Các yếu tố thuộc về các hộ kinh doanh, người mua hàng hóa trong các chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 84 - 85)

4.2.3.1. Các yếu tố thuộc về hộ kinh doanh

Hiện nay trong tổng số 31 chợ trên toàn Thành phố Việt Trì, có 9.046 hộ kinh doanh, trong đó có 5.981 hộ kinh doanh cố định, còn lại là không cố định. Các hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì hiện nay chủ yếu là người buôn bán nhỏ. Đặc biệt, ở các chợ nông thôn chủ yếu là người dân trong khu vực mang hàng hóa tự sản xuất ra bán do đó tính cố định không cao. Họ vẫn còn mang tâm lý tiểu nông, sự am hiểu về các chính sách, pháp luật của Nhà nước còn hạn chế, ý thức chấp hành nội quy chợ kém, điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống các chợ trên địa bàn toàn thành phố Việt Trì.

Bảng 4.9. Đánh giá của ban quản lý chợ về ý thức chấp hành nội qui chợ của các hộ kinh doanh

Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số hộ kinh doanh vi phạm

nội qui tại các chợ (hộ) 315 320 295 293

Số tiền thu được từ các hộ kinh doanh vi phạm nội quy chợ (Triệu đồng)

20.500.000 53.450.000 43.320.000 39.560.000 Nguồn: Phòng Thanh tra thành phố Việt Trì (2016)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng tại các chợ, số hộ kinh doanh vi phạm các nội quy chợ vẫn còn nhiều, qua các đợt thanh tra, kiểm tra, năm 2013 có đến 315 hộ kinh doanh vi phạm nội quy các chợ, đến năm 2016 giảm xuống còn 293 hộ kinh doanh vi phạm, tuy nhiên số tiền phạt thu được từ các vi phạm này lại tăng từ 20,5 triệu đồng năm 2013 lên đến 39,56 triệu đồng năm 2016. Nguyên nhân chính thuộc về những vi phạm có tính chất nghiêm trọng như vi phạm về phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm, bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ (với những mặt hàng quy định).

4.2.3.2. Các yếu tố thuộc về ngành hàng, mặt hàng bày bán

Cùng với tốc độ phát triển của kinh tế, mức thu nhập và đời sống của nhân dân thành phố ngày càng được cải thiện không ngừng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 trên địa bàn thành phố đạt 48,7 triệu đồng/ người/năm, đến năm 2016 tăng lên 74,92 triệu đồng/ người/năm. Mức thu nhập này cũng đã đảm bảo cho người dân có cuộc sống tương đối ổn định. Một xu hướng mua sắm mới đã hình thành và từng bước phát triển trên địa bàn thành phố. Đó là mua sắm ở các siêu thị, trung tâm thương mại của bộ phận dân cư có thu nhập cao, lan toả đến bộ phận dân cư có thu nhập khá và trung bình. Điều này, cũng đặt ra yêu cầu cho QLNN đối với chợ là cần phải xây dựng được hệ thống chợ đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, bên cạnh đó cũng phải hướng tới xây dựng chợ theo hướng văn minh thương mại.

Trên địa bàn Thành phố, mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội qua các năm đều tăng nhanh phù hợp với mức sống của dân cư trên địa bàn. Giá trị thương mại - du lịch - dịch vụ năm 2013 đạt 4.522 tỷ đồng, năm 2016 đạt 4.501 tỷ đồng, năm 2017 ước tính đạt 4.861 tỷ đồng (theo giá cố định). Hàng hóa lưu thông trên thị trường khá phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân và nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất. Hàng hóa với lưu lượng lớn, lại đa dạng nhiều chủng loại rất khó kiểm soát nguồn gốc, suất xứ hàng hóa và kiểm định chất lượng.

Cơ cấu ngành hàng trong hệ thống chợ của thành phố chủ yếu là hàng nông sản, thực phẩm tươi sống, hàng khô, hàng tạp hoá, may mặc, giầy dép, vật tư nông nghiệp.... Các hộ kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, tạp hoá chiếm 40-50% hàng may mặc, quần áo, giầy dép chiếm 25%, hàng điện tử, điện lạnh, hàng kim khí, đồ trang sức và các hàng hóa có giá trị cao khác chiếm tỷ lệ thấp.

Nhiều chợ trên địa bàn hàng hóa thường là hàng nông phẩm, thực phẩm tươi sống của người dân địa phương tự sản xuất ra. Các hàng hóa này thường không qua kiểm định chất lượng trước khi bán. Bên cạnh đó, có nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém được bày bán tràn lan tại các chợ. Yêu cầu đặt ra cho các nhà quản lý, cần tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng VSATTP, bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng, người sản xuất, góp phần ổn định kinh tế địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)