Xây dựng các bản đồ đơn tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 54 - 63)

4.3.2.1. Bản đồ đất

Loại đất là một chỉ tiêu tổng hợp, khái quát được đặc tính chung của khoanh đất. Loại đất phản ánh hàng loạt các chỉ tiêu lý, hóa, sinh học cơ bản của đất, nó còn cho ta khái niệm về khả năng sử dụng đất và các mức độ tốt xấu, đáp ứng cho các nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng (Trần Thị Thu Hiền và Đàm Xuân Vận, 2012).

Dựa trên kết quả xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 do Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2017) xây dựng theo phương pháp phân loại đất của FAO - UNESCO, kết hợp với kiểm tra thực địa, đề tài đã xây dựng bản đồ loại đất cho huyện Yên Khánh, chi tiết thể hiện ở hình 4.3. Kết quả phân cấp thống kê diện tích, phân bố các loại đất theo đơn vị hành chính thể hiện ở bảng 4.3 và phụ biểu 1.

Bảng 4.3. Phân cấp và thống kê các loại đất của huyện Yên Khánh hiệu Loại đất Số khoanh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

G1 Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe) 3 19,16 0.23 G2 Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua

(Pe) 149 4.609,50 55,21

G3 Đất phù sa không được bồi chua (Pc) 70 622,19 7,45 G4 Đất phù sa glây (Pg) 228 3.097,73 37,11

Tổng 450 8.348,58 100,00

Bản đồ loại đất đã xác định được đất huyện Yên Khánh gồm có 4 loại đất: Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe); Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (Pe); Đất phù sa không được bồi chua (Pc); Đất phù sa glây (Pg) (Đặc tính 4 loại đất được thể hiện chi tiết tại phụ biểu 9).

- Đất phù sa được bồi trung tính, ít chua (Pbe): Diện tích 19,16 ha, chiếm 0,23% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 3 khoanh đất. Phân bố thành dải hẹp dọc theo phía ngoài đê sông Đáy ở xã Khánh Thành (13,64 ha) và Khánh Tiên (5,52

ha). Đất được hình thành do phù sa sông Đáy bồi đắp. Loại đất này thích hợp với phần lớn các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày như đậu đỗ, lạc.

- Đất phù sa không được bồi trung tính, ít chua (Pe): Diện tích 4.609,50 ha, chiếm 55,21% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 149 khoanh đất, phân bố ở địa hình thấp. Đây là loại đất có quy mô diện tích lớn nhất, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, tập trung nhiều nhất ở trong đê thuộc xã Khánh Trung (566,18 ha), Khánh Hội (514,49 ha), Khánh Nhạc (513,24 ha), Khánh Cường (486,79 ha), Khánh Hồng (484,46 ha) ... Đất được hình thành do sản phẩm bồi tích của sông Đáy nhưng hiện nay đã thoát ly quá trình bồi đắp của phù sa, do hình thành hệ thống đê ngăn lũ, một vài nơi do phân bố ở địa hình cao nên không còn chịu ảnh hưởng của chế độ ngập lụt, không còn bồi tụ thêm. Loại đất này phân bố chủ yếu ở địa hình vàn và vàn cao. Do phần lớn diện tích phân bố ở địa hình vàn nên phương thức sử dụng chủ yếu hiện nay vẫn là canh tác 2 vụ lúa và luân canh hai vụ lúa kết hợp vụ đông. Địa hình vàn cao chủ yếu là canh tác chuyên màu. Cây màu vụ đông rất đa dạng thường là ngô, rau màu hoặc khoai lang.

- Đất phù sa không được bồi, chua ( Pc): Diện tích có 622,19 ha, chiếm 7,45% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 70 khoanh đất; phân bố rải rác ở một số xã trong huyện, nhiều nhất ở thị trấn Yên Ninh (184,82 ha), Khánh Nhạc (101,18 ha) … Đất phân bố ở trong đê, hàng năm không được bồi đắp phù sa nữa. Đất được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Đáy. Đất phù sa không được bồi chua hiện đang được sử dụng trồng lúa, rau màu. Nhìn chung rất thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của các cây trồng cạn ưu điều kiện thoáng khí, thoát nước. Đây cũng là loại đất khá lý tưởng đối với các loại cây ăn quả như nhãn, đu đủ, cam, quýt…. Tuy nhiên chỉ phát triển cây ăn quả ở nơi có địa hình cao. Những chân vàn, chủ động nước nên ưu tiên trồng lúa, lúa – màu, loại cây màu chủ yếu là rau, ngô, khoai tây hoặc các loài cây họ đậu.

- Đất phù sa glây (Pg): Diện tích có 3.097,73 ha, chiếm 37,11% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 228 khoanh đất, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, tập trung ở một số xã: Khánh Hải (652,51 ha), Khánh Cư (354,23 ha), Khánh An (339,70 ha), Khánh Hòa (319,86 ha), Khánh Lợi (307,82 ha).... Đất cũng được hình thành do sự lắng đọng của phù sa sông nhưng phân bố ở địa hình thấp, trũng so với địa hình xung quanh. Loại đất này hiện nay chủ yếu được sử dụng trồng 2 vụ lúa và là trọng điểm thâm canh lúa của địa phương.

Hình 4.3. Bản đồ đất huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

4.3.2.2. Bản đồ thành phần cơ giới

Thành phần cơ giới đất là tỷ lệ tương đối giữa các cấp hạt cơ giới: cấp hạt cát, cấp hạt bụi hay còn gọi là Limon và cấp hạt sét (Trần Văn Chính, 2006).

Thành phần cơ giới đất là một trong những tính chất quan trọng của đất, là cơ sở để bố trí cây trồng và xây dựng các biện pháp canh tác khác như làm đất, bón phân, tưới tiêu... Trên cơ sở bản đồ thổ nhưỡng và đối chiếu với tiêu chuẩn phân cấp về thành phần cơ giới đất, đề tài đã xây dựng được bản đồ thành phần cơ giới cho huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, chi tiết được thể hiện ở hình 4.4. Kết quả phân cấp, thống kê diện tích, phân bố thành phần cơ giới theo đơn vị hành chính thể hiện ở bảng 4.4 và phụ biểu 2.

Bảng 4.4. Phân cấp và thống kê chỉ tiêu thành phần cơ giới Ký hiệu Thành phần cơ giới Số khoanh Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) TPCG1 Nhẹ (Thịt nhẹ, cát pha) 115 1.014.79 12,16 TPCG2 Trung bình (Thịt trung bình) 186 3.972.26 47,58 TPCG3 Nặng (Thịt nặng) 149 3.361.53 40,26 Tổng 450 8.348.58 100,00

Phân cấp thành phần cơ giới đất trên địa bàn huyện được xác định gồm 3 cấp, cụ thể:

- Thành phần cơ giới nhẹ (Thịt nhẹ, cát pha): Diện tích có 31.014.79 ha, chiếm 12,16% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 115 khoanh đất, phân bố rải rác ở một số xã trong huyện, nhiều nhất ở thị trấn Yên Ninh (220,40 ha), Khánh Hội (191,76 ha), Khánh An (122,36 ha).

- Thành phần cơ giới trung bình (Thịt trung bình): Diện tích có 3.972.26 ha, chiếm 47,58% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 186 khoanh đất. Đây là thành phần cơ giới có quy mô diện tích lớn nhất, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã Khánh Nhạc (662,78 ha), Khánh Hồng (415,02 ha), Khánh Cư (360,73 ha), Khánh Hải (358,67 ha), Khánh Mậu (346, 31 ha).

- Thành phần cơ giới nặng (Thịt nặng): Diện tích có 3.361.53 ha, chiếm 40,26% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 149 khoanh đất, phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tập trung nhiều ở các xã Khánh Trung (503,29 ha), Khánh Cường (440,47 ha), Khánh Thành (422,55 ha), Khánh Thủy (409,69 ha).

Hình 4.4. Bản đồ thành phần cơ giới huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

4.3.2.3. Bản đồ địa hình tương đối

Địa hình tương đối có ảnh hưởng quan trọng đến chế độ canh tác như: làm đất, tưới, tiêu, khả năng giữ nước và các tính chất khác của đất. Địa hình tương đối liên quan đến cách bố trí cây trồng phù hợp. Huyện Yên Khánh là khu vực đồng bằng, có địa hình khá bằng phẳng. Qua quá trình điều tra, khảo sát và căn cứ vào bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 của huyện, đã xây dựng bản đồ địa hình tương đối của huyện Yên Khánh với 4 cấp, chi tiết thể hiện ở hình 4.5. Phân cấp, thống kê diện tích, phân bố địa hình theo đơn vị hành chính được trình bày ở bảng 4.5 và phụ biểu 3.

Bảng 4.5. Phân cấp và thống kê chỉ tiêu địa hình tương đối

Ký hiệu Địa hình tương đối khoanhSố Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

DHTD1 Cao 86 641,41 7,68

DHTD2 Vàn cao 34 761,68 9,12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DHTD3 Vàn 202 4942,76 59,21

DHTD4 Vàn thấp 128 2002,73 23,99

Tổng 450 8.348,58 100,00

Phân cấp địa hình tương đối của huyện Yên Khánh được xác định gồm 4 cấp, cụ thể:

- Địa hình cao: Diện tích có 641,41 ha, chiếm 7,68% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 86 khoanh đất, phân bố rải rác ở một số xã trong huyện, nhiều nhất ở xã Khánh An (115,97 ha), thị trấn Yên Ninh (102,24 ha). Trên địa hình này nên bố trí chuyên màu hoặc cây ăn quả.

- Địa hình vàn cao: Diện tích có 761,68 ha, chiếm 9,12% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 34 khoanh đất, phân bố rải rác ở một số xã trong huyện, tập trung ở các xã Khánh Hồng (300,75 ha), Khánh Hội (161,43 ha), Khánh Mậu (113,32 ha). Đất thuận lợi để gieo trồng 2 vụ lúa, có thể bố trí thêm 1 vụ đông.

- Địa hình vàn: Diện tích có 4942,76 ha, chiếm 59,21% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 202 khoanh đất. Đây là địa hình có quy mô diện tích lớn nhất, phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã Khánh Trung (615,98 ha), Khánh Nhạc (613,67 ha), Khánh Cường (440,47 ha), Khánh Thành (422,55 ha), Khánh Thủy (411,92 ha). Đây là diện tích thuận lợi để gieo trồng 2 vụ lúa, có thể bố trí thêm 1 vụ đông.

Hình 4.5. Bản đồ địa hình tương đối huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

- Địa hình vàn thấp: Diện tích có 2002,73 ha, chiếm 23,99% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 128 khoanh đất. Phân bố rải rác ở các xã trong huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã Khánh Hải (420,66 ha), Khánh Hòa (254,76 ha), Khánh An (239,69 ha). Trên địa hình này nên sử dụng để trồng 2 vụ lúa.

4.3.2.4. Bản đồ chế độ tưới

Trong sản xuất nông nghiệp, một trong những nhu cầu thiết yếu đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt là cần phải có nguồn nước tưới. Vì vậy, để đánh giá, lựa chọn hệ thống cây trồng và biện pháp canh tác phù hợp đòi hỏi phải nắm bắt, đánh giá được khả năng, chế độ tưới cho cây trồng của địa phương.

Trên cơ sở số liệu thu thập được tại huyện về hệ thống thủy lợi (kênh mương, trạm bơm…) và thực trạng cấp tưới nước cho sản xuất nông nghiệp, chế độ tưới ở huyện Yên Khánh được phân thành 2 cấp: Tưới chủ động và tưới bán chủ động,chi tiết trên hình 4.6.

Kết quả phân cấp, thống kê diện tích và phân bố chế độ tưới theo đơn vị hành chính được thể hiện trong bảng 4.6 và phụ biểu 4.

Bảng 4.6. Phân cấp và thống kê chỉ tiêu chế độ tưới

Ký hiệu Chế độ tưới Số khoanh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

I1 Tưới chủ động 382 7836,83 93,87

I2 Tưới bán chủ động 68 511,75 6,13

Tổng 450 8348,58 100,00

Qua bảng 4.6, nhận thấy:

- Huyện Yên Khánh có diện tích được tưới chủ động là chủ yếu với 7836,83 ha, chiếm 93,87% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 382 khoanh đất. Đây là những khu vực có hệ thống kênh mương dẫn nước từ trạm bơm đầu nguồn vào ruộng mà không cần hỗ trợ của bơm tát.

- Diện tích đất được tưới bán chủ động là 511,75 ha, chiếm 6,13% diện tích đất điều tra, xuất hiện ở 68 khoanh đất, phân bố rải rác ở các xã trong huyện. Đây là những diện tích đất mà hệ thống kênh mương không dẫn được nước trực tiếp vào ruộng mà phải dùng bơm tát, máy và tay hỗ trợ mới cung cấp được nước tưới cho ruộng.

Hình 4.6. Bản đồ chế độ tưới huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 54 - 63)