Bài học rút ra cho cục thuế tỉnh thái bình về nâng cao tính tuân thủ pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính tuân thủ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 46)

pháp luật thuế

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu thuế của một số nước nêu trên, những nội dung có thể vận dụng để từng bước nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trong thời gian tới gồm 7 vấn đề dưới đây:

Một là, cần nghiên cứu, áp dụng toàn diện mô hình quản lý tuân thủ

trong quản lý thuế, là cơ sở triển khai áp dụng có hiệu quả phương pháp thanh tra, kiểm tra theo cơ chế quản lý rủi ro nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về DN có ý

nghĩa rất quan trọng. Cùng với đó, cần thực hiện đào tạo, nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý và phân tích thông tin cho cán bộ thuế thông qua việc nghiên cứu, xây dựng, chuẩn hóa mô hình tiêu chuẩn về năng lực cán bộ thuế. Mô hình tiêu chuẩn về năng lực cán bộ sẽ là cơ sở để xây dựng, triển khai kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và phát triển nguồn lực.

Ba là, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT. Các

hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT được tiến hành dưới nhiều hình thức dịch vụ phong phú: Duy trì hệ thống điện thoại hỗ trợ việc tự kê khai, tính, nộp thuế; Tiến hành các chiến dịch tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức trong việc nộp tờ khai đúng hạn, thực hiện đúng chính sách pháp luật thuế, cũng như quảng bá cho các dịch vụ internet và dịch vụ hỗ trợ của cơ quan thuế.

Bốn là, Tăng cường phối hợp hoạt động giữa cơ quan thuế, cơ quan hải

quan, các tổ chức tín dụng. Các cơ quan này có thể hỗ trợ nhau trên lĩnh vực cung cấp thông tin và dữ liệu hoặc các hoạt động khác như thu thuế, cưỡng chế thu nợ thuế…

Năm là, cần nghiên cứu, kiện toàn bộ máy quản lý thuế, theo đó bên cạnh việc xây dựng, kiện toàn mô hình quản lý thuế theo chức năng đảm bảo chuyên sâu, chuyên nghiệp, có thể đề xuất thành lập thêm một bộ phận chuyên nghiệp đa chức năng để quản lý, thanh tra các DN lớn; nghiên cứu thành lập bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm thu thập, quản lý thông tin về DN, xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá rủi ro và đánh giá rủi ro tập trung về DN.

Sáu là, tạo điều kiện để người nộp thuế tuân thủ tốt các nghĩa vụ pháp lý.

Việc tự nguyện tuân thủ đòi hỏi phải thiết lập một mối quan hệ đối tác giữa cơ quan thuế và người nộp thuế. Do đó, những mối quan hệ với người nộp thuế cần được cơ cấu theo một cách mới

Bảy là, quyết tâm chính trị của các cấp lãnh đạo trong tăng cường năng lực

quản lý thuế, nâng cao vai trò, vị thế của hoạt động quản lý thuế là yếu tố không thể thiếu để nâng cao tính tuân thủ của NNT.

PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm chung của tỉnh Thái Bình

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thái Bình là tỉnh đồng bằng ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển, nằm ở phía nam châu thổ sông Hông, cách thủ đô Hà Nội 110 km, cách thành phố Hải Phòng 70 km. Phía Đông giáp vịnh Bắc bộ, phía Tây giáp tỉnh Hà Nam, phía Nam giáp tỉnh Nam Định, phía bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng (Hình 3.1).

Hìnhe3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình Thái Bình nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, có diện tích đất tự nhiên là 153.780,47 ha. Về giao thông, Thái Bình có tiếp giáp với biển và có hệ thông giao thông đường sông, đường bộ thuận lợi, gần các trung tâm đô thị lớn, vùng kinh tế trọng điểm của các

tỉnh phía Bắc, tạo điều kiện cho Thái Bình phát triển kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật. Thái Bình có nguồn khoáng sản dồi dào đã được thăm dò và khai thác như đất sét, khí đốt, nước khoáng, than nâu…

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Bình

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước còn nhiều khó khăn; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phúc tạp, khó lường, việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế khó khăn, tuy nhiên trong giai đoạn 2015 – 2017 nền kinh tế của Thái Bình vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực (Bảng 3.1).

Bảng3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015-2017

TT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017

Tốc độ phát triển

BQ (%)

1 GRDP tỷ đồng 38.341 42.817 45.150 108,52

2 Cơ cấu kinh tế ngành 100,00 100,00 100,00 -

Nông, lâm, thủy sản % 34,96 34,32 32,85 - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nghiệp - xây dựng % 31,41 31,64 31,7 -

Dịch vụ % 33,63 34,04 35,45 -

3 Bình quân đầu ngƣời

(theo giá hiện hành) triệu đồng 26,5 30,15 33,5 112,43

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân kỳ 2015 - 2017 đạt 8,52%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản giảm; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 26,5 triệu đồng năm 2015 lên 33,5 triệu đồng năm 2017 đạt tốc độ tăng trong kỳ là 12,43%.

Thực hiện chương trình cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2011 – 2020 và Đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước, bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực. Các cấp, các các ngành thực hiện rà soát, bãi bỏ và đề xuất bãi bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, rút ngắn 40% thời gian thực hiện. Nhìn chung công tác cải cách thủ tục hành chính ở Thái Bình đã đạt được mục tiêu đề ra một trong số đó phải kể đến là giảm thời gian, chi phí cho DN trong việc thực hiện thủ tục hành chính nói

chung, thủ tục hành chính thuế nói riêng. Về góc độ quản lý nhà nước về kinh tế, thực hiện cải cách thủ tục hành chính tạo mối quan hệ hữu cơ giữa các sở, ban ngành trong tỉnh; quy rõ trách nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước đồng thời việc quản lý nói chung và quản lý DN nói riêng được hệ thống, kiểm soát chặt chẽ hơn (Một số chỉ tiêu tổng điều tra kinh tế năm 2017).

3.1.2. Khái quát về Cục Thuế tỉnh Thái Bình

3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức

Cục thuế Tỉnh Thái Bình được thành lập theo Quyết định số 14/TC/QĐ/TCCB ngày 21/08/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính với bộ máy tổ chức gồm: 01 Cục trưởng; 02 Phó Cục trưởng; 8 chi cục thuế huyện, thành phố và 10 phòng chức năng thuộc văn phòng Cục Thuế. Theo Quyết định số 728/QĐ- TCT ngày 18/6/2007 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế quy định, Cục Thuế tỉnh Thái Bình là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN trên địa bàn của tỉnh theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

- Đảm bảo và tạo thuận lợi phục vụ cho DN tuân thủ pháp luật thuế thông qua công tác tuyên truyền, hỗ trợ để hướng dẫn, giải thích chính sách pháp luật thuế; Cùng với đó là công khai, cải cách thủ tục hành chính thuế.

- Giải quyết các quyền lợi của DN như việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn nộp tờ khai thuế, gia hạn nộp thuế, xóa tiền nợ thuế, xóa tiền phạt; giữ bí mật thông tin của DN; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của DN.

- Giám sát sự tuân thủ pháp luật thuế của DN: Yêu cầu DN, Ngân hàng, Cơ quản lý Nhà nước cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; quản lý thông tin người nộp thuế; Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về người nộp thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế để giám sát việc kê khai, xác định nghĩa vụ thuế, hoàn thuế của DN.

- Các hoạt động ấn định thuế, cưỡng chế việc thi hành quyết định hành chính thuế, công khai danh tính DN chấp hành không tốt chính sách thuế lên các phương tiện thông tin đại chúng... với mục đích đảm bảo sự tuân thủ pháp luật thuế của NNT ngày càng tốt hơn.

Từ ngày 01/07/2007, cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Thuế tỉnh Thái Bình được tổ chức sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu của Luật Quản lý Thuế, cụ thể là

theo quy định tại Quyết định số 49/2007/QĐ-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hiện tại lãnh đạo Cục thuế gồm 1 cục trưởng và 02 phó Cục trưởng. Cục trưởng chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ Tài chính, phó Cục trưởng chị trách nhiệm trước Cục trưởng về các nội dung công việc được giao; 8 chi cục thuế huyện, thành phố và 15 phòng chức năng thuộc văn phòng Cục Thuế được mô tả như ở Sơ đồ 3.1 để phù hợp với yêu cầu quản lý thuế tự tính, tự khai, tự nộp.

- Mười lăm (15) phòng chức năng gồm: + Phòng Tuyên truyền Hỗ trợ NNT. + Phòng Kê khai và kế toán thuế.

+ Phòng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân. + Phòng Quản lý các khoản thu từ đất. + Các phòng Kiểm tra thuế.

+ Các phòng Thanh tra thuế. + Phòng Kiểm tra nội bộ.

+ Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế. + Phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán. + Phòng Tin học.

+ Phòng Tổ chức cán bộ.

+ Phòng Hành chính- Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ. - Tám (08) Chi cục thuế huyện, thành phố gồm: + Chi cục thuế Thành Phố Thái Bình.

+ Chi cục thuế huyện Vũ Thư. + Chi cục thuế huyện Đông Hưng + Chi cục thuế huyện Quỳnh Phụ. + Chi cục thuế huyện Hưng Hà. + Chi cục thuế huyện Thái Thụy. + Chi cục thuế huyện Kiến Xương. + Chi cục thuế huyện Tiền Hải.

Sơ đồa3.1. Tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Thái Bình Cục trƣởng Cục Thuế Phòng Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế Phòng Kê khai và Kế toán thuế Phòng thanh tra thuế (số 1, số 2) Phòng Quản lý các khoản thu từ đất Phòng Kiểm tra thuế (số 1, số 2, số 3) Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán Phòng Hành chính- Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tin học Phòng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân Phó Cục trƣởng 1 Phó Cục trƣởng 2

8 Chi cục Thuế huyện, Thành phố

3.1.2.2. Đội ngũ cán bộ, người lao động

Chất lượng nguồn nhân lực của Cục Thuế tỉnh Thái Bình cơ bản đáp ứng cho công tác quản lý thuế, trình độ nghiệp vụ đại học, cao học chiếm tỷ lệ cao trên 96%, số lượng cán bộ thuế có trình độ gia tăng đáng kể, đến 31/12/2017 có 25 người có bằng thạc sỹ và trên 20 người đang theo học cao học các chuyên ngành quản lý kinh tế, kế toán, tài chính – ngân hàng...

Cơ cấu lao động theo độ tuổi phần nào đã đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước đối với một lĩnh vực tài chính kinh tế tương đối phức tạp, cần có kinh nghiệm quản lý của những cán bộ thuế lâu năm công tác đồng thời có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tin học tốt phục vụ cho việc sử dụng ứng dụng, phân tích, đối chiếu số liệu.

Bảnga3.2. Tổng hợp trình độ cán bộ của Cục Thuế TỈNH Thái Bình

ĐVT: người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

SL % SL % SL % 2016/ 2015 2017/ 2016 Bình quân 1 Phân theo trình độ 140 100 132 100 128 100 94,3 96,7 95,6 1.1 Cao học 10 7,1 15 11,4 25 19,5 150 166,7 158,1 1.2 Đại học 125 89,3 112 84,8 100 78,1 89,6 89,3 89,4 1.3 Trung cấp 5 3,6 5 3,8 3 2,4 100 60 77,5 2 Phân theo độ tuổi 140 100 132 100 128 100 94,3 96,7 95,6 2.1 Dưới 30 15 10,7 12 9,1 12 9,4 80 100 89,4 2.2 Từ 30 - dưới 40 36 25,7 38 28,8 37 28,9 106 97 101,4 2.3 Từ 40 - dưới 50 50 35,7 45 34,1 39 30,5 90 87 88,3 2.4 Trên 50 39 27,9 37 28 40 31,2 95 108 101,3 Nguồn: Báo cáo nguồn nhân lực - Cục Thuế tỉnh Thái Bình Số liệu ở Bảng 3.2 có thể thấy số lượng lao động của Cục Thuế Thái Bình giai đoạn 2015-2017 giảm đi 4,4% do có một số cán bộ đến độ tuổi nghỉ hưu song lại không có tuyển dụng do chính sách tinh giảm biên chế. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ CBCC ngày càng được cải thiện, thể hiện ở số lượng CBCC có trình độ cao học tăng rõ rệt (tốc độ tăng bình quân là 58,1%), số lượng CBCC có

trình độ trung cấp giảm 22,5%. Nếu phân theo độ tuổi, đội ngũ CBCC Cục Thuế Thái Bình đồng đều ở các độ tuổi, tuy nhiên tỷ lệ tăng bình quân giai đoạn 2015- 2017 tập trung ở lứa tuổi từ 30-dưới 40 và trên 50 tuổi. Đây vừa là lợi thế vừa là bất lợi cho Cục Thuế trong công tác quản lý thu thuế.

3.1.2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Thực hiện chiến lược cải cách thuế của Tổng cục Thuế giai đoại 2011 – 2020 nên từ năm 2015 đến năm 2017 nhìn chung cơ sở vật chất được đầu tư đáng kể, trong đó hệ thống máy tính (máy chủ, máy để bàn, máy xách tay) trang bị cho cán bộ công chức phục vụ cho công tác QLT được trang bị đầy đủ; các ứng dụng quản lý thuế được xây dựng phù hợp với lộ trình hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian cho CQT và người nộp thuế đồng thời nâng cao năng lực, hiệu quả khai thác số liệu, dữ liệu, phân tích rủi ro, phân tích hồ sơ khai thuế (Bảng 3.3).

Bảngb3.3. Tình hình cơ sở vật chất tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 2016/ 2015 2017/ 2016 Bình quân 1. Nhà cửa, vật kiến trúc Tr. đồng 32.000 65.000 83.000 203,1 127,7 161,1 2. Máy móc, thiết bị Tr. đồng 6.300 9.700 13.500 154,0 139,2 146,4 3. Phương tiện vận tải Tr. đồng 3.450 3.608 4.085 104,6 113,2 108,8 4. Diện tích phòng làm việc m2 1.800 3.500 3.700 194,4 105,7 143,4 5. Máy vi tính Chiếc 186 230 350 123,7 152,2 137,2

Nguồn: Phần mềm quản lý tài sản – Cục Thuế tỉnh Thái Bình Số liệu tại Bảng 3.3 cho thấy cơ sở vật chất tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình trong 3 năm 2015-2017 được cải thiện rõ rệt. Các công trình, trụ sở làm việc được tu sửa, cải tạo với giá trị công trình tăng bình quân 61,1%. Máy móc thiết bị được trang bị để nâng cao chất lượng hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý thuế 3 năm tăng bình quân 46,4%. Số lượng máy tính được trang bị đến từng cán bộ, người lao động có tốc độ tăng bình quân 3 năm là 37,2%. Với thực trạng cơ sở vật chất của Cục Thuế Thái Bình về cơ bản đã đáp

ứng được yêu cầu về hạ tầng cơ sở của công tác quản lý thu thuế, trong đó có quản lý thu thuế TNDN.

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phƣơng pháp khảo sát và thu thập số liệu

3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được tập hợp từ những nguồn tài liệu như các báo cáo của Cục Thuế tỉnh Thái Bình; Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, các báo cáo của các ban, ngành tỉnh Thái Bình; Trang web Tổng cục thuế, Cục thuế Thái Bình; Tạp chí thuế, thông tin đã được công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học có uy tín. Các dữ liệu này được tổng hợp, phân tích, sử dụng có chọn lọc và trích dẫn đầy đủ.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính tuân thủ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 46)