Kết quả xét nghiệm virus cú mA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình nhiễm và một số đặc tính sinh học của virus cúm gia cầm a h5n1 và h5n6 tại một số chợ buôn bán gia cầm thuộc tỉnh quảng nam năm 2016 2017 (Trang 47 - 49)

Tên chợ (Huyện) Số mẫu xét nghiệm Số mẫu dương tính virus cúm A Tỷ lệ mẫu dương tính virus cúm A (%) Điện Bàn 360 19 5,28 Núi Thành 360 64 17,78 Phú Ninh 360 30 8,33 Tổng cộng 1080 113 10,46

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: Mặc dù gà, vịt buôn bán tại các chợ gia cầm sống là các gia cầm khỏe mạnh không có biểu hiện lâm sàng của bệnh CGC nhưng vẫn mang virus cúm A. Trong tổng số 1080 mẫu được xét nghiệm sàng lọc virus cúm A có 113 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 10,46%. Trong đó cao nhất là tại chợ Núi Thành với 17,78 %, tiếp theo là chợ Phú Ninh 8,3 %, chợ

Điện Bàn thấp nhất 5,28% là dương tính với cúm A. Kết quả này thấp hơn so với kết quả giám sát tại 14 tỉnh của Cục Thú y các năm từ 2011 đến 2013 với tỷ lệ gia cầm dương tính với virus cúm A là 22,1% (tổng số 2162/ 9790 mẫu dương tính) (Nguyen D. T. và cs., 2014). Nguyên nhân có thể là do đợt giám sát trên là xét nghiệm dựa trên mẫu gộp (5 mẫu gộp thành 1 mẫu xét nghiệm) do đó 1 mẫu trong 1 mẫu dương tính có thể cho kết quả dương tính. Đồng thời trong các giai đoạn nghiên cứu trên bệnh cúm gia cầm vẫn xảy ra rải rác trong cả nước, trong khi đó trong năm 2016, Quảng Nam không xảy ra bùng phát ổ dịch cúm gia cầm (Cục Thú y, 2016).

Hình 4.2. Tỷ lệ nhiễm virus cúm A

Việc lưu hành virus CGC tại các chợ buôn bán gia cầm sống là một yếu tố nguy cơ lây lan bệnh CGC. Thủy cầm hoang dã, bao gồm cả vịt là những bể chứa tự nhiên của virus CGC type A và đóng vai trò quan trọng trong sinh thái và truyền bệnh của virus. Virus CGC ở các loài thủy cầm ở trạng thái cân bằng, các vật chủ nhiễm virus thường không biểu hiện các triệu chứng lâm sàng. Ở vật chủ, virus CGC nhân lên ở đường tiêu hóa được bài thải với mật độ cao trong phân và lan truyền thông qua đường phân-miệng. Từ bể chứa là các thủy cầm này virus có thể truyền cho các gia cầm và động vật có vú khác bao gồm cả con

người và có thể gây các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng (Sturm-Ramirez

et al., 2005).

Chợ buôn bán gia cầm sống là một đường lây truyền virus cúm quan trọng (Nina et al., 2007). Với đặc điểm là tập trung nhiều loại gia cầm khác nhau, được cung cấp bởi nhiều nguồn khác nhau khiến chợ buôn bán gia cầm sống có vai trò trong quá trình nhân lên, duy trì, tuần hoàn và lan truyền virus CGC (Cardona et al., 2009; Chu et al., 2016).

Do đó, việc tiếp tục giám sát virus CGC tại các chợ buôn bán gia cầm sống giúp hiểu rõ hơn sự phân bố của virus CGC và để giảm thiểu nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng. Có thể thực hiện một số biện pháp để kiểm soát virus CGC tại các chợ như đóng cửa chợ tạm thời, tăng cường vệ sinh, khử trùng tại các chợ, giảm số gia cầm lượng buôn bán theo quý, cấm lưu giữ gia cầm qua đêm ở chợ,… Các biện pháp này đã chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm sự lưu hành vius cúm tại các chợ buôn bán (Offeddu et al., 2016).

4.2.2. Chẩn đoán virus cúm A/H5

Sau khi sàng lọc cúm gia cầm type A, các mẫu dương tính được tiếp tục định subtype H5 bằng phương pháp rRT-PCR. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2, hình 4.3 và hình 4.4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình nhiễm và một số đặc tính sinh học của virus cúm gia cầm a h5n1 và h5n6 tại một số chợ buôn bán gia cầm thuộc tỉnh quảng nam năm 2016 2017 (Trang 47 - 49)