Đánh giá thích hợp cho một số LUT chính theo yêu cầu sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 69 - 71)

Yêu cầu sử dụng đất là một trong những thông tin đầu vào không thể thiếu của tiến trình đánh giá đất đai. Yêu cầu sử dụng đất là căn cứ để so sánh đối chiếu với đặc điểm và chất lượng đất đai nhằm xác định mức độ thích hợp của đất đai với cây trồng thuộc loại sử dụng đất cần đánh giá.

- Dựa vào kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên và tình hình sử dụng đất xác định các yếu tố tự nhiên có tác động trực tiếp đối với sử dụng đất.

- Dựa vào đặc điểm sinh lý, yêu cầu sinh thái của cây trồng, nhóm cây trồng thuộc loại sử dụng đất cần đánh giá.

- Dựa vào đặc điểm các yếu tố tham gia tạo lập đơn vị bản đồ đất đai và chỉ tiêu phân cấp của chúng.

Các yêu cầu sử dụng đất được phân cấp theo 4 mức độ: S1: rất thích hợp, có mức hạn chế thấp nhất; S2: thích hợp, có mức hạn chế từ ít đến trung bình; S3: ít thích hợp, có mức hạn chế lớn; N: không thích hợp, có mức hạn chế rất lớn đến mức phải loại bỏ khả năng áp dụng LUT trên thực tế. Đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các LUT theo yêu cầu sử dụng đất được thể hiện ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Phân cấp chỉ tiêu phục vụ phân hạng thích hợp đất đai

LUT Loại chỉ tiêu Mức độ thích hợp

S1 S2 S3 N

Chuyên lúa

Loại đất (G) 1, 2, 3, 4

Thành phần cơ giới (TPCG) 2, 3 1

Địa hình tương đối (DHTD) 3,4 2 1

Chế độ tưới (I) 1 2

Lúa màu

Loại đất (G) 1, 2, 3 4

Thành phần cơ giới (TPCG) 2 1, 3

Địa hình tương đối (DHTD) 3 2 4 1

Chế độ tưới (I) 1 2

Chuyên màu

Loại đất (G) 1,2,3 4

Thành phần cơ giới (TPCG) 1 2 3

Địa hình tương đối (DHTD) 1 2 3 4

Chế độ tưới (I) 1 2

CHÚ THÍCH: S1: rất thích hợp, S2: thích hợp, S3: ít thích hợp, N: không thích hợp

Các tính chất, đặc điểm của từng đơn vị đất đai sẽ được đối chiếu với yêu cầu sử dụng đất của mỗi loại sử dụng đất. Mỗi tính chất đất đai sẽ có một mức thích hợp sau khi đối chiếu với yêu cầu sử dụng đất của một loại sử dụng nào đó. Như vậy, mỗi đơn vị đất đai trong quá trình so sánh sẽ có nhiều cấp thích hợp riêng lẻ.

Do vậy, để xác định được hạng chung nhất về khả năng thích hợp của một đơn vị đất đai đối với một LUT nào đó, sử dụng phương pháp “yếu tố hạn chế” hay còn gọi là “lấy giới hạn dưới”. Theo phương pháp này, mức độ thích hợp tổng quát của một đơn vị đất đai với một LUT là mức thích hợp thấp nhất đã được phân loại của các tính chất đất đai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 69 - 71)