Phương pháp xây dựng bản đồ đơn tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 38 - 40)

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu đã thu thập: Số liệu về hiện trạng sử dụng đất, số liệu phân tích các tính chất lý, hóa của đất và các loại bản đồ (bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng huyện Yên Khánh tỷ lệ 1/25.000), tiến hành nghiên cứu xây dựng các loại bản đồ đơn tính.

Lựa chọn các yếu tố có liên quan đến việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa trên các tài liệu đã có về điều kiện tự nhiên (đất đai, địa hình, tưới,...) và

những nguồn dữ liệu có khả năng khai thác, kế thừa được về huyện Yên Khánh. Căn cứ vào đối tượng, mục tiêu nghiên cứu và tỷ lệ bản đồ cần xây dựng, cân nhắc các yếu tố có thể lựa chọn cho việc xác định các đơn vị đất đai cho huyện Yên Khánh. Các yếu tố liên quan đến xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được xác định gồm:

- Loại đất (G): Loại đất là một yếu tố tổng hợp, khái quát được đặc tính chung của một vạt đất. Loại đất đã chứa hàng loạt chỉ tiêu lý, hóa tính cơ bản của đất. Loại đất còn cho ta khái niệm ban đầu về khả năng sử dụng với mức độ tốt xấu tương đối. Kế thừa kết quả nghiên cứu của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, huyện Yên Khánh có 1 nhóm đất phù sa với 04 loại đất sau:

+ Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe) + Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (Pe) + Đất phù sa không được bồi chua (Pc)

+ Đất phù sa glây (Pg)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tất cả 04 loại đất trên để phân cấp phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.

- Thành phần cơ giới (TPCG): Thành phần cơ giới của huyện Yên Khánh được chia làm 3 cấp:

+ Cơ giới nhẹ (Cát pha, thịt nhẹ) + Cơ giới trung bình (Thịt trung bình) + Cơ giới nặng (Thịt nặng)

- Địa hình tương đối (DHTD): Trên địa bàn huyện Yên Khánh xác định được 4 cấp địa hình: cao, vàn cao, vàn, vàn thấp.

- Chế độ tưới (I): Được phân thành 2 cấp: Tưới chủ động, tưới bán chủ động.

+ Tưới chủ động là những khu vực có hệ thống kênh mương dẫn nước từ trạm bơm đầu nguồn vào ruộng mà không cần hỗ trợ của bơm tát.

+ Tưới bán chủ động là những diện tích đất mà hệ thống kênh mương không dẫn được nước trực tiếp vào ruộng mà phải dùng bơm tát, máy và tay hỗ trợ mới cung cấp được nước tưới cho ruộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 38 - 40)