Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về hệ thống chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 32 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về hệ thống chợ

2.1.5.1. Các yếu tố thuộc về chính sách quản lý của Nhà nước

Chính sách quản lý của Nhà nước có vai trị rất quan trọng, nó là một trong những cơng cụ không thể thiếu của Nhà nước để tổ chức và quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, duy trì và bảo vệ trật tự xã hội, tạo điều kiện và định hướng cho sự phát triển xã hội. Chính sách là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương, của Nhà nước làm cho đường lối đó có hiệu lực thi hành và bắt buộc chung trên quy mơ tồn xã hội. Đồng thời, tạo ra cơ sở pháp lý, khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước.

Đối với lĩnh vực chợ, Nhà nước đã có nhiều chính sách được ban hành nhằm thể chế hóa các chủ trương trong việc quy hoạch đầu tư phát triển và quản lý chợ. Sự hoàn thiện, thống nhất của hệ thống các văn bản này có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả QLNN đối với hệ thống chợ. Khi hệ thống các văn bản này hoàn thiện, thống nhất với nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự QLNN đối với chợ nói chung và với chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì nói riêng và ngược lại.

Các chính sách về quản lý chợ góp phần quan trọng vào thành cơng của hoạt động quản lý Nhà nước nói chung. Các chính sách bao gồm có chính sách về tài chính, xây dựng, hạ tầng,... nếu khơng được sử dụng một cách hợp lý sẽ không đem lại hiệu quả mà sẽ trở nên lãng phí, làm cho các vi phạm trở nên ngày một nghiêm trọng hơn.

Các chính sách cần hợp pháp và phải phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, dân cư của từng khu vực cũng như địa bàn. Các văn bản phải có tính minh bạch cao thì việc áp dụng và thực thi nó sẽ đem lại hiệu quả và ngược lại (Phạm Quang Thao, 2008).

2.1.5.2. Các yếu tố thuộc về Ban quản lý Chợ

Tình hình hàng hóa, giá cả thị trường trong nước và địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tại các chợ. Điều này yêu cầu Ban quản lý chợ luôn phải cập nhật các thông tin giá cả thị trường, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, phí,

niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng để đầu cơ, ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt nhằm đẩy giá hàng lên cao gây bất ổn định thị trường.

Trên thị trường, thường xảy ra trình trạng bn lậu, gian lận thương mại. Hàng hóa bn lậu bao gồm các loại hàng hóa: Hàng cấm nhập khẩu theo quy định hiện hành; hàng nhập khẩu không qua cửa khẩu quy định, không khai báo hải quan; hàng nhập khẩu bày bán tại các cửa hàng, ở trong kho, vận chuyển trên đường khơng có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp hoặc sử dụng chứng từ hóa đơn khơng hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính; những loại hàng nhập khẩu Nhà nước quy định phải dán tem hàng nhập khẩu mà khơng dán tem. Tình trạng bn lậu, gian lận thương mại thường diễn ra mạnh mẽ tại các chợ, nơi cơng tác QLNN cịn lỏng lẻo. Chính vì thế Ban quản lý đối với hệ thống chợ cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh tại các chợ góp phần đẩy lùi tình trạng bn lậu, gian lận thương mại bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, người sản xuất và của toàn xã hội. Ban quản lý chợ nếu tổ chức bộ máy làm việc tốt, có đầy đủ vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình làm việc thì hiệu quả cơng tác quản lý thương mại nói chung và quản lý chợ nói riêng sẽ tăng và ngược lại nếu tổ chức bộ máy mà cồng kềnh, cán bộ làm việc kiêm nhiệm, nguồn lực vật chất kỹ thuật phục vụ quá trình làm việc nghèo nàn thì hiệu quả là việc cũng khơng cao. Bên cạnh đó, việc phân công, phân cấp, quy định phối hợp của Ban quản lý chợ có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý chợ. Nếu phân công, phân cấp hợp lý, quy định phối hợp chặt chẽ thì cơng tác quản lý chợ sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại.

2.1.5.3. Các yếu tố thuộc về các hộ kinh doanh, người mua hàng trong các chợ

+ Các hộ kinh doanh trong chợ là nơi cung cấp hàng hóa cho người mua hàng. Cơ cấu ngành hàng tại các chợ chủ yếu là hàng nông sản, thực phẩm tươi sống, hàng khơ, hàng tạp hóa, may mặc, giầy dép, vật tư nơng nghiệp...Ngồi ra cịn có thể có hàng điện tử, điện lạnh, hàng kim khí, đồ trang sức và một số hàng hóa có giá trị cao…

Đối với các chợ nơng thơn thì hàng hóa hình thành hai luồng rõ rệt: Luồng hàng của địa phương sản xuất ra để tiêu thụ trên địa bàn và trao đổi với bên ngồi là hàng nơng sản thực phẩm; luồng hàng từ nơi khác đưa đến trao đổi chủ yếu là hàng công nghệ thực phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất, chế biến và phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư.

+ Nếu các hộ kinh doanh, người mua hàng tại chợ có ý thức, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như Nội quy chợ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý chợ.

+ Ngược lại các hộ kinh doanh, người mua hàng vì ham lợi nhuận mà vi phạm các quy định, chính sách pháp luật của Nhà nước như: Bn lậu, gian lận thương mại…với các phương thức và thủ đoạn tinh vi sẽ gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác QLNN đối với chợ.

+ Ý thức của các hộ kinh doanh trong chợ và người mua hàng thể hiện ở nhận thức, trình độ dân trí của khu vực dân cư. Khu vực nào càng phát triển, ý thức của người kinh doanh và người dân càng cao thì cơng tác quản lý chợ sẽ càng thuận lợi. Khi đó việc áp dụng các chính sách mới, đưa các sản phẩm chất lượng cao, mơ hình mới, hiện đại cũng dễ được người dân chấp nhận, tiếp cận hơn.

2.1.5.4. Các yếu tố thuộc về phân công, phân cấp bộ máy quản lý nhà nước và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ

Phân công, phân cấp bộ máy quản lý nhà nước và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ về thực chất là thể hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quản lý nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng thời nâng cao tính năng động, tính tự chủ của từng cấp, từng khâu trong quản lý.

Phân công, phân cấp bộ máy quản lý nhà nước và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ được thực hiện thông qua các nguyên tắc sau:

- Các cơ quan Nhà nước cấp dưới phải phục tùng cơ quan Nhà nước cấp trên trong hệ thống quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ về mặt nghiệp vụ chuyên môn; các cấp chính quyền địa phương phải phục tùng sự điều hành của Chính phủ, sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan QLNN Trung ương đối với lĩnh vực chợ.

- Tăng cường quyền quản lý tập trung thống nhất của Trung ương, kết hợp chặt chẽ với việc phân cơng, phân cấp hợp lý để phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương và cơ sở.

- Đảm bảo tính đồng thuận và phối hợp có hiệu quả giữa các cấp, ban ngành trong thực hiện các chính sách QLNN về chợ.

- Phân công rõ ràng, phân cấp hợp lý và quy định phối hợp chặt chẽ để tăng cường hiệu lực QLNN về chợ.

Theo Điều 14, 15 Nghị định 11/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công thương, phân công, phân cấp bộ máy quản lý nhà nước và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ được thực hiện như sau:

Cấp địa phương (UBND các cấp):

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo việc lập Quy hoạch phát triển chợ, quản lý đầu tư xây dựng chợ theo phân cấp về đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chợ và các quy định sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố có các chức năng cơ bản sau:

+ Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ban Quản lý chợ đối với những chợ hạng 1 (do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng) đang hoạt động do Ban Quản lý chợ điều hành.

+ Quy định cụ thể việc sử dụng, thuê điểm kinh doanh tại chợ theo quy định tại Điều 15 Nghị định này; Nội quy chợ trên cơ sở Nội quy mẫu do Bộ Thương mại ban hành và phê duyệt nội quy của các chợ hạng 1; xử lý vi phạm Nội quy chợ.

+ Ban hành các cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm huy động, khai thác các nguồn lực của địa phương.

+ Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng chợ hằng năm phù hợp với quy hoạch phát triển chợ cả nước và của từng địa phương

+ Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch chuyển đổi các ban quản lý chợ hạng 1 do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ;

+ Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và chính sách về phát triển, quản lý chợ; chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện:

+ Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ban Quản lý chợ đối với các chợ loại 2, loại 3 (do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng) đang hoạt động do Ban Quản lý chợ điều hành.

+ Phê duyệt Nội quy chợ của các chợ loại 2 và 3.

+ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch chuyển đổi các ban quản lý chợ hạng 2, hạng 3 do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ;

+ Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và chính sách về phát triển, quản lý chợ; đồng thời tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn huyện, quận.

- Ủy ban nhân dân cấp xã, phường: có trách nhiệm quản lý và thực hiện các phương án chuyển đổi ban quản lý hoặc tổ quản lý các chợ hạng 3 sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện quản lý các chợ hạng 1 và hạng 2 trên địa bàn…

2.1.5.5. Các yếu tố thuộc tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước cho mọi người trong phạm vi chợ

Đây cũng là nội dung quan trọng của QLNN đối với hệ thống chợ nhằm nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư, kinh doanh chợ; các thương nhân, hộ kinh doanh, kể cả những người mua hàng hóa về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước, cũng như các chính sách, kế hoạch phát triển hệ thống chợ của địa phương giúp hệ thống chợ hoạt động hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu văn minh thương mại.

Đặc biệt cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật phòng cháy chữa cháy và những quy định đảm bảo an toàn cháy nổ, an tồn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ mơi trường, cũng như Nội quy của chợ đến mọi thương nhân kinh doanh trong chợ cũng như tất cả các đối tượng khác trong phạm vi chợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)