Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính tuân thủ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 39)

2.2.1. Kinh nghiệm của các nƣớc OECD trong việc nâng cao tính tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) được thành lập năm 1961 trên cơ sở Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OEEC) với 20 thành viên sáng lập gồm các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Ca – na – đa và các nước Tây Âu. Mô hình quản lý thuế của các nước OECD được coi là mô hình quản lý thuế có hiệu quả với tỷ lệ huy động cao (năm 2006: 9 nước OECD có tỷ lệ thuế /GDP lớn hơn 40%; 7 nước có số thu thuế trên GDP nhở hơn 30%; 14 nước có tỷ lệ thuế 30% đến 40% so với GDP) và tỷ lệ nợ đọng thấp (năm 2005 đến 2007: 13 cơ quan thuế có tỷ lệ nợ nhỏ hơn 5%; 6 cơ quan thuế có tỷ lệ nợ từ 5 – 10%, 4 cơ quan thuế có tỷ lệ trên 20%; 1 cơ quan thuế có tỷ lệ từ 10 đến 20%).

- Đăng ký thuế: Hệ thống đăng ký thuế hỗ trợ cho quản lý thuế, là nền móng của việc nộp hồ sơ, thu thuế và đánh giá. Cơ quan thuế dùng số để quản lý, theo dõi ĐTNT, phát hiện những trường hợp tiềm năng không tuân thủ pháp luật về thuế, trao đổi thông tin giữa các cơ quan chính phủ và các hoạt động quản lý khác.

- Hoạt động thu thuế: Để đánh giá và thu đầy đủ thuế thu nhập, các nước thường áp dụng cơ chế khấu trừ tại nguồn. Theo điều tra của cơ quan thuế Mỹ tỷ lệ không tuân thủ pháp luật thuế lớn nhất đối với các thu nhập mà không phụ thuộc vào cơ chế khấu trừ hoặc không phụ thuộc vào cơ chế báo cáo của bên thứ ba (khoảng 54% thu nhập ròng từ các chủ trang trại, tiền thuê và tiền bản quyền không được báo cáo).

- Quản lý thu thuế nợ đọng: Các nước OECD quản lý nợ đọng thuế tương đối hiệu quả chủ yếu sử dụng các biện pháp sau: Sử dụng khấu trừ tại nguồn; Sử dụng mạnh công cụ cưỡng chế thuế hoặc phạt thuế; Có chính sách xoá nợ thuế với những khoản thuế không thể thu hồi có điều kiện ràng buộc; Sử dụng các biện pháp thanh toán hiện đại: phone banking, thanh toán qua thẻ trực tiếp…

- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế: Cung cấp các dịch vụ hoàn thuế điện tử (thuế TNCN, thuế GTGT); trả lời thắc mắc của người nộp thuế bằng văn bản, qua điện thoại,…Sử dụng các hình thức dịch vụ điện tử: điền hồ sơ điện tử, thanh toán nợ thuế điện tử, tiếp cận tài khoản của người nộp thuế qua mạng.

-Hoạt động thẩm tra: Bao gồm hoạt động kiểm toán thuế, kiểm soát thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của NNT.

- Xây dựng cơ sở pháp lý cho quản lý thuế:

Xây dựng quyền của người nộp thuế: Quyền được thông báo, được giúp đỡ, lắng nghe; Quyền chống án; Quyền không phải nộp quá số thuế cần thiết; Quyền riêng tư; Quyền giữ bí mật.

Các quy định về nộp phạt, giải quyết tranh chấp: Theo tổng hợp của các nước OECD từ 3 loại thuế: thuế thu nhập công ty, thuế TNCN, thuế GTGT, các hành vi vi phạm được chia làm 3 loại: không nộp tờ khai đúng hạn, không nộp thuế đúng hạn, không báo cáo chính xác nghĩa vụ thuế phải nộp. Không nộp đúng hạn các nước phạt theo tỷ lệ nhất định (Pháp phạt 10% cộng lãi suất 0.4%/tháng; Úc phạt 110 đô la Úc nếu nộp chậm trong vòng 28 ngày). Khi không báo cáo chính xác nghĩa vụ thuế phải nộp, mức phạt phụ thuộc vào tính nghiêm trọng của việc vi phạm. Với những vi phạm ở mức độ thấp, tỷ lệ phạt khoảng 10-30% của thuế trốn. Vi phạm mức độ nghiêm trọng hơn, tỷ lệ phạt 40-100% của thuế trốn.

Giải quyết tranh chấp là một nội dung của quản lý thuế. Thời gian mà người nộp thuế có thể kháng án với việc giải quyết tranh chấp khác nhau giữa các

nước, thời gian tối thiểu được báo cáo là 8 ngày, thời gian rối đa là 5 năm (OECD, 2015).

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý thu thuế TNDN của một số địa phƣơng trong nƣớc trong việc nâng cao tính tuân thủ của ngƣời nộp thuế

2.2.2.1. Kinh nghiệm của Cục Thuế TP. Hải phòng

Cục Thuế Hải Phòng là một trong những cục thuế lớn trong các tỉnh phía Bắc, năm 2017 toàn ngành đã thu nộp ngân sách nhà nước 21.689 tỷ đồng, đạt 121% dự toán pháp lệnh, 100,9% dự toán HĐND TP giao, tăng 27,3% so cùng kỳ, vượt 189 tỷ đồng so với số báo cáo HĐND TP. Hoàn thành vượt mức dự toán phấn đấu năm 2017 Bộ Tài chính giao. Cùng với kết quả thu ngân sách, Cục Thuế Hải Phòng đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong đó khai thuế điện tử đạt 99,8%, nộp thuế điện tử đạt 97% số doanh nghiệp hoạt động; đã thực hiện thanh, kiểm tra 2.057 doanh nghiệp, đạt 104% kế hoạch, kiến nghị tăng thu 429,5 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch. Đôn đốc thu hồi nợ thuế 1.191 tỷ đồng; thực hiện 48 cuộc kiểm tra nội bộ, đạt 100% kế hoạch giao (Cục Thuế thành phố Hải Phòng, 2017). Đạt được kết quả trên Cục Thuế đã triển khai đồng bộ các biện pháp như sau:

- Về công tác tuyên truyền hỗ trợ, cải cách thủ tục hành chính: Cơ quan

thuế các cấp trên địa bàn thành phố đã tập trung tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kịp thời đối với về thuế như đẩy mạnh việc kê khai thuế TNDN qua mạng với thủ tục đơn giản, thực hiện các chính sách miễn giảm, giãn thuế theo nghị quyết của chính phủ. Thiết lập các đường dây nóng, tổ chức các cuộc đối thoại tiếp thu và giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh trong cộng đồng doanh nghiệp nói chung và NNT nói riêng. Hàng năm có trên 18.000 lượt doanh nghiệp được tập huấn; giải đáp thắc mắc qua điện thoại, qua phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng internet. Là đơn vị tiên phong tổ chức trung tâm tư vấn thuế miễn phí, thực hiện thành công mô hình tuyên truyền hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

- Về đưa ứng dụng tin học vào thuế: Là đơn vị tiên phong của ngành thuế

trong việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế trong nghiên cứu, thử nghiệm và có nhiều đóng góp cho sự hình thành, phát triển hệ thống xử lý thông tin của tổng cục thuế mang lại hiệu quả cao được toàn ngành học tập. Cục thuế đã tổ chức tốt việc đăng ký mã số thuế cho 14.756 doanh nghiệp, trên

136.500 hộ kinh doanh công thương nghiệp; xây dựng nhiều chương trình ứng dụng có hiệu quả như trang Website của cục thuế đã giúp doanh nghiệp tìm biết những thông tin cần thiết về văn bản pháp luật thuế, lựa chọn đối tác kinh doanh, những đơn vị, cá nhân hoạt động không hợp lệ, các hóa đơn không hợp pháp đang lưu hành...qua đó phát hiện các thủ đoạn gian lận trốn thuế kịp thời xử lý theo pháp luật.

Thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào một số hoạt động của văn phòng Cục thuế như quản lý công văn đến và đi tại phòng hành chính quản trị, quản lý công chức viên chức thuộc cục thuế tại phòng tổ chức cán bộ, đăng ký cấp mã số thuế - thủ tục đóng mã số thuế, cấp hóa đơn và đăng ký hóa đơn tự in, cung cấp và xác nhận số liệu chứng từ hiện lưu trữ tại, các cơ quan công vụ liên quan đến hoạt động tuyên truyền hỗ trợ và hiện nay đang triển khai mở rộng đến các chi cục thuế quận huyện.

- Về xây dựng tổ chức bộ máy và đào tạo cán bộ: Không ngừng xây dựng

bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ ngày càng trong sạch vững mạnh, có trình độ, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu và ứng dụng được khoa học công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế trong giai đoạn mới (Cục Thuế thành phố Hải Phòng, 2016; 2017).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của Cục Thuế TP. Hà Nội

Cục Thuế TP. Hà Nội liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và trở thành một trong hai đơn vị trong toàn hệ thống Thuế có số thu lớn nhất cả nước. Cục Thuế TP. Hà Nội đã nhận về mình nhiều trọng trách lớn bởi việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách của đơn vị không những tạo điều kiện cân đối ngân sách của TP. Hà Nội, mà còn tạo điều kiện để cân đối ngân sách của cả nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Theo báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2017, số thu do Cục Thuế thực hiện đạt 190.852 tỷ đồng, đạt 101,7% dự toán năm, tăng 17% so với thực hiện năm 2016. Bên cạnh đó, công tác thu hồi nợ thuế tiếp tục là điểm sáng trong năm 2017. Theo báo cáo, tổng nợ trên dưới 90 ngày đến thời điểm 31/12 đã giảm hơn 4.100 tỷ đồng, giảm 22,2% so với tổng nợ thời điểm 31/12/2016. Số thu nợ của cả năm 2017 đạt 12.784 tỷ đồng, đạt 100,6% chỉ tiêu thu nợ, tăng 0,9% so với thực hiện năm

2016 (Cục Thuế TP. Hà Nội, 2017). Đạt được kế quả trên, Cục Thuế Hà Nội đã thực hiện tốt công tác quản lý thu như sau:

- Về công tác cán bộ: Công tác quy hoạch cán bộ thường xuyên được rà

soát nhằm bổ sung kịp thời đội ngũ cán bộ chủ chốt. Bên cạnh đó, đơn vị còn tập trung đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công chức một cách toàn diện trên tất cả các mặt như: Chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước, tin học, ngoại ngữ, các kỹ năng mềm, bồi dưỡng cập nhật chế độ chính sách mới... Những năm qua, công tác đào tạo bồi dưỡng đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, Cục đã đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, tập huấn chính sách pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ cho 16.696 lượt công chức, gần 4.000 công chức được bồi dưỡng về văn hoá - công sở; gần 2.000 công chức được cử đi đào tạo quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính; trên 5.144 lượt công chức đào tạo bồi dưỡng về tin học ứng dụng quản lý thuế; 130 công chức được cử bồi dưỡng ngạch công chức lãnh đạo và quy hoạch…

Đến nay, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của Cục Thuế Hà Nội đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Toàn Cục có gần 4.000 cán bộ công chức, trong đó có trình độ đại học trở lên 83%, đã đạt và vượt so kế hoạch đề ra, có chứng chỉ tin học từ A trở lên đạt 83%, có chứng chỉ ngoại ngữ đạt 77% trở lên.

- Nỗ lực đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa: Cục thực hiện cải cách toàn

diện, trong đó áp dụng triệt để công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý, nhằm hướng tới lợi ích doanh nghiệp, giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho người nộp thuế và tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý... Chính cuộc cải cách này đã tạo cho ngành Thuế Thủ đô một sắc thái riêng, một diện mạo mới với những nhận thức thay đổi của cả cán bộ thuế và người nộp thuế về công tác thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người nộp thuế nhận thức được lợi ích khi triển khai thực hiện kê khai thuế qua mạng, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, giảm chi phí về thời gian, kinh phí và thủ tục giấy tờ trong việc kê khai thuế. Cùng với đó, đảm bảo việc thông tin và số liệu khai thuế của người nộp thuế được gửi đến cơ quan thuế một cách nhanh chóng, chính xác; Giúp giảm thiểu tình trạng quá tải tại cơ quan thuế khi đến kỳ hạn nộp hồ sơ khai thuế… Ngoài những lợi ích cơ bản trên, người nộp thuế khi thực hiện kê khai thuế qua mạng internet còn có một số lợi ích khác như: Không giới hạn số lần

gửi 1 tờ khai, khi doanh nghiệp kê khai sai mà vẫn còn hạn nộp tờ khai, doanh nghiệp có thể gửi tờ khai thay thế với số lần gửi thay thế không hạn chế trước 24h ngày cuối cùng nộp tờ khai vẫn không bị tính nộp chậm. doanh nghiệp có thể khai thuế qua mạng hay gửi tờ khai vào tất cả các ngày kể cả ngày lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật và có thể gửi vào bất kỳ thời gian nào trong ngày từ 0h00 đến 24h00. Kết quả triển khai thí điểm tại Cục Thuế TP. Hà Nội đã được Tổng cục Thuế tổng kết và nhân rộng trong toàn hệ thống. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đang hoạt động trên địa bàn Thủ đô đã thực hiện nộp hồ sơ khai thuế qua mạng.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách, đồng thời giảm thiểu thủ tục hành chính, thời gian, chi phí cho người nộp thuế, ngành Thuế Thủ đô còn triển khai dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu, nộp thuế giữa cơ quan Thuế - Kho bạc Nhà nước - Hải quan - Tài chính. Đây được coi là dự án cải cách toàn diện quy trình nghiệp vụ thu, nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.

Cục Thuế đã xây dựng và đưa vào sử dụng ứng dụng “Cổng khai thông tin và hỗ trợ xác định nghĩa vụ nộp lệ phí trước bạ ôtô, xe máy và nhà đất” trên internet tại địa chỉ: http://truocbahanoi.gdt.gov.vn. Ứng dụng này đã hỗ trợ tích cực cho người nộp thuế và cơ quan thuế dễ dàng tra cứu, nắm rõ quy trình kê khai, quy định về mẫu biểu, hồ sơ, thủ tục; nắm rõ căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính; người nộp thuế có thể tự xác định chính xác số lệ phí trước bạ phát sinh khi nhập thông tin vào ứng dụng, làm cơ sở người nộp thuế chủ động tự kê khai hồ sơ, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cũng như số tiền nộp ngân sách trước khi đến cơ quan Thuế. Thông qua hoạt động này, người nộp thuế có thể giám sát tiến độ cũng như quá trình xác định nghĩa vụ tài chính của cơ quan thuế. Đồng thời, trên cơ sở ứng dụng này cơ quan Thuế có thể từng bước triển khai việc kê khai lệ phí trước bạ ôtô, xe máy và nhà đất qua mạng internet.

- Tích cực tuyên truyền hỗ trợ đưa chính sách thuế vào cuộc sống: Trong

tiến trình cải cách, hiện đại hóa, Cục Thuế TP. Hà Nội luôn chú trọng công tác tuyên truyền hỗ trợ. Cục đã phối hợp hiệu quả với Ban Tuyên giáo Thành ủy và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, Thành phố để định hướng công tác tuyên truyền. Cùng với đó, đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực dưới nhiều hình

thức đa dạng, phong phú giúp người nộp thuế nắm bắt đầy đủ, kịp thời các chính sách thuế mới để thực thi đúng pháp luật thuế.

Đặc biệt hình thức tuyên truyền qua hệ thống thư điện tử cơ quan thuế gửi các chính sách thuế mới trực tiếp cho hơn 100 nghìn doanh nghiệp đã kê khai thuế qua mạng đã cho thấy những kết quả rất tích cực. Hình thức tuyên truyền này giúp việc cập nhật chính sách thuế mới của hầu hết doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn được đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời. Bên cạnh đó, mỗi năm có hàng nghìn tin, bài, ảnh tuyên truyền được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng (khoảng 40 cơ quan báo, đài, tạp chí phối hợp truyên truyền thường xuyên với đơn vị); từ 2.500 đến 3.000 buổi truyền thanh;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính tuân thủ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 39)