Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính tuân thủ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 93 - 102)

4.3.2.1. Về phía doanh nghiệp

a. Quy mô, loại hình sở hữu và thời gian hoạt động

Quy mô và loại hình sở hữu là hai yếu tố tác động rõ rệt đến cấp độ tuân thủ pháp luật thuế của DN. Các DN của địa bàn Thái Bình, đa số là các DN thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), đây là nhóm có mức độ quản lý kinh

Hộpd4.4. Sai sót trong kê khai quyết toán thuế TNDN

“Sai sót trong kê khai quyết toán thuế hiện nay phần lớn là không do sự cố ý làm sai của DN, nhiều DN kê khai sai, chậm quyết toán thuế TNDN là do hiểu biết chưa đầy đủ về thuế TNDN dẫn đến kê khai doanh thu, chi phí không đúng đặc biệt là đối với các nghiệp vụ không phát sinh thường xuyên, đặc biệt là tại Thái Bình chủ yếu là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ có kế toán với trình độ hạn chế, kiêm nhiệm nhiều việc trong khi các dịch vụ tư vấn với giá cả hợp lý chưa thực sự phát triển. Ví dụ: DN mua TSCĐ ở nước ngoài phát sinh chi phí về chuyển giao công nghệ thì phải kê khai thuế TNDN đối với nhà thầu nước ngoài song DN không kê khai vì không biết đến quy định này, trong khi ngại hoặc không muốn sự hỗ trợ từ cơ quan thuế song lại không thể có được dịch vụ tư vấn từ các DN về tư vấn thuế… ”.

tế chưa cao, hoạt động KD còn mang tính nhỏ, lẻ, hành vi mang tính chủ quan cá nhân (Chủ sở hữu quyết định), là nhóm thường là có hạn chế hiểu biết nghĩa vụ thuế, hạn chế trong quá trình tuân thủ pháp luật thuế.

Thông thường những DN có chu kỳ hoạt động càng dài, sẽ luôn có hành vi tuân thủ tốt hơn so với các DN ngắn hạn. DN có thời gian hoạt động dài sẽ có tích lũy kiến thức tốt hơn, có hoạt động kế toán chuẩn hơn, hơn khi yếu tố về lợi thế thương mại đã được gây dựng của họ rất khó để tạo lên họ không dễ dàng đánh đổi một vi phạm dẫn đến ảnh hưởng tới chu kỳ sống của DN. Điều này được lý giải là những DN lâu năm thường có tính tuân thủ cao hơn các DN mới thành lập.

b. Mức độ hiểu biết về luật thuế, tuân thủ pháp luật thuế và am hiểu, đánh giá về kế toán thuế

Thực tế cho thấy không phải DN nào cũng có bộ phận kế toán riêng biệt, chỉ làm một việc là ghi nhận, hạch toán những nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp đặc biệt là với các DN nhỏ và siêu nhỏ thì kế toán thường kiêm nhiệm rất nhiều công việc khác nhau hoặc các DN thuê kế toán ngắn hạn; sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kê khai của các công ty về dịch vụ kế toán.

Một thực tế khác, nhiều DN muốn tuân thủ pháp luật thuế song năng lực kế toán thuế của họ còn hạn chế, chưa cập nhật đầy đủ thông tin về chính sách thuế, cách hạch toán lưu trữ sổ sách. Vì vậy nếu cải thiện được nhận thức, kiến thức về thuế tốt giúp nâng cao sự tuân thủ pháp luật thuế của DN đồng thời tạo điều kiện dễ dàng cho DN thực hiện đầy đủ, đúng đắn và kịp thời những yêu cầu quản lý thuế. Kiến thức thuế và kế toán thuế sẽ giúp hạn chế sự không tuân thủ dự tính và cả sự không tuân thủ không dự tính.

Hộpe4.5. Ảnh hƣởng của quy mô, thời gian hoạt động của doanh nghiệp

“Các DN có mức độ quy mô nhỏ, thời gian hoạt động ngắn, sẽ có chủ tính mang tính ngắn hạn, các hành vi, nhận thức mang tính bột phát, thời cơ, do vậy nhận thức còn bị hạn chế và có ảnh hưởng lớn từ góc độ so sánh lợi ích nhận được trong ngắn hạn dễ dẫn đến hành vi không tuân thủ, hơn nữa thời gian hoạt động ngắn các kiến thức tích lũy chưa nhiều, hoạt động về kế toán sẽ có nhiều hạn chế”.

Hiện nay, phần lớn các DN có quy mô nhỏ không có cùng đánh giá, nhận thức về tầm quan trọng của bộ máy giúp việc cận kề nhất (Kế toán- kế toán thuế) một cách đồng nhất, đa số đối tượng là công ty TNHH, công ty CP luôn có nhận thức về Kế toán rất sơ đẳng, coi Kế toán như một công cụ bị sai khiến, mất đi tính khách quan khi ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ về kinh tế của Kế toán- Kế toán thuế. Theo khảo sát 24% DN được hỏi cho rằng do bộ phận kế toán của DN còn hạn chế về năng lực kê khai và thực hiện các thủ tục tuân thủ thuế như đăng ký mã số, kê khai, nộp thuế, những yêu cầu lưu giữ sổ sách kế toán là yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ pháp luật thuế.

Bảng 4.22. Yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tuân thủ thuế

TT Yếu tố ảnh hƣởng Tỉ lệ

số DN

1 Tình hình kinh tế trong những năm gần đây quá khó khăn, dẫn đến

tình hình SXKD của DN gặp nhiều bất lợi 21,33 2 Do những chuẩn mực xã hội, dư luận, danh tiếng tác động 2,67

3 Do chính sách thuế quá rườm rà, phức tạp dẫn đến chi phí tuân thủ

thuế cao 17,33

4

Do bộ phận kế toán của DN còn hạn chế về năng lực kê khai và thực hiện các thủ tục tuân thủ thuế như đăng ký mã số, kê khai, nộp thuế, những yêu cầu lưu giữ sổ sách kế toán

24,00

5 Số thuế phải nộp cộng với chi phí tuân thủ thuế quá lớn, trở thành

gánh nặng tài chính cho đơn vị 14,67

6 Trình độ, chất lượng công tác quản lý thuế của Nhà nước chưa cao,

cán bộ thuế chưa đối xử công bằng với 6,67

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

c. Chi phí cần thiết để tuân thủ pháp luật thuế của DN

Chi phí tuân thủ pháp luật thuế cao là tình trạng xảy ra phổ biến ở các DN. Theo điều tra, phỏng vấn, có đến 14,67% DN được phỏng vấn trên địa bàn nghiên cứu khẳng định bản thân DN phải chịu tác động của các khoản chi phí ngoại sinh, để hoàn thành nghĩa vụ tuân thủ pháp luật thuế khá cao. Kết

quả phỏng vấn sâu một số DN cho thấy chi phí tuân thủ thường là các khoản chi phí sau đây:

(1) Chi phí tiền và thời gian để tiếp cận thông tin về chính sách thuế, như thuê tư vấn thuế, tìm kiếm, tra cứu các thông tin về văn bản thuế;

(2) Chi phí tiền và thời gian để lập các chứng từ hoá đơn, kế toán thuế, hoàn thành sổ sách kế toán, kê khai thuế và quyết toán thuế, chi phí thuê kế toán thuế làm những khâu này, đây là chi phí thường xuyên của các DN mới thành lập;

(3) Các khoản chi phí “ngầm” như chi phí để được giúp đỡ, ưu tiên từ cơ quan thuế, chi phí cho thời gian thanh, kiểm tra thuế hay quyết toán thuế, các chi phí thời gian để giải quyết các thủ tục hành chính thuế;

(4) Các khoản chi phí gián tiếp khác như sự yếu kém về thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế thuế dẫn đến không đảm bảo sự bình đẳng trong nghĩa vụ thuế, gây ra sự bất lợi cho những DN tuân thủ tốt;

(5) Chi phí cơ hội không mất đi nếu DN tránh hay trì hoãn nộp thuế để sử dụng khoản thuế đáng nhẽ phải nộp đúng và đủ vào NSNN cho các mục tiêu đầu tư để gia tăng lợi nhuận;

(6) Các khoản chi phí phát sinh do thay đổi môi trường luật pháp, kinh tế và xã hội.

Điều này lý giải cho các lựa chọn về lợi ích của từng nhóm đối tượng cụ thể, các nhóm DN mức độ hoạt động kinh tế nhỏ, sẽ có suy tính với hành vi mang tính “trước mắt”, các DN có quy mô lớn, họ sẽ đặt ra các giải pháp dài hạn, sẵn sàng chi trả chi phí, nhằm đạt sự “An toàn, bền vững” cho DN.

d. Ảnh hưởng tâm lý do sự phức tạp của các quy phạm pháp luật

Hiện nay, các DN đang chịu sự điều chỉnh của các văn bản luật về thuế khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Mỗi năm lại có các văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung cho các văn bản trước đó; Khi các văn bản ra mới, thay thế, hay sửa đổi cần có sự nghiên cứu, hiểu biết và vận dụng vào thực tiễn, tuy nhiên, cách hiểu không phải lúc nào cũng đồng nhất, do sự phức tạp của câu chữ, của đối tượng điều chỉnh, của hành vi phát sinh... dẫn đến DN luôn trong tình trạng bị “rượt đuổi theo văn bản”.Sự đơn giản hoá về các

văn bản pháp luật hướng dẫn về thuế, thủ tục tuân thủ pháp luật thuế là những vấn đề nổi cộm trong cải cách thuế hiện nay.

Kết quả khảo sát cho thấy 17,33 % DN được hỏi ý kiến cho rằng một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ pháp luật thuế TNDN là do chính sách thuế quá rườm rà, phức tạp dẫn đến chi phí tuân thủ thuế cao (Bảng 4.23). Tính phức tạp khi vận dụng, thực thi sẽ làm gia tăng sự phán đoán, lo lắng, tăng khả năng xảy ra các vấn đề vi phạm luật thuế và những lỗi sai ngoài ý muốn. Một hệ thống pháp luật tốt, đầy đủ, dễ hiểu sẽ làm người đọc, nghiên cứu dễ dàng thấu hiểu và tiếp cận, làm giảm những áp lực tâm lý và khuyến khích tinh thần tuân thủ pháp luật thuế.

e. Các yếu tố khác

Khoảng cách giữa NNT và cơ quan thuế vẫn còn là vấn đề cần xem xét: Các số liệu kê khai, số liệu kê khai trên các bản khai đã được cắt giảm nhiều song cũng còn mất thời gian của DN, thuế TNDN là sắc thuế tác động tương đối thường xuyên. Các giao dịch thông thường và hành chính giữa DN và CQT là không nhiều, nhưng đa phần sẽ mất thời gian về giải trình, diễn giải, chứng minh, sự thông cảm từ hai phía là còn cứng nhắc và hạn chế, giữa hai bên vẫn chưa xóa hết các khoảng cách giữa một bên là quản lý và một bên là bị quản lý, đó sẽ là mặt hạn chế cho việc nâng cao ý thức về tuân thủ pháp luật nói chung và tuân thủ pháp luật thuế nói riêng.

Theo hướng tích cực, sự am hiểu pháp luật ngày càng được nâng cao, sự cảm thông từ cả hai phía, hướng đưa ra các giải pháp nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính từ các chế tài của Luật pháp, các biện pháp, hình thức xử lý nghiêm minh, tính thượng tôn pháp luật vì thế sẽ nâng cao hơn.

Để rõ hơn vấn đề đang thảo luận, ta hãy tham khảo qua các bảng số liệu phân tích các yếu tố đang tác động tới hoạt động thường xuyên, của DN (Bảng 4.23 và 4.24). Qua các chỉ tiêu được tổng hợp, phân tích trên, ta có thể thấy, thực trạng về nhận thức của các DN trên địa bàn còn rất nhiều hạn chế, tuy nhiên cũng phải nhìn nhận khách quan, khi áp lực từ các hoạt động, nhằm tuân thủ các quy định về kê khai thuế còn rất nhiều bất cập, tốn chi phí cả về thời gian và công sức, làm ảnh hưởng tới hoạt động SXKD của DN.

Bảngx4.23. DN nhận thức về hành vi nợ thuế TT Tên loại hình DN Số DN đang quản lý (DN) Số DN đƣợc chọn m u (DN)

Hành vi nợ thuế theo nguyên nhân của

doanh nghiệp Tỷ lệ trên số đánh giá (%) Thuế phát sinh ít, không muốn nộp làm nhiều lần Cơ quan thuế không đôn đốc, cƣỡng chế nợ Nợ thuế sẽ có lợi hơn so với vay vốn Khó khăn về tài chính Thuế phát sinh ít, không muốn nộp làm nhiều lần Cơ quan thuế không đôn đốc, cƣỡng chế nợ Nợ thuế sẽ có lợi hơn so với vay vốn Khó khăn về tài chính 1 DN NN 219 7 2 0 0 5 28,57 0 0 71,43 2 DN ĐTNN 46 7 5 0 5 2 71,43 0 71,43 28,57 3 Cty TNHH 750 27 8 0 15 6 29,63 0 55,56 22,22 4 Cty CP 494 27 10 0 13 8 37,04 0 48,15 29,63 5 HTX, tổ chức k.tế khác 358 7 0 0 0 7 0 0 0 100 Cộng 1867 75 25 0 33 28 33,33 0 44,00 37,33

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Bảng y4.24. Đánh giá của DN khi chịu sự tác động Kiểm tra từ CQ thuế TT Tên loại hình DN Số DN đang hoạt động quản lý (DN) Số DN đƣợc chọn m u (DN)

Cảm nhận của doanh nghiệp khi tiếp

xúc hoạt động kiểm tra thuế (DN) Tỷ lệ (%) trên số đánh giá Không gây phiền hà cho DN V n còn gây phiền hà cho DN Rất phiền hà cho DN Là việc cần thiết để đảm bảo công bằng Không gây phiền hà cho DN V n còn gây phiền hà cho DN Rất phiền hà cho DN Là việc cần thiết để đảm bảo công bằng 1 DN NN 219 7 0 0 0 6 0 0 0 85,71 2 DN ĐTNN 46 7 0 2 0 5 0 28,57 0 71,43 3 Cty TNHH 750 27 0 2 0 25 0 7,41 0 92,59 4 Cty CP 494 27 0 1 0 23 0 3,70 0 85,19 5 HTX, tổ chức kinh tế khác 358 7 0 1 0 5 0 14,29 0 71,43 Cộng 1867 75 0 6 0 64 0 8,00 0 85,33

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

4.3.2.2. Về phía cơ quan thuế

Trình độ, chất lượng công tác quản lý thuế của Nhà nước có tính quyết định đến mức độ tuân thủ thuế của NNT. Thật vậy, đây là một nhân tố rất quan trọng trong số những nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế của NNT. Số liệu nêu ở bảng 4.25 có thể thấy những đánh giá của NNT về hoạt động của cơ quan thuế đang giữ mức độ trung bình. Không có DN nào chọn ý kiến “rất đồng ý”, tỷ lệ người chọn “không có ý kiến” rất cao trên 40% ở tất cả các chỉ tiêu khảo sát. Điều này khẳng định người nộp thuế còn e ngại trong trả lời các câu hỏi “nhạy cảm”, nhưng cũng có thể nói cơ quan thuế cần nâng cao hiệu quả quản lý, làm việc của cán bộ công chức tại cơ quan.

Bảngz4.25. Ý kiến của ngƣời nộp thuế về hoạt động quản lý của cơ quan thuế

Đơn vị tính: %

STT Nội dung đánh giá Không

đồng ý

Không

có ý kiến Đồng ý

Rất đồng ý

1 Quy trình và thủ tục tuân thủ thuế ổn

định, minh bạch, rõ ràng 21,33 41,33 37,33 -

2 Quy trình và thủ tục tuân thủ thuế

rất dễ hiểu để thực hiện 28,00 48,00 24,00 -

3 Những dịch vụ hỗ trợ và tư vấn thuế

rất sẵn có, dễ tiếp cận 21,33 45,33 33,33 -

4 Cơ quan thuế có mức độ thanh tra,

kiểm tra ít 41,33 36,00 22,67 -

5 Thái độ của cán bộ thuế khi thanh

tra thuế chưa công bằng 25,33 46,67 28,00 -

6 Cơ quan thuế có hình thức xử phạt

và khen thưởng phù hợp, công bằng 26,67 52,00 21,33 - Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Hệ thống phần mềm quản lý thông tin doanh nghiệp chưa đồng bộ: Hiện nay,

tại các Cục Thuế trên cả nước cũng như cục tỉnh Thái Bình đang sử dụng ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS). Hệ thống TMS đã thay thế 16 ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý thuế đang triển khai phân tán tại Cục thuế và Chi cục Thuế, đã đáp ứng được toàn bộ các khâu xử lý dữ liệu cho các quy trình nghiệp vụ của ngành. Tuy nhiên, ứng

dụng TMS mới chủ yếu phân loại DN theo loại hình DN mà chưa chú trọng đến việc phân loại theo các tiêu thức khác như ngành nghề kinh doanh, quy mô kinh doanh làm cho việc đưa ra các biện pháp quản lý thuế chưa thật sự phù hợp với từng đối tượng áp dụng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho công tác quản lý thu thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng đạt hiệu quả chưa cao.

Về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ thuế: Số lượng cán bộ thuế đang

thiếu hụt so với định biên. Tổng số cán bộ thuế thuộc thuộc các phòng chức năng liên quan đến việc quản lý thu thuế TNDN (Tuyên truyền hỗ trợ, Tổng hợp dự toán, Thanh tra, kiểm tra, Kê khai, Quản lý nợ) là 71 người bằng 77,66% so với định mức của Tổng cục Thuế giao (Bảng 4.33). Việc thiếu hụt cán bộ ở các phòng chức năng ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính tuân thủ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 93 - 102)