giới trung bình; địa hình vàn cao; chế độ tưới chủ động. Phân bố tập trung tại các xã Khánh Hồng, Khánh Mậu.

Mức độ ít thích hợp đất chuyên lúa có diện tích là 421,72 ha, chiếm 5,05% tổng diện tích điều tra. Phân bố chủ yếu ở đất phù sa không được bồi trung tính ít chua. Tập trung ở xã Khánh Hội, thị trấn Yên Ninh.

Mức độ không thích hợp đất chuyên lúa có diện tích là 641,41 ha, chiếm 7,68% tổng diện tích điều tra. Phân bố chủ yếu ở đất phù sa không được bồi chua. Tập trung ở xã Khánh An, thị trấn Yên Ninh.

Bảng 4.12. Tổng hợp diện tích đất lúa màu theo các mức độ thích hợp STT Hạng thích hợp LMU Số LMU Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Rất thích hợp 10 1 1.362,28 16,32 2 Thích hợp 1; 2; 5; 6; 9; 11; 12; 13; 17; 18; 19; 21; 22; 23; 24; 27; 28 17 4.342,16 52,01 3 Ít thích hợp 14; 20; 25; 26; 29 5 2.002,73 23,99 4 Không thích hợp 3; 4; 7; 8; 15; 16 6 641,41 7,68 Tổng 29 8.348,58 100,00

Kết quả trên cho thấy:

Mức độ rất thích hợp đất lúa màu có diện tích là 1.362,28 ha, chiếm 16,32% tổng diện tích điều tra. Thuộc nhóm đất phù sa không được bồi trung tính ít chua; thành phần cơ giới trung bình; địa hình vàn; chế độ tưới chủ động. Phân bố tập trung tại các xã Khánh Nhạc, Khánh Hội, Khánh Mậu.

Mức độ thích hợp đất lúa màu có diện tích là 4.342,16 ha, chiếm 52,01% tổng diện tích điều tra. Chủ yếu thuộc nhóm đất phù sa không được bồi trung tính ít chua; thành phần cơ giới nặng; địa hình vàn; chế độ tưới chủ động. Phân bố tập trung tại các xã Khánh Trung, Khánh Cường, Khánh Thủy, Khánh Thành, Khánh Công.

Mức độ ít thích hợp đất lúa màu có diện tích là 2.002,73 ha, chiếm 23,99% tổng diện tích điều tra. Phân bố chủ yếu ở đất phù sa glây, thành phần cơ giới trung bình, địa hình vàn thấp, chế độ tưới chủ động. Tập trung ở các xã Khánh Hải, Khánh Hòa. Mức độ không thích hợp đất lúa màu có diện tích là 641,41 ha, chiếm 7,68% tổng diện tích điều tra. Phân bố chủ yếu ở đất phù sa không được bồi chua. Tập trung ở xã Khánh An, thị trấn Yên Ninh.

Bảng 4.13. Tổng hợp diện tích đất chuyên màu theo các mức độ thích hợp

STT Hạng thích hợp LMU Số LMU Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Rất thích hợp 3; 15 2 203,84 2,44 2 Thích hợp 1; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 16; 17 9 1.103,39 13,22 3 Ít thích hợp 2; 10; 11; 12; 13; 18; 19; 21; 22; 23; 24; 27; 28 13 5.038,62 60,35 4 Không thích hợp 14; 20; 25; 26; 29 5 2.002,73 23,99 Tổng 29 8.348,58 100,00

Kết quả trên cho thấy:

Mức độ rất thích hợp đất chuyên màu có diện tích là 203,84 ha, chiếm 2,44% tổng diện tích điều tra. Chủ yếu thuộc nhóm đất phù sa không được bồi trung tính ít chua, đất phù sa không được bồi chua; thành phần cơ giới nhẹ; địa hình cao; chế độ tưới chủ động. Phân bố tập trung tại các xã Khánh Vân, Khánh Mậu, Khánh Hải.

Mức độ thích hợp đất chuyên màu có diện tích là 1.103,39 ha, chiếm 13,22% tổng diện tích điều tra. Chủ yếu thuộc nhóm đất phù sa không được bồi trung tính ít chua; thành phần cơ giới trung bình; địa hình vàn cao; chế độ tưới chủ động. Phân bố tập trung tại các xã Khánh Hồng, Khánh Hội, thị trấn Yên Ninh.

Mức độ ít thích hợp đất chuyên màu có diện tích là 5.038,62 ha, chiếm 60,35% tổng diện tích điều tra. Phân bố chủ yếu ở đất phù sa không được bồi trung tính ít chua, thành phần cơ giới nặng, địa hình vàn, chế độ tưới chủ động. Tập trung ở các xã Khánh Trung, Khánh Nhạc.

Mức độ không thích hợp đất chuyên màu có diện tích là 2.002,73 ha, chiếm 23,99% tổng diện tích điều tra. Phân bố chủ yếu ở đất phù sa glây. Tập trung ở các xã Khánh Hải, Khánh Hòa, Khánh An.

Kết quả điều tra cho thấy diện tích đất thích hợp (S1, S2) cho loại sử dụng đất chuyên lúa là 7.285,45 ha (chiếm 87,27% tổng diện tích điều tra); diện tích đất thích hợp (S1, S2) cho loại sử dụng đất lúa màu là 5.704,44 ha (chiếm 68,33% tổng diện tích điều tra); diện tích đất thích hợp (S1, S2) cho loại sử dụng đất chuyên màu là 1.307,23ha (chiếm 15,66% tổng diện tích điều tra).

Từ đó, cho thấy khả năng phát triển chuyên canh lúa của vùng là rất lớn. Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đồng thời đưa thêm các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và bao tiêu sản phẩm, hình thành các chuỗi gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển sản xuất theo hướng bền vững. Xây dựng các cánh đồng mẫu lớn với quy mô 2.000 ha cần được duy trì và mở rộng, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Hình 4.8. Bản đồ phân hạng thích hợp đất chuyên lúa

Hình 4.9. Bản đồ phân hạng thích hợp đất lúa màu

Hình 4.10. Bản đồ phân hạng thích hợp đất chuyên màu

4.5. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN YÊN KHÁNH

Trong sản xuất nông nghiệp, một trong những yếu tố quan trọng và mang tính chất quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng là đất đai. Mỗi một loại sử dụng đất khác nhau đòi hỏi những yêu cầu sử dụng đất (các đặc tính, tính chất của LMU) cũng khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Khánh dựa trên những quan điểm chủ yếu sau: Xây dựng và hoàn thiện nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững; phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.

Trên cơ sở xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ phân hạng thích hợp đất chuyên lúa, đất lúa màu, đất chuyên màu của huyện Yên Khánh, kết hợp với quan điểm phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện, đề xuất hướng sử dụng đất trong tương lai như sau:

- Cây lúa vẫn chiếm vai trò mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Tiếp tục đầu tư thâm canh cây lúa, đặc biệt là vùng lúa chất lượng cao. Sản xuất vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, chất lượng cao, hạ giá thành, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Duy trì, mở rộng và nâng cao cánh đồng mẫu lớn. Tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là giống lúa chất lượng cao; cơ giới hóa trước, trong và sau thu hoạch.

- Triển khai các mô hình sản xuất rau quả sạch trên địa bàn. Hướng cho người dân sản xuất theo mô hình VIETGAP.

- Xây dựng đề án chuyển diện tích cây trồng kém hiệu quả sang những loại cây trồng có năng suất chất lượng, hiệu quả cao.

- Sử dụng đất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường. Môi trường là yếu tố bên ngoài tác động vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất phải bảo vệ đất, bố trí thời vụ phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn nhằm khai thác tối ưu điều kiện đó mà không ảnh hưởng đến môi trường.

Hướng sử dụng đất cụ thể đối với từng nhóm đất:

- Nhóm đất phù sa được bồi trung tính ít chua (LMU 1 và LMU 2): Nhóm đất này có địa hình vàn cao, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tưới chủ động,

thích hợp cho việc trồng lúa và các loại hoa màu. Nên áp dụng loại sử dụng đất lúa màu đối với các LMU này. Trong quá trình canh tác cần lựa chọn loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, kết hợp sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật hợp lý.

- Nhóm đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (LMU 3 - LMU 14): Đối với LMU có địa hình cao, vàn cao trong nhóm này thích hợp cho việc trồng các loại hoa màu, nên phát triển theo hướng chuyên rau màu. Đối với LMU thuộc địa hình vàn, vàn thấp nên tập trung phát triển canh tác 2 vụ lúa và luân canh 2 vụ lúa kết hợp cây vụ đông. Để sử dụng đơn vị đất này một cách bền vững và có hiệu quả cần kết hợp tưới tiêu hợp lý, bón phân cân đối.

- Nhóm đất phù sa không được bồi chua (LMU 15 - LMU 21): Những vùng có địa hình cao thích hợp với loại sử dụng đất chuyên màu; những nơi có địa hình vàn nên phát triển loại hình canh tác lúa màu; vùng có địa hình vàn thấp thích hợp canh tác chuyên lúa. Trong quá trình sử dụng loại đất này cần chú ý nâng cao hàm lượng chất hữu cơ và giảm dần mức độ chua của đất. Những nơi canh tác chuyên màu hoặc lúa màu cần áp dụng các công thức luân canh với các loại cây họ đậu để cải thiện độ phì của đất.

- Nhóm đất phù sa glây (LMU 22 - LMU 29): Các đơn vị đất đai của nhóm đất này thích hợp để sử dụng trồng lúa. Sản xuất trên đất này cần coi trọng biện pháp bón lân trên một số diện tích.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Yên Khánh là huyện đồng bằng nằm ở phía đông nam của tỉnh Ninh Bình với diện tích tự nhiên là 14.259,8 ha. Năm 2017, dân số của huyện Yên Khánh là 139.800 người, phân bố tương đối đều tại 18 xã và 1 thị trấn. Đây là vùng đất có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Yên Khánh có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng lân cận. Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ban ngành, nền kinh tế của huyện đang có bước tăng trưởng nhanh ổn định. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá so sánh năm 2010) đạt 9,3%. Yên Khánh trú trọng phát triển công nghiệp, xây dựng, năm 2017 cơ cấu kinh tế 3 nhóm ngành nông, lâm thủy sản – công nghiệp xây, dựng – dịch vụ là 14% – 68% – 18%. Đời sống nhân dân trong huyện ngày càng được nâng cao, hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện.

2. Kết quả sử dụng đất: Theo số liệu thống kê đến 31/12/2017, diện tích đất tự nhiên của huyện là 14.259,80 ha, trong đó diện tích đất đã đưa vào khai thác sử dụng cho các mục đích chiếm 99,14% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Nhìn chung đất đai trên địa bàn huyện được sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý, đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3. Đề tài đã xác định được 4 chỉ tiêu phân cấp để tổng hợp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Yên Khánh gồm: loại đất (4 loại đất), thành phần cơ giới (3 cấp), địa hình tương đối (4 cấp), chế độ tưới (2 cấp). Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý đã thành lập được 4 bản đồ đơn tính tương ứng. Bằng phương pháp chồng xếp các bản đồ đơn tính sử dụng phần mềm ArcGIS đã thu được bản đồ đơn vị đất đai huyện Yên Khánh. Trên toàn bộ diện tích điều tra (8.348,58 ha) của huyện Yên Khánh đã xác định được 29 LMU, với 450 khoanh đất. Diện tích trung bình mỗi một LMU là 287,88 ha và diện tích bình quân mỗi một khoanh đất là 18,55 ha. Trong đó, LMU số 13 có diện tích lớn nhất (2.287,17 ha) xuất hiện ở 65 khoanh đất và LMU số 19 có diện tích nhỏ nhất (6,71 ha) xuất hiện ở 1 khoanh đất.

4. Vùng nghiên cứu có 3 loại sử dụng đất chính đó là: Chuyên lúa, lúa màu và chuyên màu. Trên cơ sở các yêu cầu của các loại sử dụng đất kết hợp với tính chất đặc điểm mỗi đơn vị đất đai tiến hành phân hạng thích hợp cho mỗi LUT. Kết

quả trên địa bàn huyện Yên Khánh: Diện tích đất thích hợp (S1, S2) cho loại sử dụng đất chuyên lúa là 7.285,45 ha, chiếm 87,27% tổng diện tích điều tra; diện tích đất thích hợp (S1, S2) cho loại sử dụng đất lúa màu là 5.704,44 ha, chiếm 68,33% tổng diện tích điều tra; diện tích đất thích hợp (S1, S2) cho loại sử dụng đất chuyên màu là 1.307,23 ha, chiếm 15,66% tổng diện tích điều tra.

5. Trên cơ sở xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ phân hạng thích hợp đất chuyên lúa, đất lúa màu, đất chuyên màu của huyện Yên Khánh, kết hợp với quan điểm phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện, đã đề xuất một số định hướng sử dụng đất trên địa bàn huyện như: cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực của huyện, trong tương lai cần đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất; xây dựng các mô hình sản xuất rau quả sạch theo mô hình VIETGAP; kết hợp bảo vệ môi trường trong sử dụng đất. Đề xuất hướng sử dụng cụ thể đối với từng nhóm đất: Nhóm đất phù sa được bồi trung tính ít chua (LMU 1 và LMU 2); Nhóm đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (LMU 3 - LMU 14); Nhóm đất phù sa không được bồi chua (LMU 15 - LMU 21); Nhóm đất phù sa glây (LMU 22 - LMU 29).

5.2. KIẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học tin cậy giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn trong việc định hướng bố trí cơ cấu cây trồng phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 71)