Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 55)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố

4.1.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển

* Xây dựng quy hoạch, phương hướng phát triển chợ

Quá trình phát triển và quản lý chợ của thành phố hiện nay cơ bản sử dụng năng lực hiện có, từng bước nâng cấp mạng lưới chợ theo Quy hoạch chung của tỉnh nhằm phục vụ tốt việc lưu thơng hàng hóa, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về địa điểm kinh doanh của các thành phần kinh tế và góp phần mở rộng thị trường nông thôn.

Theo số liệu thống kê trên địa bàn thành phố hiện nay, có 31 chợ/23 xã phường, thị trấn, bình qn có gần 1,35 chợ/xã, phường; chia theo diện tích,

bình qn 3,6 km2 có một chợ phục vụ cho mua sắm của nhân dân trong vùng.

Trong đó, có 01 chợ hạng 1 chiếm tỷ lệ 3,2% (chợ đầu mối nông sản); 02 chợ hạng 2 chiếm tỷ lệ 6,5% (chợ Trung Tâm; chợ Gia Cẩm); 28 chợ hạng 3 chiếm tỷ lệ 90,3%.

Về tổ chức quản lý chợ trên địa bàn Thành phố hiện nay hầu hết các chợ đều có Ban quản lý hoặc tổ quản lý (nhưng chưa có sự thống nhất quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý). Ở một số chợ chỉ có một, hai người của phường hoặc xã ra làm nhiệm vụ thu vé chợ, trông giữ xe... quản lý nguồn thu này rất lỏng lẻo.

Quy mơ các chợ nhìn chung vừa và nhỏ, diện tích xây dựng giữa các chợ khơng đồng đều. Thực tế ở một số cụm thương mại (thị trấn, chợ tiểu vùng) do quỹ đất ít khơng đáp ứng nhu yêu cầu họp chợ của dân, nên đã xảy ra tình trạng lấn chiếm các lịng lề đường, vệ đường để họp chợ vừa làm mất mỹ quan, vừa mất an toàn giao thơng. Tuy nhiên, cũng có những chợ có diện tích khá rộng nhưng do công tác tổ chức, quản lý, sắp xếp chưa hợp lý nên gây ra lãng phí và sự quá tải “ảo” trong chợ thì bỏ trống, bên ngoài người bán hàng tràn ra mặt đường. Các chợ có xu hướng thiên về chức năng bán lẻ hàng tiêu dùng cho dân cư trong khu vực. Lực lượng tham gia kinh doanh ở hầu hết ở các chợ trên địa bàn chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể; còn DNTN, HTX TM, DNNN chiếm tỷ lệ

nhỏ không đáng kể. Theo số liệu thống kê của Sở Công thương tỉnh Phú Phọ (2015), số hộ kinh doanh thường xuyên tại chợ là 5.981 hộ/31 chợ, trung bình có 193 hộ/chợ. Tổng số hộ kinh doanh không thường xuyên tại các chợ khoảng 9.046 chợ /31 chợ, trung bình 292 hộ/chợ.

Theo quy hoạch được phê duyệt, đến năm 2020 trên địa bàn thành phố có 52 chợ. Nhưng trên thực tế, tổng số chợ trên địa bàn thành phố hiện là 31 chợ, tuy nhiên trong số đó cũng có những chợ mới tự phát, trên cơ sở nhu cầu mua bán hàng hóa của dân cư, những chợ này khơng thuộc diện quy hoạch và không được đầu tư xây dựng. Đối với thị trường nông thôn của thành phố, trong các năm qua đã tập trung và tăng cường đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp các chợ vùng nông thôn đã xuống cấp nghiêm trọng. Các chợ xã, chợ liên xã (tiểu vùng) trên địa bàn các xã cũng đã đóng vai trị là nơi mua bn nơng sản, kết thúc bán buôn vật tư và hàng tiêu dùng đã góp phần mở rộng các quan hệ trao đổi, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương khá tốt. Bên cạnh đó một số chợ vùng xa, vùng đơng đồng bào dân tộc, chợ còn thêm chức năng là nơi sinh hoạt văn hóa, tạo nên bản sắc riêng rất cần được quan tâm lưu giữ.

Ngày 06/01/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 23/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020. Đề án đề cập đến nhiều vấn đề tổng quát, nhằm xây dựng quy trình phát triển đồng bộ, bền vững cho thương mại nơng thơn. Trong đó, nhấn mạnh việc hình thành mạng lưới chợ dân sinh là loại hình tổ chức thương mại chủ yếu ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao đến năm 2020.

Theo quy hoạch phát triển thương mại của tỉnh Phú Phọ; Thành phố Việt Trì cũng đã xây dựng quy hoạch hệ thống chợ và quy hoạch chợ đã cơ bản định hướng theo phát triển của quy hoạch Tỉnh. Theo quy hoạch đến năm 2020, hệ thống chợ của Thành phố có sẽ có 52 chợ.

Qua bảng số liệu 4.1 có thể thấy rằng, hiện nay trên địa bàn toàn Thành phố Việt Trì có 23 xã, phường tuy nhiên vẫn có những xã chưa có chợ như Xã Hùng Lơ; Xã Tân Đức, một số phường có đến 3 chợ. Điều này đã cho thấy hệ thống chợ trên địa bàn thành phố phân bố chưa đồng đều, dẫn đến tình trạng xuất hiện chợ cóc, chợ tạm ngồi quy hoạch rất khó kiểm sốt đặc biệt tại các xã chưa có chợ gây khó khăn cho người dân trong xã vì phải đi chợ bên xã bên. Tuy nhiên theo quy hoạch đến năm 2020, số chợ sẽ được tăng lên là 52 chợ, và chỉ

cịn có 3 năm nữa để thực hiện theo quy hoạch này, như vậy có thể nói rằng quy hoạch khó có thể khả thi và thực hiện được.

Bảng 4.1. Số lượng và phân bổ mạng lưới chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì (tính đến hết tháng 12/2015) STT Tên đơn vị hành chính Số chợ hiện tại Số chợ theo quy hoạch Diện tích Dân số Mật độ (người/km2) (km2) (người) 1 Phường Bạch Hạc 1 2 4,5 7.346 1.632 2 Phường Bến Gót 1 2 2,56 5.823 2.274

3 Phường Dữu Lâu 2 3 6,31 7.994 1.267

4 Phường Gia Cẩm 2 3 5,94 18.000 9.278

5 Phường Minh Nông 2 3 5,89 8.531 1.448

6 Phường Minh

Phương 1 2 3,15 7.198 2.285

7 Phường Nông Trang 2 2 6,92 15.986 8.280

8 Phường Tân Dân 1 1 1,34 8.827 6.587

9 Phường Thanh Miếu 1 3 2,08 10.789 5.187

10 Phường Thọ Sơn 1 1 1 6.544 6.544

11 Phường Tiên Cát 2 3 3,55 13.500 3.803

12 Phường Vân Cơ 1 1 1 1.475 1.475

13 Phường Vân Phú 3 4 9,23 14.044 1524 14 Xã Chu Hóa 2 4 9,31 5.338 573 15 Xã Hùng Lô 0 1 1,98 6.230 3.192 16 Xã Hy Cương 1 2 7,03 4.760 677 17 Xã Kim Đức 1 2 8,89 7.382 830 18 Xã Phượng Lâu 2 2 5,27 4.110 780 19 Xã Sông Lô 2 2 5,36 5.032 937 20 Xã Tân Đức 0 2 4,54 2.721 599 21 Xã Thanh Đình 1 2 7,9 7.628 965 22 Xã Thụy Vân 1 3 9,86 14.200 1.440 23 Xã Trưng Vương 1 2 5,72 7.396 1.293

Bên cạnh đó, các chợ chủ yếu là chợ có quy mơ nhỏ, việc xây dựng chợ chưa theo tiêu chuẩn thiết kế nên bố trí khơng gian kiến trúc, yêu cầu về diện tích mặt bằng của hệ thống chợ cũng chưa hợp lý. Diện tích mặt bằng của các chợ chưa được sử dụng hiệu quả, còn nhiều chợ chưa được xây dựng hết diện tích. Cơ sở vật chất - kỹ thuật cịn sơ sài, lạc hậu, cơng tác bảo đảm vệ sinh môi trường, an tồn thực phẩm, PCCC có tiến bộ so với trước nhưng còn nhiều hạn chế.

Trong 31 chợ đang hoạt động nằm trong quy hoạch thì có chợ Xốm, chợ Nú, chợ Gát hoạt động không hiệu quả do quy hoạch không tốt, thiết kế chỗ ngồi, điểm kinh doanh không hợp lý, không thuận tiện đi lại cho người dân. Dẫn đến tình trạng chợ bị bỏ trống, người buôn bán tràn ra vỉa hè, dọc đường làng, xã để bán hàng, gây ô nhiễm vệ sinh mơi trường, mất trật tự an tồn xã hội…

Để minh hoạ cho những phân tích, nhận định nêu trên, tác giả cũng đã có sử dụng kết quả điều tra từ các nhà quản lý, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố (Thời gian và cách thức điều tra tác giả đã trình bày tại phần phương pháp điều tra).

Theo kết quả phiếu điều tra của tác giả khi hỏi các nhà quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, các hộ kinh doanh và nhân dân để đánh giá về nhận thức tư duy quy hoạch chợ trên địa bàn thành phố và việc quy hoạch Chợ có đáp ứng được nhu cầu của người dân hay không qua tỷ lệ cán bộ và người dân có nhận thức tư duy về quy hoạch chợ trên địa bàn của Thành phố Việt Trì là tương đối cao (đạt tỷ lệ khá và tốt là 70%); cũng như việc các quy hoạch hiện nay có khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân (45% đạt tỷ lệ khá và 20% đạt tỷ lệ trung bình), điều này phản ánh đúng thực trạng công tác xây dựng và quản lý chợ hiện nay tại địa bàn.

* Kế hoạch quản lý, đầu tư phát triển chợ

Theo kế hoạch của Thành phố, trong giai đoạn từ 2013 - 2016 sẽ thực hiện chuyển đổi mơ hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ đối với 100% các chợ trên địa bàn Thành phố. Tính đến nay, vẫn cịn nhiều các chợ chưa hồn thành được việc này.

Bảng 4.2. Danh mục các chợ thực hiện chuyển đổi mơ hình trên địa bàn Thành phố Việt Trì giai đoạn 2013 – 2016

ĐVT: m2

STT Tên chợ Địa chỉ Hạng Diện tích Số hộ KD Số tầng Thời gian thực hiện

1 Chợ Nông Trang Phường Nông Trang 3 2.324 196 1 Quý I/2012 2 Chợ Minh Phương Phường Minh

Phương 3 2.435 74 1 Quý II/2012

3 Chợ Trung Tâm Phường Minh Nông 2 10.200 320 2 Quý II/2013 4 Chợ Gia Cẩm Phường Gia Cẩm 2 15.940 380 2 Quý IV/2014

5 Chợ Tiên Cát Phường Tiên Cát 3 8.630 122 1 Quý I/2013 6 Chợ Hồng Hà Phường Nông Trang 3 5.789 100 1 Quý III/2015 7 Chợ Hy Cương Xã Hy Cương 3 6.978 125 1 Quý IV/2014 8 Chợ Thuỵ Vân Xã Thuỵ Vân 3 6.587 205 1 Quý II/2013 9 Chợ Cây Đa Phường Thanh Miếu 3 4.350 185 1 Quý I/2012 10 Chợ Dầu Phường Minh Nông 3 2.387 85 1 Quý IV/2012 11 Chợ Thuần Lương Xã Sông Lô 3 3.987 285 1 Quý I/2013 12 Chợ Xốm Phường Vân Phú 3 1.500 85 1 Quý II/2013 13 Chợ Gát Phường Dữu Lâu 3 1.800 105 1 Quý III/2013 14 Chợ Điện Máy Phường Thọ Sơn 3 4.564 75 1 Quý I/2014 15 Chợ Ba Hàng Phường Dữu Lâu 3 10.000 91 1 Quý II/2014 16 Chợ Mộ Xi Phường Tân Dân 3 5.085 248 1 Quý III/2014 17 Chợ Bạch Hạc Phường Bạch Hạc 3 4.300 250 2 Quý I/2015 18 Chợ Long Châu Sa Xã Thanh Đình 3 5.800 345 2 Quý IV/2012 19 Chợ Mè Quảng Xã Chu Hoá 3 3.560 245 1 Quý I/2013 20 Chợ Chu Hóa Xã Chu Hố 3 4.200 300 1 Quý II/2013 21 Chợ khu 9 Gia Cẩm Phường Gia Cẩm 3 6.890 250 1 Quý III/2013 22 Chợ Đê Bến Gót Phường Bến Gót 3 3.425 167 1 Quý II/2015 23 Chợ Sông Lô Xã Sông Lô 3 8.900 435 1 Quý II/2014 24 Chợ Thanh Đình Phường Vân Phú 3 3.456 150 1 Quý IV/2013 25 Chợ Vân Cơ Phường Vân Cơ 3 9.560 387 2 Quý I/2015

26 Chợ Nú Xã Phượng Lâu 3 3.001 81 1 Quý II/2013

27 Chợ Vân Phú Phường Vân Phú 3 9.960 852 4 Quý III/2013 28 Chợ xã Trưng Vương Xã Trưng Vương 3 3.450 325 1 Quý I/2014 29 Chợ Phương Lâu Xã Phượng Lâu 3 2.890 268 1 Quý IV/2012 30 Chợ xã Kim Đức Xã Kim Đức 3 3.400 295 1 Quý III/2014 31 Chợ đầu mối nông

Đối với các chợ được đầu tư xây dựng mới trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015 cũng đã được thực hiện chuyển đổi mơ hình kinh doanh, khai thác, quản lý chợ trong giai đoạn từ năm 2016-2020 như chợ Đầu mối nông sản, chợ Gia Cẩm. Các chợ còn lại đều thuộc các hạng khác.

UBND Thành phố Việt Trì đã thành lập Ban chuyển đổi chợ của Thành phố (Theo quyết định số 11/2012/QĐ-UBND ngày 25 tháng 2 năm 2012 ban hành quy định về quy trình chuyển đổi mơ hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì) để thực hiện cơng tác chuyển đổi mơ hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn theo kế hoạch. Đến nay, thành phố đã thực hiện xong việc chuyển đổi thí điểm mơ hình quản lý kinh doanh, khai thác chợ Vân Cơ (Phường Vân Cơ) và chợ Gia Cẩm (Phường Gia Cẩm) và đang áp dụng cho các chợ cịn lại hồn thành nốt việc này.

Tuy nhiên việc thực hiện chuyển đổi chợ và công tác quản lý, vận hành sau chuyển đổi của các nhà đầu tư (đơn vị trúng thầu nhận chuyển đổi chợ) cịn gặp nhiều khó khăn do công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách, mục đích, ý nghĩa của việc chuyển đổi chợ để cán bộ, nhân dân, các hộ kinh doanh còn hạn chế; sự am hiểu về chuyển đổi chợ của nhân dân còn chưa cao; một số hộ kinh doanh cố tình chống đối, khơng hợp tác… dẫn đến việc khiếu kiện xảy ra.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của suy thối kinh tế, việc nhận chuyển đổi chợ các nhà đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán các giá trị tài sản (cơ sở vật chất) còn lại tại các chợ và các khoản thanh toán khác theo quy định với số tiền lớn nên chưa thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực.

Việc đầu tư để xây dựng, phát triển chợ cần phải nhiều vốn ban đầu nhưng lại thu hồi vốn chậm do vậy ít nhà đầu tư quan tâm, thực hiện.

Chủ trương của nhà nước nói chung và Thành phố Việt Trì nói riêng về chuyển đổi chợ nhằm từng bước hiện đại hóa thương mại, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Tuy nhiên, hiện cơng tác này ở Thành phố Việt Trì vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ càng trở nên bức thiết, cần có các giải pháp cụ thể để đảm bảo thực hiện chuyển đổi mơ hình quản lý kinh doanh khai thác chợ thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)