Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn escherichia coli phân lập từ trứng gà tại một số trang trại trên địa bàn hà nội và vùng phụ cận (Trang 28 - 31)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình nghiên cứu kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli

2.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Mặc dù Việt Nam là nước nông nghiệp và nằm trong khu vực có nguy cơ lây lan rộng rãi của enzyme ESBL (Hawkey, 2008) nhưng những nghiên cứu về nguồn lưu trữ vi khuẩn E. coli có khả năng sản sinh men ESBL có nguồn gốc từ vật nuôi và sản phẩm vật nuôi (trứng, thịt, sữa) còn hạn chế.

2.3.2.1. Một số nghiên cứu về khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli

Theo tác giả Trần Thị Thùy Giang và cộng sự (Giang, Nguyệt, & Trí), vi khuẩn E. coli được phân lập từ thực phẩm tại viện Pasteur, TP Hồ Chí Minh cũng kháng với nhiều loại kháng sinh, trong đó Cotrimoxazol (58,3 %), Ampicillin(55%), Tetracyline(53,3%), Gentamicin(30%), Piperacillin (13,3%), Cephalexine(12,5%), Amoxicillin/clavunanic (11,7%), Nitrofurantoin (10%), Mecillinam (10%), Ciprofloxacin (8,3 %), Colistin (3,3%), Ceftazidime (1,7%)

Theo tác giả Lê Văn Lê Anh và Lý Thị Liên Khai (V. L. A. Lê & Lý, 2017) vi khuẩn E. coli được phân lập từ vịt tại Thành Phố Cần Thơ cũng kháng với nhiều loại kháng sinh, trong đó Ampicillin (75,16%), Bactrim (64,71%), Steptomycin ( 56,2%), Florfenicol (47,06%).

Theo tác giả Lê Thị Thùy Trang và cộng sự (Lê Thị Thùy Trang và cs., 2017) vi khuẩn E. coli được phân lập từ vịt tại tỉnh Hậu Giang cũng kháng với nhiều loại kháng sinh, trong đó Steptomycin (95%), Sulfamethoxuazole/trimethoprim (98%), Ampicillin (79%).

2.3.2.2. Tính đa kháng kháng sinh của E. coli ở Việt Nam.

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Hiện tại, Việt Nam cũng như nhiều nước đã xuất hiện vi khuẩn đa kháng (kháng 2 nhóm kháng sinh) và toàn kháng (kháng với tất cả kháng sinh). Đó là lí do vì sao, nhiều nước phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn điều trị hiệu quả thì tại Việt Nam đã phải dùng kháng sinh thế hệ 3 và 4. Tỷ lệ đa kháng của E. coli tại nước ta khoảng 20-25%, tỷ lệ tử vong cao. Các bác sĩ từng ghi nhận trường hợp khuẩn này chứa men NDM-1, mà thế giới gọi là "siêu vi khuẩn" vì kháng nhiều loại kháng sinh.

Đơn cử như tỉ lệ kháng thuốc của nhóm vi khuẩn gram âm như E. coli (vi khuẩn đường ruột) đã lên tới 30-40%, kháng luôn cả kháng sinh mạnh nhất là colistin. Thậm chí, tại một số tỉnh phía nam, tỉ lệ kháng thuốc của E. coli còn lên tới hơn 74%; tỉ lệ kháng của vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae lên tới gần 60%; vi khuẩn A.baumannii (gây nhiễm khuẩn bệnh viện) có tỉ lệ kháng với hầu hết các loại kháng sinh ở mức trên 90%.

Ở nước ta, vi khuẩn kháng thuốc đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị, song việc đi sâu nghiên cứu về quy luật kháng thuốc, mức độ đa kháng của từng loại vi khuẩn ở người và động vật nuôi thì chưa có nghiên cứu và thông báo

cụ thể. Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu đều chỉ nhằm mục đích kiểm tra mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với thuốc, để tìm ra các thuốc điều trị đặc hiệu đối với từng loại bệnh mà thôi.

Nghiên cứu tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của E. coli Phạm Khắc Hiếu và cs. (1980) phân lập từ bệnh lợn con phân trắng, đã công bố kết quả: Có 40% E. coli

kháng streptomycin, 50% kháng sulfamid, 12% kháng chlotetracyclin và có 2,2% kháng chloramphenicol. Về hiện tượng đa kháng, các tác giả trên cũng cho biết: Đã có 17,5% E. coli đa kháng với 2 loại thuốc streptomycin và sulfamid, 6,5% E. coli

đa kháng với 3 loại streptomycin, sulfamid và chlotetracyclin.

Vào những năm 1990, khả năng của các chủng E. coli (phân lập từ heo con bị cọ xát) đã được biết là có được E. coli kháng nhiều loại kháng sinh.

Bảng 2.1. Kết quả xét nghiệm vi khuẩn E. coli kháng nhiều loại kháng sinh

Số lượng thuốc đã bị kháng Số chủng đã thử nghiệm Số chủng nhân lên Tỷ lệ phần trăm (%) 2 312 48 15.5 3 312 74 23.6 4 312 66 21.3 5 312 40 12.8 6 312 24 7.8 7 312 16 5.1

Nguồn: Bùi Thị Tho (1996)

Tỷ lệ cao nhất là E. coli kháng 3 thuốc (23,64%), tiếp theo là 4 chủng kháng thuốc (21,23%). Mặc dù với tỷ lệ thấp (5,12% và 7,75%), E. coli kháng thuốc 7 và 6 đã thực sự xuất hiện (Bùi Thị Tho 1996). Trong thế kỷ 21, nhiều loại kháng thuốc (kháng với ít nhất ba nhóm thuốc kháng sinh khác nhau) cao hơn nhiều. Trong một nghiên cứu khác, bốn mươi ba (91,5%) trong số 47 phân lập thu được từ Việt Nam cho thấy khả năng kháng đa kháng sinh, và các phân lập này kháng với 2 loại thuốc kháng sinh khác nhau (10%) (Usui, Ozawa et al. 2014).

Vượt ra khỏi cấp độ trang trại, E. coli phân lập từ chuột bị nhốt trong các trang trại có mức độ kháng kháng sinh tương đối cao và tỷ lệ nhiễm cao hơn một cách rõ rệt đến (8 lần) trong số các chủng phân lập từ các địa điểm nuôi bên

ngoài (Nhung, Cuong và cs.,2015). Hơn nữa, hồ sơ kháng kháng sinh từ chuột bị nhốt trong các trang trại và những người từ động vật nuôi giống nhau hơn so với động vật nuôi và chuột bị nhốt trong tự nhiên. Kết quả ngụ ý rằng tình trạng kháng kháng sinh tại các trang trại là động lực chính của kháng kháng sinh môi trường, đặc biệt là ở những khu vực phân được thải trực tiếp vào ao hoặc đường thủy (Nhung, Cuong và cs.,2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn escherichia coli phân lập từ trứng gà tại một số trang trại trên địa bàn hà nội và vùng phụ cận (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)