Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin, số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 41)

Xử lý các thông tin, số liệu thu thập được bằng phần mềm thông dụng như Microsoft Office Excel...

Sau khi chồng xếp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, tiến hành tổng hợp, phân tích, thống kê và mô tả các đơn vị đất đai: Số lượng, diện tích của các đơn vị đất đai; số khoanh đất và mức độ phân bố của chúng; mô tả các đặc tính, tính chất đất đai của các đơn vị đất đai và định hướng sử dụng đất.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Khánh là huyện đồng bằng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Ninh Bình, có tổng diện tích tự nhiên 14.259,8 ha, nằm trên Quốc lộ 10 nối liền giữa Ninh Bình với vùng biển Kim Sơn và các tỉnh đồng bằng sông Hồng với tọa độ địa lý: từ 20007’ đến 20016’ vĩ độ Bắc và từ 105057’ đến 106010’ kinh độ Đông (Hình 4.1).

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

- Phía Tây Bắc giáp Thành phố Ninh Bình; - Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định; - Phía Nam giáp huyện Kim Sơn;

- Phía Tây Nam giáp huyện Yên Mô và huyện Hoa Lư. H. KIM SƠN

H. HOA LƯ

H. YÊN KHÁNH

H. YÊN MÔ

TP. NINH BÌNH H. NGHĨA HƯNG

Vị trí địa lý khá thuận lợi trên đây là điều kiện cơ bản để huyện Yên Khánh giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng lân cận. Mặt khác với quy mô diện tích vừa phải, đất đai bằng phẳng lại gần các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế của Ninh Bình nên huyện Yên Khánh có điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai và các nguồn lực khác nhằm phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Yên Khánh là huyện đồng bằng thuần nhất, địa hình tương đối bằng phẳng, cao trình đất đai có xu hướng giảm dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo thành lòng chảo và ô trũng ở một số khu vực ven đê. Một số khu vực thấp thường hay bị ngập úng vào mùa mưa lũ, độ cao trung bình 0,6-3,0 m so với mực nước biển, đất đai chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm. Địa hình bằng phẳng tạo tiềm năng phát triển nông nghiệp (trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày), công nghiệp (chế biến lương thực, thực phẩm và các làng nghề truyền thống) và các ngành dịch vụ.

4.1.1.3. Khí hậu

Yên Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông khô lạnh, mưa ít. Nhiệt độ trung bình năm từ 23,00C - 23,60C. Tổng nhiệt độ năm trên 8.5000C, mùa đông nhiệt độ trung bình là 200C, mùa hè nhiệt độ trung bình là 270C. Mức nhiệt này đảm bảo cho cây trồng vụ đông xuân phát triển nếu bố trí giống và thời vụ thích hợp. Do vị trí địa lý nằm gần biển nên độ ẩm không khí tương đối cao, bình quân cả năm từ 83% - 87%. Tổng lượng mưa trung bình năm đạt 1.890-1.950 mm nhưng lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm. Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2,3-2,5 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là đông bắc. Mùa hè hướng gió thịnh hành từ đông đến đông, đầu mùa hạ có gió tây khô nóng (UBND huyện Yên Khánh, 2017a).

4.1.1.4. Thủy văn

Yên Khánh có mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đều, có hệ thống các sông: sông Vạc, sông Đáy, sông Mới, sông Dưỡng Điềm, sông Tiên Hoàng... Với tổng chiều dài gần 85 km, diện tích chiếm đất 494,86 ha, phân bố rộng khắp trong huyện, các sông thường theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ra biển. Nguồn nước sông Đáy, sông Vạc... đã đảm bảo đủ nguồn tưới nước cho phần lớn diện tích canh tác của huyện thông qua các cống dưới đê và các âu thuyền (UBND huyện Yên Khánh, 2017a).

4.1.1.5. Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn huyện có 166 di tích các loại gồm: đình, đền, chùa, nhà thờ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân trong huyện. Số đình, chùa, miếu được công nhận là di tích lịch sử là 43. Về di tích lịch sử, Yên Khánh là quê hương của trạng bồng Vũ Duy Thanh, là nơi gắn bó với sự nghiệp của Triệu Việt Vương với nhiều đền thờ, Yên Khánh có chùa Dầu nổi tiếng thời Trần. Yên Khánh có chùa Thiên Đô hay chùa Yên Vệ gắn với lễ hội làng Yên Vệ nổi tiếng được lưu truyền. Trong những năm tới, với chính sách đầu tư, quảng bá, đây sẽ là những điểm thu hút mạnh khách du lịch (UBND huyện Yên Khánh, 2017a).

4.1.1.6. Thực trạng môi trường

UBND huyện thường xuyên chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, thực hiện tốt việc tuyên truyền, hưởng ứng các hoạt động về bảo vệ môi trường. 19/19 xã, thị trấn đều có các đội thu gom rác thải, tỷ lệ thu gom xử lý rác thải khoảng 85%. Trong những năm gần đây, môi trường của huyện ít nhiều đã bị ảnh hưởng bởi các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế huyện Yên Khánh năm 2017

14%

68%

18% Ghi chú (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nông lâm thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo chiều hướng tích cực đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại, du lịch, dịch vụ. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá so sánh năm 2010) đạt 9,3% ; cơ cấu kinh tế 3 nhóm ngành nông lâm thủy sản – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ là 14% – 68% – 18%. Phát triển và chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện cũng tạo cơ sở cho sự phát triển các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa… cải thiện đáng kể đời sống người dân trên địa bàn huyện cả về vật chất và tinh thần (UBND huyện Yên Khánh, 2017b).

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, huyện Yên Khánh đã tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện chuyển dịch tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế.

Trồng trọt: Chỉ đạo chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đưa các loại máy móc vào trong các khâu sản xuất góp phần giảm sức lao động, nâng cao chất lượng, hiệu quả và giá trị canh tác. Tổng diện tích gieo trồng cây trong năm đạt 19.613 ha, tăng 213 ha so với năm 2016. Năm 2017, sản lượng lương thực có hạt đạt 91,59 nghìn tấn, giá trị trên 1 ha canh tác đạt 134,9 triệu đồng. Tập trung chỉ đạo mở rộng diện tích vụ đông với những cây trồng có giá trị và hiệu quả kinh tế cao như: khoai tây, dưa chuột, bí xanh, trạch tả, rau các loại... Tổng diện tích gieo trồng vụ đông là 2.500 ha.

Chăn nuôi - thủy sản: Tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô gia trại, trang trại. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá. Mặc dù giá thịt lợn có biến động giảm mạnh đầu năm làm ảnh hưởng đến chăn nuôi của nhân dân, nhưng số lượng gia súc, gia cầm cơ bản được duy trì ổn định. Tổng đàn vật nuôi trên địa bàn huyện hiện có 1.071.669 con, trong đó: Trâu có 1.490 con, bò có 5.295 con, lợn có 73.964 con, dê có 920 con, da cầm có 990.000 con. Công tác giám sát dịch bệnh được quan tâm chỉ đạo, phát hiện và xử lý kịp thời ổ dịch cúm gia cầm tại xã Khánh Nhạc không để phát sinh ra diện rộng. Tổ chức chỉ đạo tiêm phòng định kỳ vụ xuân hè,

thu đông cho đàn gia súc, gia cầm. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 634,2 ha, tăng 9,7 ha so với năm 2016. Sản lượng thủy sản đạt 3.285 tấn, tăng 100 tấn so với năm 2016 (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017).

b. Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm qua, nhóm ngành công nghiệp - xây dựng của huyện Yên Khánh luôn được khuyến khích phát triển và đã đạt được những kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp trên địa bàn huyện có xu hướng tăng, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.

Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp Khánh Phú, khu công nghiệp Khánh Cư, cụm công nghiệp Khánh Nhạc, cụm công nghiệp Yên Ninh. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) năm 2017 đạt 6.956,36 tỷ đồng, tăng 815,66 tỷ đồng so với năm 2016.

Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cũng được duy trì hoạt động, tăng thu nhập cho người lao động. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 7 làng được công nhận làng nghề theo tiêu chí của tỉnh. Sản phẩm của các làng nghề thủ công mỹ nghệ đã có chỗ đứng trong tỉnh và cả nước.

c. Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ

Những năm gần đây, việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã kéo theo sự phát triển của các hoạt động thương mại, dịch vụ. Địa bàn huyện xuất hiện nhiều thành phần kinh doanh, chủng loại hàng hóa đa dạng, thị trường sôi động, hình thành hệ thống mạng lưới, kênh lưu thông phân phối hàng hóa theo cơ chế thị trường. Một số ngành dịch vụ có tốc độ tăng khá là thương mại, vận tảỉ, dịch vụ tín dụng ngân hàng…

Công tác quản lý thị trường được tăng cường chỉ đạo, kiểm soát, hạn chế tối đa tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, đảm bảo ổn định giá tiêu dùng, chất lượng dịch vụ được nâng lên. Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 3.251,8 tỷ đồng, trong đó: thương nghiệp 2.665,75 tỷ đồng; khách sạn nhà hàng 343,91 tỷ đồng; dịch vụ 242,13 tỷ đồng. Doanh thu vận tải năm 2017 đạt 837 tỷ đồng, tăng 86 tỷ đồng so với năm 2016 (UBND huyện Yên Khánh, 2017b).

Ngành du lịch trên địa bàn huyện có nhiều tiềm năng nhưng đến nay chưa được khai thác hết. Các di tích lịch sử, các điểm đến của khách du lịch chưa được đầu tư đúng mức. Số khách du lịch đến huyện chưa nhiều.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo số liệu thống kê năm 2017, dân số của huyện là 139.800 người. Dân số phân bố tương đối đồng đều tại các xã. Chất lượng dân số và tuổi thọ trung bình ngày càng cao. Mức giảm tỷ lệ sinh năm 2017 trên địa bàn huyện đạt 0,2%. Đời sống người dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Năm 2017 thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 28 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2017 toàn huyện giảm xuống còn 3,1%.

Đến năm 2017, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 91.500 người, chiếm khoảng 65% dân số. Vấn đề giải quyết việc làm luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Huyện đã có các chương trình lập dự án, khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tạo việc làm. Các khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động giải quyết và đáp ứng cơ bản việc làm cho lao động địa phương. Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm được chú trọng, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề được nâng lên, giải quyết việc làm mới cho 4200 lao động (Chi cục Thống kê huyện Yên Khánh, 2018).

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Huyện có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua như QL10, tuyến Bái Đính - Kim Sơn, tuyến 481C, 481B, 480C, 480B... đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương.

Trong năm 2016, 2017, huyện đã cải tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông liên xã từ Bái Đính - Kim Sơn đến đê sông Đáy xã Khánh Tiên; cải tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông kết hợp tiêu thoát nước cho khu dân cư phía Tây Nam, thị trấn Yên Ninh; cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng cụm trung tâm xã Khánh Lợi. Thi công dự án xây dựng tuyến đường kết nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với Quốc lộ 1 (giai đoạn 2).

Các tuyến huyện lộ, liên xã, liên thôn, hệ thống đường giao thông trong các khu dân cư cơ bản đã được bê tông hóa và lát gạch tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt cũng như giao lưu kinh tế với khu vực bên ngoài.

Có thể thấy, những năm gần đây, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện ngày càng hoàn thiện, đặc biệt khi chương trình thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện. Tuy nhiên, trong năm tới vẫn cần đầu tư, nâng cấp một số tuyến để đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

b. Thủy lợi

Huyện Yên Khánh có sông Đáy chảy qua 11 xã nằm ở phía Đông huyện có tổng chiều dài 37,3 km, sông Vạc chảy qua 7 xã phía Tây của huyện với chiều dài 14,6 km, đây là nguồn nước tưới dồi dào cho diện tích đất nông nghiệp của huyện (UBND huyện Yên Khánh, 2017a).

Ngoài ra, hệ thống kênh tưới, tiêu, hệ thống đê, cống, trạm bơm khá hoàn thiện. Diện tích được tưới, tiêu chủ động ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, cần đầu tư, nâng cấp một số tuyến kênh, trạm bơm ở một số xã và nạo vét sông, xây dựng hệ thống kiểm soát mặn ứng phó biến đổi khí hậu.

c. Giáo dục

Hiện nay, chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến rõ nét ở từng ngành học, cấp học. Công tác đầu tư cơ sở vật chất trường học, xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia được tăng cường, tổng số trường đạt chuẩn trên địa bàn toàn huyện là 60 trường, đạt 96,8%. Công tác khuyến học khuyến tài từ huyện đến cơ sở được quan tâm chỉ đạo đạt kết quả tốt, Quỹ khuyến học khuyến tài Vũ Duy Thanh tổ chức trao thưởng cho 160 lượt học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc trong năm học 2016 - 2017 với tổng số tiền thưởng 183,5 triệu đồng đã góp phần động viên phong trào thi đua ''dạy tốt - học tốt” trong các nhà trường. Hoàn thành Đề án xây dựng trường THCS thị trấn Yên Ninh thành trường chất lượng cao của huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Y tế

Công tác y tế - dân số - gia đình và trẻ em đã được quan tâm và cải thiện rõ rệt về nhiều mặt. Hệ thống mạng lưới y tế, nhất là y tế cấp cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và từng bước chuyên sâu. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao. Ngoài bệnh viện của huyện còn có các trạm y tế của các nhà máy xí nghiệp đóng trên địa bàn và 100% xã có trạm y tế. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ cả 2 lĩnh vực phòng bệnh và chữa bệnh. Duy trì tốt việc tiêm chủng mở rộng ở tất cả các xã, thị trấn. Chỉ đạo tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 98,2%; tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai trước khi sinh đạt 98%; cho trẻ em từ 6 – 36 tháng tuổi uống Vitamin A đạt 100%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 12,1%. Năm 2017, số bác sỹ trung bình/1 vạn dân đạt

3,9 bác sỹ. Công tác Bảo hiểm Y tế được tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện, tăng cường vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 41)