Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 49)

huyện Yên Khánh

4.1.3.1. Thuận lợi

- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp, các ngành của tỉnh và Trung ương; có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm, biết vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, nền thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi cho phép sản xuất nền nông nghiệp phong phú, năng suất cao làm cơ sở cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nền

kinh tế đang có bước tăng trưởng nhanh ổn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch.

- Huyện Yên Khánh có nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, có trình độ thâm canh, có ý thức hướng tới sản xuất hàng hóa, được chú trọng trong đào tạo nên hiệu quả sử dụng đất tương đối cao. Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống giao thông phân bố rộng khắp và khá hợp lý nên tạo thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển nền kinh tế đa dạng.

4.1.3.2. Hạn chế

- Cùng với đẩy nhanh phát triển công nghiệp - xây dựng, dịch vụ du lịch, tốc độ đô thị hóa sẽ diễn ra nhanh. Nhu cầu đất cho quy hoạch các khu đô thị là khá lớn gây áp lực không nhỏ đến sử dụng đất đặc biệt là các khu vực có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển. Nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông thôn thì việc bố trí đất cho các khu, cụm công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh cũng như việc đầu tư, cải tạo phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, trường học, y tế…) sẽ đòi hỏi một quỹ đất tương đối lớn, không chỉ gây sức ép về quy mô diện tích mà còn tạo áp lực trong việc xác định vị trí xây dựng, bố trí công trình.

- Dân số tăng đòi hỏi quỹ đất lớn phục vụ xây dựng nhà ở, đất sản xuất, xây dựng công trình phục vụ đời sống của con người như công trình văn hóa, thể thao, khu vui chơi… Điều này cũng tác động rất lớn đối với đất đai của huyện.

4.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN YÊN KHÁNH

Theo số liệu thống kê đến 31/12/2017, diện tích đất tự nhiên của huyện là 14.259,80 ha, bao gồm 19 đơn vị hành chính cấp xã. Cơ cấu các nhóm đất của huyện cụ thể như sau:

- Đất nông nghiệp: có diện tích là 9.581,79 ha, chiếm 67,19% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

- Đất phi nông nghiệp: có diện tích là 4.555,50 ha, chiếm 31,95% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

- Đất chưa sử dụng: có diện tích là 122,51 ha, chiếm 0,86% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Yên Khánh

STT LOẠI ĐẤT Ký hiệu Diện tích Cơ cấu

(ha) (%) I Tổng diện tích của đơn vị hành chính 14259,80 100.00

1 Đất nông nghiệp NNP 9581,79 67,19

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8808,45 61,77 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 8146,18 57,13 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7320,80 51,34 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 825,38 5,79 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 662,27 4,64 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 693,45 4,86

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 79,89 0,56

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4555,5 31,95

2.1 Đất ở OCT 1017,69 7,14

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 930,61 6,53 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 87,08 0,61

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2504,29 17,56

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 16,21 0,11

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 3,37 0,02

2.2.3 Đất an ninh CAN 2,50 0,02

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 94,63 0,66 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh PNN CSK 463,10 3,25 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 1924,49 13,50

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 21,67 0,15

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 22,70 0,16

2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lễ NTD 211,21 1,48

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 773,04 5,42 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 1,31 0,01 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3,59 0,03

3 Đất chưa sử dụng CSD 122,51 0,86

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 122,51 0,86 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Khánh (2018)

4.3. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI HUYỆN YÊN KHÁNH 4.3.1. Xác định, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đất đai

Việc lựa chọn các chỉ tiêu và phân cấp cho bản đồ đơn vị đất đai phục vụ cho đánh giá đất và quy hoạch phát triển nông nghiệp là rất quan trọng. Nó yêu cầu phản ánh được ở mức cao nhất các yếu tố liên quan đến chất lượng đất đai (đặc tính và tính chất) nhằm trả lời các đòi hỏi về yêu cầu của các LUT trên cơ sở dựa vào các dữ liệu về đất đai trong hệ thống sử dụng đất của vùng nghiên cứu. Các chỉ tiêu xác định đơn vị đất đai phải đáp ứng được mục tiêu đánh giá mức độ thích hợp của đơn vị đất đai với loại sử dụng đất. Theo FAO, các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cần đảm bảo các điều kiện :

- Có thể kế thừa trong các tài liệu hiện có hoặc có khả năng bổ sung và dễ dàng quan sát được trên thực tế.

- Có thể gộp thành các nhóm yếu tố, chỉ tiêu có mối quan hệ tương đối giống nhau đối với từng loại sử dụng đất.

- Là các yếu tố tương đối bền vững, không có triển vọng thay đổi nhanh do các biện pháp quản lý, trừ khi có những biện pháp cải tạo lớn.

Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu và phân cấp tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu và phạm vi sử dụng của chương trình đánh giá đất đai, song phải đảm bảo được các nguyên tắc chung trong xác định các LMU mà FAO đã đề ra.

Theo chỉ dẫn của FAO, để đánh giá các đặc tính đất đai ở phạm vi vùng có diện tích không lớn lắm và có các đặc điểm khí hậu tương đồng thì có thể đi sâu lựa chọn các yếu tố thổ nhưỡng như: tính chất của đất (loại đất, các tính chất vật lý, hoá học của đất), các đặc tính về địa hình (độ dốc, dáng đất, địa hình tương đối, độ cao), các tính chất về nước (tình hình tưới, tiêu, úng ngập), tính chất phân bố của thực vật và động vật. Các yếu tố trên có ý nghĩa ảnh hưởng quyết định đến sức sản xuất và khả năng sử dụng đất. Trong đó có những yếu tố ảnh hưởng rất mạnh (yếu tố trội) và cũng có những yếu tố ảnh hường yếu (yếu tố thường) tới khả năng và hiệu quả sử dụng đất đai. Nếu sử dụng được nhiều yếu tố để xác định các đơn vị đất đai thì kết quả cho ra các LMU có khả năng chính xác cao hơn và sẽ có nhiều đơn vị bản đồ đất đai. Tuy nhiên, cũng sẽ rất khó khăn trong việc đánh giá và phân hạng thích hợp vì có quá nhiều đơn vị bản đồ đất mặc dù sự sai khác về tính chất đất giữa chúng là không đáng kể và điều này không mang ý nghĩa lớn cho thực tiễn sử dụng đất.

Yên Khánh là huyện đồng bằng của tỉnh Ninh Bình, điều kiện địa hình khá bằng phẳng nên sản xuất nông nghiệp có nhiều thuận lợi, để xác định các chỉ tiêu phân cấp trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa vào các căn cứ sau:

- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm, tính chất đất và những nguồn dữ liệu có khả năng khai thác được.

- Căn cứ vào yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất trong vùng nghiên cứu đối chiếu với những nguồn tư liệu có thể thu thập về thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, điều kiện thuỷ lợi, kết hợp với điều tra khảo sát ngoài thực địa để xem xét, cân nhắc về các yếu tố có thể lựa chọn cho việc xác đinh LMU cho huyện Yên Khánh.

Trên cơ sở các điều kiện, đặc điểm, tính chất của vùng cùng với các yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất nông nghiệp cần đánh giá, kết hợp với các dữ liệu có được của bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất,… lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp sau:

Bảng 4.2. Phân cấp chỉ tiêu phục vụ xây dựng bản đồ huyện Yên Khánh

Yếu tố Chỉ tiêu phân cấp Ký hiệu

1. Loại đất (G)

Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe) G1 Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua

(Pe) G2

Đất phù sa không được bồi chua (Pc) G3

Đất phù sa glây (Pg) G4 2. Thành phần cơ giới (TPCG) Nhẹ (Thịt nhẹ, cát pha) TPCG1 Trung bình (Thịt trung bình) TPCG2 Nặng (Thịt nặng) TPCG3

3. Địa hình tương đối (DHTD) Cao DHTD1 Vàn cao DHTD2 Vàn DHTD3 Vàn thấp DHTD4 4. Chế độ tưới (I) Chủ động I1 Bán chủ động I2

4.3.2. Xây dựng các bản đồ đơn tính

4.3.2.1. Bản đồ đất

Loại đất là một chỉ tiêu tổng hợp, khái quát được đặc tính chung của khoanh đất. Loại đất phản ánh hàng loạt các chỉ tiêu lý, hóa, sinh học cơ bản của đất, nó còn cho ta khái niệm về khả năng sử dụng đất và các mức độ tốt xấu, đáp ứng cho các nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng (Trần Thị Thu Hiền và Đàm Xuân Vận, 2012).

Dựa trên kết quả xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 do Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2017) xây dựng theo phương pháp phân loại đất của FAO - UNESCO, kết hợp với kiểm tra thực địa, đề tài đã xây dựng bản đồ loại đất cho huyện Yên Khánh, chi tiết thể hiện ở hình 4.3. Kết quả phân cấp thống kê diện tích, phân bố các loại đất theo đơn vị hành chính thể hiện ở bảng 4.3 và phụ biểu 1.

Bảng 4.3. Phân cấp và thống kê các loại đất của huyện Yên Khánh hiệu Loại đất Số khoanh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

G1 Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe) 3 19,16 0.23 G2 Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua

(Pe) 149 4.609,50 55,21 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

G3 Đất phù sa không được bồi chua (Pc) 70 622,19 7,45 G4 Đất phù sa glây (Pg) 228 3.097,73 37,11

Tổng 450 8.348,58 100,00

Bản đồ loại đất đã xác định được đất huyện Yên Khánh gồm có 4 loại đất: Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe); Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (Pe); Đất phù sa không được bồi chua (Pc); Đất phù sa glây (Pg) (Đặc tính 4 loại đất được thể hiện chi tiết tại phụ biểu 9).

- Đất phù sa được bồi trung tính, ít chua (Pbe): Diện tích 19,16 ha, chiếm 0,23% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 3 khoanh đất. Phân bố thành dải hẹp dọc theo phía ngoài đê sông Đáy ở xã Khánh Thành (13,64 ha) và Khánh Tiên (5,52

ha). Đất được hình thành do phù sa sông Đáy bồi đắp. Loại đất này thích hợp với phần lớn các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày như đậu đỗ, lạc.

- Đất phù sa không được bồi trung tính, ít chua (Pe): Diện tích 4.609,50 ha, chiếm 55,21% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 149 khoanh đất, phân bố ở địa hình thấp. Đây là loại đất có quy mô diện tích lớn nhất, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, tập trung nhiều nhất ở trong đê thuộc xã Khánh Trung (566,18 ha), Khánh Hội (514,49 ha), Khánh Nhạc (513,24 ha), Khánh Cường (486,79 ha), Khánh Hồng (484,46 ha) ... Đất được hình thành do sản phẩm bồi tích của sông Đáy nhưng hiện nay đã thoát ly quá trình bồi đắp của phù sa, do hình thành hệ thống đê ngăn lũ, một vài nơi do phân bố ở địa hình cao nên không còn chịu ảnh hưởng của chế độ ngập lụt, không còn bồi tụ thêm. Loại đất này phân bố chủ yếu ở địa hình vàn và vàn cao. Do phần lớn diện tích phân bố ở địa hình vàn nên phương thức sử dụng chủ yếu hiện nay vẫn là canh tác 2 vụ lúa và luân canh hai vụ lúa kết hợp vụ đông. Địa hình vàn cao chủ yếu là canh tác chuyên màu. Cây màu vụ đông rất đa dạng thường là ngô, rau màu hoặc khoai lang.

- Đất phù sa không được bồi, chua ( Pc): Diện tích có 622,19 ha, chiếm 7,45% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 70 khoanh đất; phân bố rải rác ở một số xã trong huyện, nhiều nhất ở thị trấn Yên Ninh (184,82 ha), Khánh Nhạc (101,18 ha) … Đất phân bố ở trong đê, hàng năm không được bồi đắp phù sa nữa. Đất được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Đáy. Đất phù sa không được bồi chua hiện đang được sử dụng trồng lúa, rau màu. Nhìn chung rất thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của các cây trồng cạn ưu điều kiện thoáng khí, thoát nước. Đây cũng là loại đất khá lý tưởng đối với các loại cây ăn quả như nhãn, đu đủ, cam, quýt…. Tuy nhiên chỉ phát triển cây ăn quả ở nơi có địa hình cao. Những chân vàn, chủ động nước nên ưu tiên trồng lúa, lúa – màu, loại cây màu chủ yếu là rau, ngô, khoai tây hoặc các loài cây họ đậu.

- Đất phù sa glây (Pg): Diện tích có 3.097,73 ha, chiếm 37,11% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 228 khoanh đất, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, tập trung ở một số xã: Khánh Hải (652,51 ha), Khánh Cư (354,23 ha), Khánh An (339,70 ha), Khánh Hòa (319,86 ha), Khánh Lợi (307,82 ha).... Đất cũng được hình thành do sự lắng đọng của phù sa sông nhưng phân bố ở địa hình thấp, trũng so với địa hình xung quanh. Loại đất này hiện nay chủ yếu được sử dụng trồng 2 vụ lúa và là trọng điểm thâm canh lúa của địa phương.

Hình 4.3. Bản đồ đất huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

4.3.2.2. Bản đồ thành phần cơ giới

Thành phần cơ giới đất là tỷ lệ tương đối giữa các cấp hạt cơ giới: cấp hạt cát, cấp hạt bụi hay còn gọi là Limon và cấp hạt sét (Trần Văn Chính, 2006).

Thành phần cơ giới đất là một trong những tính chất quan trọng của đất, là cơ sở để bố trí cây trồng và xây dựng các biện pháp canh tác khác như làm đất, bón phân, tưới tiêu... Trên cơ sở bản đồ thổ nhưỡng và đối chiếu với tiêu chuẩn phân cấp về thành phần cơ giới đất, đề tài đã xây dựng được bản đồ thành phần cơ giới cho huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, chi tiết được thể hiện ở hình 4.4. Kết quả phân cấp, thống kê diện tích, phân bố thành phần cơ giới theo đơn vị hành chính thể hiện ở bảng 4.4 và phụ biểu 2.

Bảng 4.4. Phân cấp và thống kê chỉ tiêu thành phần cơ giới Ký hiệu Thành phần cơ giới Số khoanh Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) TPCG1 Nhẹ (Thịt nhẹ, cát pha) 115 1.014.79 12,16 TPCG2 Trung bình (Thịt trung bình) 186 3.972.26 47,58 TPCG3 Nặng (Thịt nặng) 149 3.361.53 40,26 Tổng 450 8.348.58 100,00

Phân cấp thành phần cơ giới đất trên địa bàn huyện được xác định gồm 3 cấp, cụ thể:

- Thành phần cơ giới nhẹ (Thịt nhẹ, cát pha): Diện tích có 31.014.79 ha, chiếm 12,16% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 115 khoanh đất, phân bố rải rác ở một số xã trong huyện, nhiều nhất ở thị trấn Yên Ninh (220,40 ha), Khánh Hội (191,76 ha), Khánh An (122,36 ha).

- Thành phần cơ giới trung bình (Thịt trung bình): Diện tích có 3.972.26 ha, chiếm 47,58% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 186 khoanh đất. Đây là thành phần cơ giới có quy mô diện tích lớn nhất, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã Khánh Nhạc (662,78 ha), Khánh Hồng (415,02 ha), Khánh Cư (360,73 ha), Khánh Hải (358,67 ha), Khánh Mậu (346, 31 ha).

- Thành phần cơ giới nặng (Thịt nặng): Diện tích có 3.361.53 ha, chiếm 40,26% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 149 khoanh đất, phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tập trung nhiều ở các xã Khánh Trung (503,29 ha), Khánh Cường (440,47 ha), Khánh Thành (422,55 ha), Khánh Thủy (409,69 ha).

Hình 4.4. Bản đồ thành phần cơ giới huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

4.3.2.3. Bản đồ địa hình tương đối

Địa hình tương đối có ảnh hưởng quan trọng đến chế độ canh tác như: làm đất, tưới, tiêu, khả năng giữ nước và các tính chất khác của đất. Địa hình tương đối liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 49)