Kết quả phân lập và giám định vi khuẩn E.coli

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn escherichia coli phân lập từ trứng gà tại một số trang trại trên địa bàn hà nội và vùng phụ cận (Trang 40 - 45)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Kết quả phân lập và giám định vi khuẩn E.coli

4.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn E. Coli

Nghiên cứu này đã thu thập mẫu ở đàn gà nuôi tại Hà Nội và vùng phụ cận. Hình ảnh phân lập và thuần khiết E. coli trên thạch chọn lọc Macconkey và (Tryptone Bile X-glucuronide Agar, TBX) được minh họa ở hình 4.2 và 4.3

Hình 4.2. Hình ảnh đặc trưng của vi khuẩn E. coli trên môi trường (1) MacConKey và (2) TBX

Hình 4.3. Kết quả phân lập E. coli trên thạch TBX

Ghi chú: kết quả ria cấy mẫu trên thạch TBX (A, B) với hỗn hợp các loại khuẩn lạc có màu khác nhau, trong đó có màu xanh lục; chủng E. coli thuần khiết trên thạch TBX (C, D) hình thành khuẩn lạc riêng rẽ,

Do E. coli sản sinh enzyme glucuronidase nên có khả năng phân giải x- glucuronide và hình thành khuẩn lạc có màu xanh lục (Hình 4.3C-D). Tính thuần khiết của chủng E. coli phân lập được khẳng định thêm bằng phương pháp nhuộm Gram và thấy một dạng vi khuẩn thuần nhất ở trên vi trường. Các mẫu có vi khuẩn thuần nhất, khuẩn lạc màu xanh lục trên thạch TBX được kết luận là dương tính với E. coli và được tổng hợp ở bảng 4.1

Bảng 4.1. Kết quả phân lập E. coli từ trứng và swab ổ nhớp

Loại mẫu Số mẫu

kiểm tra* Số mẫu phân lập được E. coli Tỷ lệ dương tính (%) Swab ổ nhớp 50 42 84,0 Vỏ trứng 204 68 33,3 Lòng trứng 62 1 1,6

Ghi chú: * có 62 mẫu lòng trứng trong số 204 quả trứng được dùng phân lập E. coli. Phân lập E. coli từ 50 mẫu swab ổ nhớp lấy ở gà của trang trại thu mẫu trứng.

Bảng 4.1 cho biết: vi khuẩn E. coli có ở cả 3 loại mẫu (swab ổ nhớp, vỏ trứng và lòng trứng), với tỷ lệ dương tính giảm dần theo thứ tự từ swab ổ nhớp (84,0%), vỏ trứng (33,3%) và lòng trứng (1,6%). Có thể thấy tỷ lệ phân lập được

E. coli ở vỏ trứng thấp hơn rõ rệt so với mẫu swab ổ nhớp. Sự khác biệt này là do cơ chế chống nhiễm khuẩn của trứng (Jonchère et al., 2010; Wellman-Labadie et al., 2008), với sự hiện diện của nhiều loại protein có hoạt tính diệt khuẩn trên vỏ trứng, ví dụ như: ovocleidin-17, ovocleidin-116, ovocalyxin-21, ovocalyxin- 25, ovocalyxin-32 và ovocalyxin-36 (Hamid, 2016). Về tỷ lệ dương tính, một số nghiên cứu trong nước và quốc tế cho biết tỷ lệ nhiễm E. coli ở vỏ trứng rất biến động, từ 10,5% (Eid et al., 2015) cho đến 29,1% (Trương Hà Thái và cs., 2017). So sánh với các nghiên cứu trên, tỷ lệ phân lập được E. coli ở vỏ trứng trong nghiên cứu này là phù hợp và mục tiêu của đề là nghiên cứu trên trứng nên số liệu từ swab ổ nhớp là để so sánh với mục tiêu nghiên cứu.

Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm E. coli kể trên cho biết vỏ trứng có thể là một nguồn lây nhiễm vi khuẩn E. coli từ trang trại tới bàn ăn. Mặt khác, do tỷ lệ nhiễm E. coli ở lòng trứng rất thấp (1,6%) nên nghiên cứu này tập trung phân lập

E. coli ở vỏ trứng và dùng cho nghiên cứu về khả năng kháng kháng sinh. Các phần dưới đây tổng hợp kết quả phân lập E. coli ở vỏ trứng theo địa phương và theo tình trạng sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi.

Bảng 4.2. Kết quả phân lập E. coli ở vỏ trứng theo địa phương lấy mẫu

TT Địa điểm* Số mẫu

kiểm tra Số mẫu phân lập được E. coli Tỷ lệ dương tính (%) 1 Chương Mỹ 22 10 45,5 2 Đông Anh 5 0 0,0 3 Mỹ Đức 12 12 100,0 4 Nam Từ Liêm 75 7 9,3 5 Quốc Oai 20 11 55,0 6 Thanh Trì 10 3 30,0 7 Thường Tín 5 4 80,0 8 Tiên Lữ 16 1 6,3 9 Văn Giang 27 11 40,7 10 Lương Sơn 12 9 75,0 Tổng hợp 204 68 33,3

Ghi chú: * các huyện thuộc thành phố Hà Nội gồm: Chương Mỹ, Đông Anh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín; các huyện thuộc tỉnh Hưng Yên gồm: Tiên Lữ, Văn Giang; và huyện

Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình

Kết quả ở bảng 4.2 cho biết hiện tượng nhiễm E. coli ở vỏ trứng gặp ở hầu hết các địa phương lấy mẫu (trừ Đông Anh). Do nghiên cứu này quan tâm nghiên cứu hiện tượng kháng kháng sinh của E. coli phân lập được từ trứng, nên không so sánh tỷ lệ nhiễm giữa các địa điểm thu mẫu. Trong tổng số 29 đàn gà được lấy mẫu, có 10 đàn không sử dụng kháng sinh và 19 đàn gà dùng kháng sinh. Tỷ lệ nhiễm E. coli được tổng hợp theo tình trạng sử dụng kháng sinh (hình 4.4).

Có 29/72 (40,3%) mẫu vỏ trứng phân lập được E. coli ở nhóm không sử dụng kháng sinh. Ở nhóm sử dụng kháng sinh, E. coli phân lập được ở 39/139 (29,5%) mẫu vỏ trứng. Như vậy, vi khuẩn E. coli có mặt ở cả 2 nhóm: đàn gà không sử dụng hoặc có sử dụng kháng sinh trong quá trình chăn nuôi. Mặc dù có sự khác biệt về tỷ lệ phân lập, nhưng nghiên cứu này đã không thu thập thông tin để làm rõ về nguyên nhân của sự khác biệt nêu trên.

Hình 4.4. Tỷ lệ phân lập E. coli ở vỏ trứng theo tình trạng dùng kháng sinh

Ghi chú: nếu có ít nhất 1 loại kháng sinh được sử dụng trong lứa gà nuôi cho đến thời điểm lấy mẫu, đàn gà được xếp vào nhóm có sử dụng kháng sinh.

4.2.2. Kết quả giám định vi khuẩn E.coli

Với 68 chủng E.coli phân lập được đã tiến hành giám định một số đặc tính sinh hóa chủ yếu. Kết quả thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Chỉ tiêu sinh hóa của Vi khuẩn E.coli

STT Chỉ tiêu sinh hóa Số chủng kiểm tra Số chủng (+) Tỷ lệ (+)

1 G (-) 68 68 100 2 Glucose 68 68 100 3 Lactose 68 68 100 4 H2S 68 0 0 5 Gas 68 64 94,1 6 Citrat 68 0 0 7 LCD 68 0 0 8 Ure 68 0 0 9 Indol 68 66 97 10 MR 68 68 100 11 VP 68 0 0

Ghi chú:VP: Voges-proskauer, MR: Red Methyl, LCD: Lysine decaboxy holate Dương tính (+)

Như vậy các chủng vi khuẩn E.coli phân lập được mang đầy đủ các đặc tính sinh hóa như tài liệu kinh điển đã mô tả. Nguyễn Như Thanh và cs(1997).

Hình 4.5. Kết quả giám định vi khuẩn E.coli qua chỉ tiêu sinh hóa

Ở trong nước, đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm kháng kháng sinh của E. coli phân lập được từ thực phẩm (Chu et al., 2016; Duong and Nguyen, 2015; Van et al., 2008) và còn ít nghiên cứu về vấn đề này đối với E. coli

phân lập được ở trứng (Trương Hà Thái và cs., 2017). Do đó, nghiên cứu này đã tiến hành phân tích khả năng kháng kháng sinh của E. coli phân lập được ở vỏ trứng ở 2 nhóm: đàn gà có sử dụng kháng sinh và đàn gà không sử dụng kháng sinh. Kết quả được trình bày ở mục 4.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn escherichia coli phân lập từ trứng gà tại một số trang trại trên địa bàn hà nội và vùng phụ cận (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)