Đặc điểm kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli phân lập được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn escherichia coli phân lập từ trứng gà tại một số trang trại trên địa bàn hà nội và vùng phụ cận (Trang 45 - 52)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Kiểm tra tính kháng kháng sinh và xác định gen kháng kháng sinh của vi khuẩn

4.3.1. Đặc điểm kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli phân lập được

Nghiên cứu về đặc điểm kháng kháng sinh của E. coli, có khoảng 16 loại kháng sinh thường được dùng: Neomycin, Doxycycline, Rifampicin, Amoxicillin, Vancomycin, Nitrofurantoin, Penicillin-G, Ciprofloxacin,

Erythromycin, Gentamicin, Streptomycin, Tetracycline, Oxacillin, Amoxicillin- clavulanic acid, Sufamethoxazole/Trimethoprim, và Colistin (Okorie-Kanu et al.,

2016). Trong nghiên cứu này, có 9 loại kháng sinh được thử, bao gồm: Tetracyclin, Trimethoprim/Sufamethoxazole, Vancomycin, Ciprofloxacin, Erythromycin, Gentamicin, Nitrofurantoin, Colistin và Amoxicillin-clavulanic acid. Kết quả thử tính mẫn cảm với kháng sinh được minh họa ở hình 4.6.

Hình 4.6. Tính mẫn cảm kháng sinh của E. coli phân lập từ vỏ trứng

Ghi chú: không gian xung quanh khoanh giấy tẩm kháng sinh không có vi khuẩn mọc được gọi là vòng vô khuẩn (mũi tên rỗng); loại kháng sinh trong đó vi khuẩn kháng hoàn toàn không hình thành

Kết quả ở hình 4.6 cho thấy các chủng E. coli hình thành vòng vô khuẩn với đường kính vòng vô khuẩn khác nhau. Đối với 2 loại kháng sinh trong đó các vi khuẩn Gram âm không mẫn cảm là Vancomycin và Erythromycin, 100% số chủng E. coli thử đều không hình thành hoặc hình thành vòng vô khuẩn với đường kính rất nhỏ (< 1 cm). Do vậy, các kết quả trình bày ở phần dưới đây tập trung phân tích tính mẫn cảm với 7 loại kháng sinh còn lại

4.3.1.1. Đặc điểm mẫn cảm với từng loại kháng sinh của vi khuẩn E.coli

Đặc điểm mẫn cảm với kháng sinh được phân tích theo 3 nhóm tùy thuộc vào mức độ quan trọng của kháng sinh dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở người. Kết quả được trình bày ở các hình (hình 4.7 và 4.8).

Hình 4.7. Tính mẫn cảm với Ciprofloxacin, Amoxicillin và Colistin

Ghi chú: kết quả được tổng hợp đối với 68 chủng E. coli, và được chia thành nhóm không sử dụng kháng sinh và nhóm có sử dụng kháng sinh

Hình 4.8. Kết quả thử tính mẫn cảm với Gentamycin,

Trimethoprim/sulfamethoxazole, Tetracycline và Nitrofurantoin

Ghi chú: kết quả được tổng hợp đối với 68 chủng E. coli, và được chia thành nhóm không sử dụng kháng sinh và nhóm có sử dụng kháng sinh. Trục Oy biểu thị tỷ lệ % số chủng thử kháng sinh đồ ở mỗi đường kính (cm) vòng vô khuẩn tương ứng (trục Ox). Với mỗi loại kháng sinh, vùng màu xám đánh dấu vùng kháng kháng

sinh. Tỷ lệ % ở vùng màu xám biểu thị mức phổ biến của hiện tượng kháng thuốc kháng sinh.

Hình 4.7 và hình 4.8 giúp đưa ra nhận xét như sau: luôn có một tỷ lệ kháng đối với 7 loại kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ mẫu trứng ở đàn gà sử dụng hoặc không sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi. Tỷ lệ kháng là khác nhau giữa các loại kháng sinh. Vi khuẩn E. coli phân lập từ vỏ trứng kháng nhiều nhất (95,6% - 92,6% - 88,2%) đối với 3 loại kháng sinh lần lượt là Tetracycline, Trimethoprim/Sufamethoxazole và Colistin. Ngược lại, chỉ có từ 14,7% đến 20,6% số chủng E. coli phân lập kháng với Amoxicillin-clavulanic

acid và Nitrofurantoin. Tại 2 nghiên cứu về tình hình kháng kháng sinh của E. coli phân lập từ gia cầm, các tác giả đều xác nhận E. coli có tỷ lệ kháng cao nhất đối với Tetracycline (78,3%), Trimethoprim (58,7%) (Trương Hà Thái và cs., 2017); Ciprofloxacin (73,3%), Gentamicin (42,2%) (Nguyen et al., 2016). Về khía cạnh này, kết quả thu được trong nghiên cứu hiện thời là phù hợp khi kết luận về mức kháng phổ biến đối với Tetracycline, Trimethoprim và Ciprofloxacin.

4.3.1.2. Đặc điểm mẫn cảm theo tình hình sử dụng kháng sinh

Kết quả thử tính mẫn cảm với kháng sinh tiếp tục được phân tích để làm rõ sự khác biệt về tính mẫn cảm hoặc kháng với mỗi loại kháng sinh của vi khuẩn phân lập từ 2 nhóm gà (không sử dụng, có sử dụng kháng sinh), hình 4.9

Hình 4.9. So sánh tính mẫn cảm của E. coli phân lập từ vỏ trứng ở nhóm không sử dụng và có sử dụng kháng sinh

Mặc dù E. coli phân lập từ đàn gà có sử dụng kháng sinh hoặc không sử dụng kháng sinh đều kháng với một loại thuốc kháng sinh nhất định, số chủng kháng thuốc luôn thấp hơn ở nhóm không sử dụng kháng sinh. Một số kháng sinh như Colistin, Tetracycline trong đó E. coli phân lập từ đàn gà có dùng kháng sinh đã kháng 100% thì vẫn có một tỷ lệ nhỏ số chủng phân lập từ đàn gà không sử dụng kháng sinh còn mẫn cảm (8,3% đối với Tetracycline và 22,2% đối với

Colistin). Kết quả này cho thấy việc sử dụng kháng sinh ở vật nuôi có ảnh hưởng đến tính mẫn cảm hoặc kháng của vi khuẩn E. coli. Kết quả nghiên cứu này là tương đồng với kết luận được công bố năm 2015 (Nguyen et al., 2015) trong đó đã tìm thấy mối liên hệ giữa tỷ lệ kháng kháng sinh của E. coli phân lập ở các trang trại gà vùng đồng bằng sông Mekong với việc sử dụng kháng sinh.

Về tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở Việt Nam, nhiều kết quả điều tra cho biết kháng sinh được sử dụng không chỉ với mục đích điều trị mà còn được dùng với để dự phòng bệnh (45,2%) (Pham et al., 2012). Bên cạnh đó, một số loại hóa dược (Monensin, Salinomycin, Maduramycin) còn bổ sung với mục đích kích thích sinh trưởng (Pham et al., 2012). Tình sử dụng kháng sinh còn phức tạp hơn với sự lưu hành của hàng chục loại kháng sinh, phổ biến là Norfloxacin, Tylosin, Gentamicin, Doxycycline, Tiamulin, Colistin và Enrofloxacin. Thêm một lý do đáng quan ngại nữa là người chăn nuôi không tuân thủ về thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi xuất bán (Duong and Nguyen, 2015). Chính vì các nguyên nhân chính nêu trên, việc kiểm soát sự kháng kháng sinh ngày càng khó khăn, làm gia tăng sự kháng kháng sinh của vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn E. coli phân lập được ở gia cầm (Cao Thuấn and Lý Thị Liên Khai, 2018; Nguyễn Hồng Sang và cs., 2017).

4.3.1.3. Tính đa kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli phân lập được

Ở Việt Nam, nghiên cứu về tính kháng kháng sinh của E. coli đã được quan tâm từ rất sớm (Bùi Thị Tho, 1996), vi khuẩn E. coli kháng thuốc được phát hiện phổ biến ở động vật nuôi như gà, vịt và lợn (Cao Thuấn and Lý Thị Liên Khai, 2018; Dang và cs.,2018; Dang and Nguyen, 2016; Lê Văn Lê Anh and Lý Thị Liên Khai, 2017; Trương Hà Thái và cs.,2017). Để tìm hiểu về đặc điểm đa kháng kháng sinh của các chủng E. coli phân lập từ trứng trong nghiên cứu này, kết quả thử tính mẫn cảm với kháng sinh đã được tổng hợp theo số loại kháng sinh bị kháng (bảng 4.4).

Dựa vào số loại kháng sinh mà E. coli mẫn cảm, có thể thấy hầu hết số chủng phân lập (67/ 68 chủng) kháng với ít nhất 2 nhóm kháng sinh khác nhau trở lên. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất (39,7%) là kháng với 4 loại kháng sinh. Về kiểu hình đa kháng, 67 chủng E. coli đa kháng kháng sinh trong nghiên cứu này có kiểu hình đa dạng, với sự kết hợp kiểu hình kháng chủ yếu với 3 loại kháng sinh là Tetracyclin, Trimethoprim/Sufamethoxazole và Colistin (hình 4.7 và 4.8, bảng 4.4).

Bảng 4.4. Kết quả kiểm tra tính đa kháng kháng sinh

TT kháng sinh Số loại

bị kháng

Kiểu hình đa kháng Số lượng

chủng Tỷ lệ (%)

1 7 CIP, AMC, CT, CN, SXT, TE, F 3 4,4 2

6

CIP, AMC, CT, SXT, TE, F 1

10,3 3 CIP, AMC, CT, CN, SXT, TE 1 4 CIP, CT, CN, SXT, TE, F 5 5 5 AMC, CT, CN, SXT, TE 1 20,6 6 CIP, CT, CN, TE, F 1 7 CIP, AMC, CT, SXT, TE 2 8 CIP, CT, CN, SXT, TE 10 9 4 CT, SXT, TE, F 1 39,7 10 AMC, CT, SXT, TE 1 11 CIP, AMC, CT, F 1 12 CT, CN, TE, F 1 13 CIP, CT, SXT, TE 3 14 CT, CN, SXT, TE 4 15 CIP, CT, SXT, TE 4 16 CIP, CT, SXT, TE 12 17 3 CN, SXT, TE 1 17,6 18 CIP, CN, SXT 1 19 CT, SXT, F 1 20 CIP, CT, TE 1 21 CIP, SXT, TE 2 22 CT, SXT, TE 6 23 2 CT, TE 1 5,9 24 SXT, TE 3 Tổng cộng 67

Ghi chú: Ciprofloxacin (CIP), Amoxicillin-clavulanic acid (AMC), Colistin (CT), Gentamicin (CN), Trimethoprim/ Sufamethoxazole (SXT), Tetracyclin (TE), Nitrofurantoin (F)

Kết quả nghiên cứu kể trên phù hợp với kết luận được rút ra trong nhiều nghiên cứu từ Bắc vào Nam, trong đó chỉ ra E. coli đa kháng với rất nhiều loại kháng sinh (Cao Thuấn and Lý Thị Liên Khai, 2018; Lê Văn Lê Anh and Lý Thị Liên Khai, 2017; Nguyễn Hồng Sang và cs., 2017; Trương Hà Thái và cs., 2017). So sánh tỷ lệ đa kháng kháng sinh của E. coli phân lập ở Việt Nam giữa các công

bố tại các mốc thời gian khác nhau cho thấy: (1) vi khuẩn kháng với 6- 7 loại kháng sinh đã được mô tả từ những năm 1990 (Bùi Thị Tho, 1996); (2) đa kháng ngày càng gia tăng với 85,3% số chủng E. coli phân lập ở gà nuôi tại vùng đồng bằng sông Mekong đa kháng kháng sinh (Nguyen et al., 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn escherichia coli phân lập từ trứng gà tại một số trang trại trên địa bàn hà nội và vùng phụ cận (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)