* Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chất lượng sản xuất của bộ máy.
Công tác kế toán quản trị chi phí có ý nghĩa vô cùng quan trọng mọi tổ chức, bất kỳ tổ chức nào nếu không có công tác kế toán và quản lý chi phí thì không thể tồn tại được.Vì vậy, công tác kế toán quản trị cần được tăng cường hơn nữa. Phòng Vật tư chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp thông tin về tình hình sử dụng nhiên liệu để phục vụ kịp thời cho việc quản lý và ra quyết định Để hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí trong việc thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất, cần tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát việc thực hiện của các phòng ban có liên quan.
Tại công ty việc thực hiện quản lý nhiên liệu phải được kiểm soát chặt chẽ ở khâu đầu vào, bảo quản cũng như trong quá trình làm việc, đảm bảo công việc kế toán quản trị được diễn ra khoa học, rõ ràng, hợp lý, chính xác. Vì vậy, đứng trên khía cạnh nhà quản trị tôi xin đưa ra giải pháp như sau:
+ Tăng cường các công tác thí nghiệm và kiểm tra, đánh giá chất lượng đối với các loại cải tiến công cụ nhằm kiểm soát chặt.
+ Tiến hành giám sát chặt chẽ, khuyến khích mọi người có ý tưởng về thực hiện đúng nội quy, quy chế đảm bảo tiết kiệm chi phí hạn chế tiêu hao nhiên liệu (thực hiện chế độ khen thưởng khuyến khích công nhân viên thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất).
- Đối với việc quản lý lao động
Lao động là nhân tố vô cùng quan trọng trong tổ chức doanh nghiệp, vì nếu không có họ thì công việc sản xuất không thể diễn ra theo đúng kế hoạch và mục tiêu đặt ra. Với những đặc trưng khác biệt của các yếu tố lao động nên việc quản lý đào tạo cũng phức tạp cần nhiều quan tâm hơn.
Quản lý lao động trong công ty bao gồm một hệ thống những phương pháp nhằm xác định kế hoạch tuyển chọn nhân sự theo cơ cấu hợp lý, sắp xếp, bố trí, sử dụng, duy trì, phát triển nguồn lực, cải thiện môi trường lao động, điều kiện làm việc, kích thích người lao động phát triển toàn diện nhằm đáp ứng được mục tiêu tiết kiệm chi phí.
+ Thực hiện chính sách tăng mức thưởng đối với những cá nhân tích cực trong hoạt động sản xuất góp phần gia tăng sản lượng và tiết kiệm chi phí.
+ Tổ chức lực lượng lao động đảm bảo về số lượng, chất lượng trong mọi thời kỳ kinh doanh, khẳng định vai trò chủ thể của người lao động, đảm bảo tiết kiệm chi phí đào tạo và tuyển dụng.
+ Khai thác những điểm mạnh, sức sáng tạo, ý thức trách nhiệm làm việc của công nhân, từ đó tăng năng suất lao động cải thiện hiệu quả sản xuất và tạo ra nhiều ý tưởng sản xuất mới .
+ Có thêm những chính sách đúng mức nhằm giữ chân những công nhân có kinh nghiệm, trình độ tay nghề cao và đào tạo lực lượng lao động kế cận phục vụ cho sản xuất.
Bên cạnh đó, việc giáo dục nâng cao trình độ nắm bắt được các quá trình hoạt động, các thông số cần thiết sử dụng máy móc giúp giảm tỷ lệ gây hỏng, giảm chi phí, tăng sự năng động của lao động, giảm tai nạn, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng sự cạnh tranh trên thị trường và có hiệu quả kinh doanh cao. Kế toán quản trị chi phí sản xuất chung trong sản xuất theo đơn đặt hàng.
Ngoài ra, các chi phí phụ chung khác như chi phí tiền ăn ca, mua sắm nguyên vật liệu dùng sửa chữa văn phòng... cũng cần được tính toán và kiểm soát chặt chẽ tránh những lãng phí không cần thiết, nhằm tiết kiệm tối đa chi phí cho công ty.
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ