Trên phạm vi cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 35)

Năm 1995, Vũ Thị Bình đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá đất đai phục vụ định hướng quy hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Gia Lâm, vùng đồng bằng sông Hồng”. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho huyện Gia Lâm tỷ lệ 1/25.000 gồm 20 đơn vị đất đai trên cơ sở xác định 6 chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là loại đất, thành phần cơ giới, độ phì đất, điều kiện tưới, điều kiện tiêu và ngập úng (Vũ Thị Bình, 1995).

Theo nghiên cứu của Đoàn Công Quỳ (2000): Tổng diện tích được điều tra đánh giá của huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên là 48.801,20 ha, bao gồm 680 khoanh và 52 đơn vị đất đai trên cơ sở xác định 8 chỉ tiêu phân cấp để xây dựng

bản đổ đơn vị đất đai là nhóm đất, thành phần cơ giới, địa hình tương đối, độ dốc, độ cao, độ dày tầng đất, chế độ tưới và tiêu.

Tác giả Đỗ Nguyên Hải (2000) đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh”. Nghiên cứu này đã xác định được 25 đơn vị đất đai trên cơ sở xác định 6 chỉ tiêu phân cấp, đó là: Loại đất, thành phần cơ giới, địa hình, độ phì, chế độ tưới và ngập úng.

Từ năm 1998 đến 2010, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000 cho nhiều địa phương (các huyện của tỉnh Hà Nam, Bắc Ninh, Lào Cai; huyện Văn Yên, Trấn Yên thuộc tỉnh Yên Bái; huyện Tuần Giáo thuộc tỉnh Điện Biên…) trong chương trình ĐGĐĐ và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đã xác định một số chỉ tiêu như sau: Loại hình thổ nhưỡng; độ dốc (Đối với vùng đồi núi); địa hình tương đối; độ sâu xuất hiện tầng glây (đối với vùng đồng bằng); thành phần cơ giới; khả năng tưới, tiêu; độ phì nhiêu của đất, v.v

Các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả tiến hành trên nhiều đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau đã chứng tỏ việc xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên của từng vùng. Các vùng khác nhau có số lượng cũng như loại chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ cũng khác nhau. Các chỉ tiêu được lựa chọn phản ánh đặc thù của vùng nghiên cứu đồng thời cũng phản ánh mức độ và phạm vi nghiên cứu.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu thực hiện trong phạm vi ranh giới hành chính huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, gồm 18 xã và 1 thị trấn.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Thời gian tiến hành đề tài luận văn: Từ tháng 3/2017 đến tháng 10/2018. - Thời gian thu thập số liệu: Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; các số liệu về tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Khánh giai đoạn 2016 - 2017. Các số liệu sơ cấp được điều tra tại thời điểm năm 2017.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (không bao gồm đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm) với tổng diện tích là 8.348,58 ha.

- Các loại sử dụng đất chủ yếu trên địa bàn huyện huyện Yên Khánh.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Khánh

- Các dữ liệu về điều kiện tự nhiên đất đai bao gồm: Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, chế độ thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên ... của huyện.

- Các dữ liệu về điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm: Cơ cấu kinh tế, hiện trạng dân số, lao động và cơ sở hạ tầng liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

3.4.2. Tình hình sử dụng đất của huyện Yên Khánh

- Cơ cấu các loại đất của huyện. - Hiện trạng sử dụng đất của huyện.

3.4.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Yên Khánh tỷ lệ 1/25.000

- Xác định, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đất đai phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất của huyện.

- Xây dựng các bản đồ đơn tính theo các chỉ tiêu đất đai đã phân cấp. - Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Yên Khánh.

- Mô tả các đơn vị đất đai huyện Yên Khánh.

3.4.4. Đánh giá thích hợp đất cho một số loại sử dụng đất chính

- Xác định các loại sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Yên Khánh.

- Đánh giá thích hợp cho một số loại sử dụng đất chính theo yêu cầu sử dụng đất trên địa bàn huyện.

- Tổng hợp diện tích thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất.

3.4.5. Định hướng sử dụng đất huyện Yên Khánh

- Đề xuất một số định hướng sử dụng đất trên địa bàn huyện.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu về:

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, .. - Điều kiện kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế, thực trạng phát triển các ngành kinh tế, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, ...

- Tình hình sử dụng đất: Cơ cấu và hiện trạng sử dụng các loại đất (nông nghiệp, phi nông nghiệp, chưa sử dụng) trên địa bàn huyện.

- Các loại bản đồ: Bản đồ địa hình (DEM) tỷ lệ 1:25.000, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 tỷ lệ 1:25.000, bản đồ thổ nhưỡng huyện Yên Khánh tỷ lệ 1/25.000.

Nguồn số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thu thập tại Uỷ ban nhân dân huyện Yên Khánh, Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và môi trường, Chi cục thống kê huyện Yên Khánh. Bản đồ thổ nhưỡng huyện Yên Khánh được thu thập tại Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.

3.5.2. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn tính

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu đã thu thập: Số liệu về hiện trạng sử dụng đất, số liệu phân tích các tính chất lý, hóa của đất và các loại bản đồ (bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng huyện Yên Khánh tỷ lệ 1/25.000), tiến hành nghiên cứu xây dựng các loại bản đồ đơn tính.

Lựa chọn các yếu tố có liên quan đến việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa trên các tài liệu đã có về điều kiện tự nhiên (đất đai, địa hình, tưới,...) và

những nguồn dữ liệu có khả năng khai thác, kế thừa được về huyện Yên Khánh. Căn cứ vào đối tượng, mục tiêu nghiên cứu và tỷ lệ bản đồ cần xây dựng, cân nhắc các yếu tố có thể lựa chọn cho việc xác định các đơn vị đất đai cho huyện Yên Khánh. Các yếu tố liên quan đến xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được xác định gồm:

- Loại đất (G): Loại đất là một yếu tố tổng hợp, khái quát được đặc tính chung của một vạt đất. Loại đất đã chứa hàng loạt chỉ tiêu lý, hóa tính cơ bản của đất. Loại đất còn cho ta khái niệm ban đầu về khả năng sử dụng với mức độ tốt xấu tương đối. Kế thừa kết quả nghiên cứu của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, huyện Yên Khánh có 1 nhóm đất phù sa với 04 loại đất sau:

+ Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe) + Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (Pe) + Đất phù sa không được bồi chua (Pc)

+ Đất phù sa glây (Pg)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tất cả 04 loại đất trên để phân cấp phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.

- Thành phần cơ giới (TPCG): Thành phần cơ giới của huyện Yên Khánh được chia làm 3 cấp:

+ Cơ giới nhẹ (Cát pha, thịt nhẹ) + Cơ giới trung bình (Thịt trung bình) + Cơ giới nặng (Thịt nặng)

- Địa hình tương đối (DHTD): Trên địa bàn huyện Yên Khánh xác định được 4 cấp địa hình: cao, vàn cao, vàn, vàn thấp.

- Chế độ tưới (I): Được phân thành 2 cấp: Tưới chủ động, tưới bán chủ động.

+ Tưới chủ động là những khu vực có hệ thống kênh mương dẫn nước từ trạm bơm đầu nguồn vào ruộng mà không cần hỗ trợ của bơm tát.

+ Tưới bán chủ động là những diện tích đất mà hệ thống kênh mương không dẫn được nước trực tiếp vào ruộng mà phải dùng bơm tát, máy và tay hỗ trợ mới cung cấp được nước tưới cho ruộng.

3.5.3. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Sau khi thành lập được các bản đồ đơn tính, ứng dụng phần mềm ArcGIS để chồng xếp, phân tích, truy xuất dữ liệu các bản đồ đơn tính để tạo ra bản đồ đơn vị đất đai (theo phương pháp của FAO).

3.5.4. Phương pháp đánh giá thích hợp theo FAO

Từ các loại sử dụng đất (LUT), tiến hành đối chiếu, so sánh các đặc tính và tính chất của từng LUT. Từ đó, xếp hạng các yếu tố chẩn đoán là tập hợp các giá trị yêu cầu sử dụng đất thoả mãn các điều kiện thích hợp của từng LUT. Cấu trúc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán: S1: Rất thích hợp S2: Thích hợp S3: Ít thích hợp N: Không thích hợp Bản đồ thành phần cơ giới Bản đồ địa hình tương đối Bản đồ loại đất Bản đồ Chế độ tưới BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI Chồng xếp Bản đồ chồng xếp tổng hợp Xử lý dữ liệu thuộc tính

Từ các yếu tố chẩn đoán đánh giá khả năng thích hợp tổng thể của đơn vị đất đai cho từng LUT chính.

3.5.5. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin, số liệu

Xử lý các thông tin, số liệu thu thập được bằng phần mềm thông dụng như Microsoft Office Excel...

Sau khi chồng xếp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, tiến hành tổng hợp, phân tích, thống kê và mô tả các đơn vị đất đai: Số lượng, diện tích của các đơn vị đất đai; số khoanh đất và mức độ phân bố của chúng; mô tả các đặc tính, tính chất đất đai của các đơn vị đất đai và định hướng sử dụng đất.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Khánh là huyện đồng bằng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Ninh Bình, có tổng diện tích tự nhiên 14.259,8 ha, nằm trên Quốc lộ 10 nối liền giữa Ninh Bình với vùng biển Kim Sơn và các tỉnh đồng bằng sông Hồng với tọa độ địa lý: từ 20007’ đến 20016’ vĩ độ Bắc và từ 105057’ đến 106010’ kinh độ Đông (Hình 4.1).

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

- Phía Tây Bắc giáp Thành phố Ninh Bình; - Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định; - Phía Nam giáp huyện Kim Sơn;

- Phía Tây Nam giáp huyện Yên Mô và huyện Hoa Lư. H. KIM SƠN

H. HOA LƯ

H. YÊN KHÁNH

H. YÊN MÔ

TP. NINH BÌNH H. NGHĨA HƯNG

Vị trí địa lý khá thuận lợi trên đây là điều kiện cơ bản để huyện Yên Khánh giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng lân cận. Mặt khác với quy mô diện tích vừa phải, đất đai bằng phẳng lại gần các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế của Ninh Bình nên huyện Yên Khánh có điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai và các nguồn lực khác nhằm phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Yên Khánh là huyện đồng bằng thuần nhất, địa hình tương đối bằng phẳng, cao trình đất đai có xu hướng giảm dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo thành lòng chảo và ô trũng ở một số khu vực ven đê. Một số khu vực thấp thường hay bị ngập úng vào mùa mưa lũ, độ cao trung bình 0,6-3,0 m so với mực nước biển, đất đai chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm. Địa hình bằng phẳng tạo tiềm năng phát triển nông nghiệp (trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày), công nghiệp (chế biến lương thực, thực phẩm và các làng nghề truyền thống) và các ngành dịch vụ.

4.1.1.3. Khí hậu

Yên Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông khô lạnh, mưa ít. Nhiệt độ trung bình năm từ 23,00C - 23,60C. Tổng nhiệt độ năm trên 8.5000C, mùa đông nhiệt độ trung bình là 200C, mùa hè nhiệt độ trung bình là 270C. Mức nhiệt này đảm bảo cho cây trồng vụ đông xuân phát triển nếu bố trí giống và thời vụ thích hợp. Do vị trí địa lý nằm gần biển nên độ ẩm không khí tương đối cao, bình quân cả năm từ 83% - 87%. Tổng lượng mưa trung bình năm đạt 1.890-1.950 mm nhưng lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm. Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2,3-2,5 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là đông bắc. Mùa hè hướng gió thịnh hành từ đông đến đông, đầu mùa hạ có gió tây khô nóng (UBND huyện Yên Khánh, 2017a).

4.1.1.4. Thủy văn

Yên Khánh có mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đều, có hệ thống các sông: sông Vạc, sông Đáy, sông Mới, sông Dưỡng Điềm, sông Tiên Hoàng... Với tổng chiều dài gần 85 km, diện tích chiếm đất 494,86 ha, phân bố rộng khắp trong huyện, các sông thường theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ra biển. Nguồn nước sông Đáy, sông Vạc... đã đảm bảo đủ nguồn tưới nước cho phần lớn diện tích canh tác của huyện thông qua các cống dưới đê và các âu thuyền (UBND huyện Yên Khánh, 2017a).

4.1.1.5. Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn huyện có 166 di tích các loại gồm: đình, đền, chùa, nhà thờ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân trong huyện. Số đình, chùa, miếu được công nhận là di tích lịch sử là 43. Về di tích lịch sử, Yên Khánh là quê hương của trạng bồng Vũ Duy Thanh, là nơi gắn bó với sự nghiệp của Triệu Việt Vương với nhiều đền thờ, Yên Khánh có chùa Dầu nổi tiếng thời Trần. Yên Khánh có chùa Thiên Đô hay chùa Yên Vệ gắn với lễ hội làng Yên Vệ nổi tiếng được lưu truyền. Trong những năm tới, với chính sách đầu tư, quảng bá, đây sẽ là những điểm thu hút mạnh khách du lịch (UBND huyện Yên Khánh, 2017a).

4.1.1.6. Thực trạng môi trường

UBND huyện thường xuyên chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, thực hiện tốt việc tuyên truyền, hưởng ứng các hoạt động về bảo vệ môi trường. 19/19 xã, thị trấn đều có các đội thu gom rác thải, tỷ lệ thu gom xử lý rác thải khoảng 85%. Trong những năm gần đây, môi trường của huyện ít nhiều đã bị ảnh hưởng bởi các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế huyện Yên Khánh năm 2017

14%

68%

18% Ghi chú

Nông lâm thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo chiều hướng tích cực đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại, du lịch, dịch vụ. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá so sánh năm 2010) đạt 9,3% ; cơ cấu kinh tế 3 nhóm ngành nông lâm thủy sản – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ là 14% – 68% – 18%. Phát triển và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)