Tuân thủ khi kê khai thuế của dn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính tuân thủ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 66 - 75)

Kê khai thuế TNDN chính là việc xác định doanh thu và chi phí hợp lý được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Chi phí hợp lý và doanh thu tính thuế là những yếu tố rất phức tạp, có ảnh hưởng tới tính công bằng và vai trò quản lý vĩ mô của thuế TNDN. Ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế trong kê khai thuế thể hiện ở việc nộp đúng hạn số lượng tờ khai phải nộp; tính và khai đúng số thuế phải nộp theo thực tế phát sinh đồng thời ý thức tuân thủ của người nộp thuế trong việc kê khai, tính thuế còn được thể hiện qua sự hưởng ứng và đồng tình của người nộp thuế khi hợp tác với cơ quan thuế để triển khai dịch vụ kê khai thuế qua mạng.

Thời gian qua, cùng với những nỗ lực của ngành thuế trong việc cải cách công tác quản lý thuế, ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế ngày càng được nâng cao, việc chấp hành kê khai thuế của người nộp thuế có tiến bộ rõ rệt cả về số lượng và chất lượng kê khai, cụ thể: số lượng tờ khai phải nộp, đã nộp cũng như nộp đúng hạn tăng lên về mặt số lượng; chất lượng hồ sơ khai thuế

cũng được quan tâm hơn. Mặt khác, NNT cũng rất hợp tác với cơ quan thuế để triển khai dịch vụ kê khai thuế qua mạng.

Bảngk4.8. Thực trạng tuân thủ thông qua hồ sơ khai thuế của các DN theo loại hình kinh tế

TT Ngƣời nộp thuế Số DN quản lý

Tỷ lệ DN nộp chậm hồ sơ

(%) So sánh (%)

2015 2016 2017 2015 2016 2017 2016-2015 2017-2016 Bình quân

1 Doanh nghiệp nhà nước 197 205 219 0,51 1,46 0 0,95 -1,46

0,66 2 Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 46 46 46 15,22 17,39 13,04 2,17 -4,35 15,22 3 Công ty TNHH 674 708 750 8,46 8,76 7,2 0,3 -1,56 8,14 4 Công ty cổ phần 468 477 494 6,84 5,66 5,87 -1,18 0,21 6,12 5 Hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác 342 348 358 4,39 6,61 2,51 2,22 -4,1 4,50 Tổng cộng 1.727 1.784 1.867 6,49 6,89 5,25

Nguồn: Báo cáo TTHT - Cục thuế Thái Bình

Bên cạnh những người nộp thuế thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các qui định về kê khai, tính thuế, vẫn còn không ít các đối tượng ý thức tuân thủ còn thấp. Những đối tượng nộp tờ khai đúng hạn nhưng chưa chủ động trong việc kê khai, tính thuế, nộp hồ sơ khai thuế tập trung chủ yếu vào các ngày cận hạn nộp hồ sơ khai thuế (ngày 19, 20 hàng tháng) đã gây ra tình trạng quá tải cho cán bộ xử lý hồ sơ khai thuế vì không thể cập nhật kịp thời, đúng tiến độ để phản ánh sát thực tình hình nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.

Tiếp theo việc mô tả thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp tại do Văn phòng Cục thuế tỉnh quản lý ở Bảng 4.6, số liệu tổng hợp ở Bảng 4.9 phản ánh chi tiết hơn về việc tuân thủ pháp luật thuế TNDN của doanh nghiệp. Theo đó, tình trạng NNT không nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2015 là 1,35%, năm 2017 là 0,58% so với số tờ khai phải nộp (Bảng 4.10) và trong số những tờ khai đã nộp thì vẫn còn NNT nộp chậm tờ khai theo quy định: năm 2017 chậm nộp hồ sơ quyết toán là 4,91%; chậm nộp Báo cáo tài chính là 1,01% , đồng nghĩa là vẫn còn có vi phạm về chấp hành nộp tờ khai về thuế.

Bảngl4.9. Tuân thủ kê khai thuế TNDN của doanh nghiệp

TT Loại hồ sơ tiếp nhận

Số hồ sơ nộp chậm

(lƣợt hồ sơ) Tỷ lệ vi phạm (%) 2015 2016 2017 2015 2016 2017

1 Hồ sơ đăng ký thuế 28 19 14 1,62 1,07 0,75

2 Hồ sơ quyết toán thuế 79 81 75 5,54 5,51 4,91

3 Báo cáo tài chính 5 23 9 0,78 2,76 1,01

Nguồn: Báo cáo công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT - Cục thuế Thái Bình Số liệu thống kê về tình tình tuân thủ nghĩa vụ khai thuế của các DN thuộc Cục thuế quản lý trong giai đoạn 2015-2017 ở bảng 4.10 đã được tổng hợp trên cơ sở kiểm tra hồ sơ thuế của doanh nghiệp. Kết quả kiểm tra cho thấy tỷ lệ DN vi phạm nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế trên số lượng hồ sơ được tiếp nhận theo quy định tăng ở năm 2016 là 0,06% (3,01 - 2,95), và giảm đi ở năm 2017, số giảm là 0,73%

(3,01% - 2,28%). Tuy nhiên, việc tuân thủ còn thấp thực tế lại tập trung trong một số nhóm DN, cụ thể là nhóm Công ty cổ phần, Công ty TNHH. Số DN vi phạm do không nộp hồ sơ khai thuế năm chủ yếu là chưa đi vào hoạt động hoặc đã hoạt động nhưng chưa phát sinh doanh thu hoặc tạm ngừng, nghỉ kinh doanh.

Bảngm4.10. Tình hình vi phạm, xử phạt VPHC trong lĩnh vực kê khai thuế Loại HSKT Tổng số lƣợt NNT phải nộp HSKT Số lƣợt NNT không nộp HSKT Tỷ lệ không nộp/ phải nộp (%) Số lƣợt NNT quyết định ấn định thuế Số thuế ấn định (Tr.đ) Số lƣợt NNT bị xử phạt hành chính Số tiền phạt HC (Tr.đ) TNDN 2.070 28 1,35 3 23,00 11 23,5 Các loại HSKT khác 8.548 245 2,87 16 12,00 44 48,98 Cộng năm 2015 10.618 273 2,57 19 35 55 72,48 TNDN 2.302 19 0,83 2 21,5 16 28,32 Các loại HSKT khác 7.737 78 1,01 8 17 31 37,64 Cộng năm 2016 10.039 97 0,97 10 38,3 47 65,96 TNDN 2.424 14 0,58 2 19,56 12 12,38 Các loại HSKT khác 7.930 122 1,54 21 35,44 49 65,76 Cộng Năm 2017 10.354 136 1,31 23 55 61 78,14 Tổng cộng 31.011 506 52 128,30 163 216,58

Nguồn: Báo cáo công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT - Cục thuế Thái Bình So với quy định 100% DN khi đã đăng ký hoạt động, phải có nghĩa vụ thực hiện khai thuế thì mức độ tuân thủ khai thuế có tăng lên nhưng vẫn ở mức độ thấp, trong đó tỷ lệ cố tình vi phạm vẫn còn khá lớn. Mặt khác, khi thực hiện theo Luật Quản lý thuế, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đã được quy định kéo dài đến hết ngày thứ 31/3 của năm liền kề, thì tỷ lệ trên phản ánh mức độ tuân thủ còn hạn chế.

Kết quả trên cho thấy, ý thức tuân thủ pháp luật trong việc thực hiện nghĩa vụ khai thuế của NNT là khá thấp, còn nhiều đối tượng cố tình vi phạm không nộp hồ sơ khai thuế, sự không tuân thủ này xảy ra gần như ở tất cả các loại hình DN kể cả các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, là những DN, nhóm mà ý thức tuân thủ luôn phải cao hơn các DN thuộc khu vực dân doanh. Đồng thời, với cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp NNT được quyền chủ động trong việc kê khai, tính và nộp thuế vào ngân sách, tuy nhiên có NNT ý thức tuân thủ pháp luật không cao, cố tình kê khai tăng chi phí, giảm bớt số thuế phải nộp.

Trên thực tế, NNT luôn tìm cách khai giảm doanh thu tính thuế và khai tăng chi phí hợp lý bằng cách hạch toán lòng vòng, sai chế độ quy định, bỏ sót nhiều khoản thu tiền không viết hoá đơn để hạch toán doanh thu, đưa nhiều khoản chi không rõ ràng vào chi phí. Vì vậy, để quản lý chi phí hợp lý đòi hỏi phải có sự nỗ lực của cơ quan thuế cũng như các cơ quan chức năng khác nhằm nâng cao tính tuân thủ trong kê khai thuế TNDN. Cụ thể:

- Trong quản lý doanh thu cần nắm chắc được các quy định ghi nhận doanh thu, phải nắm được số lượng hàng hóa, dịch vụ được cung cấp trong kỳ, nắm được tình hình biến động giá cả thị trường. Để có thể làm được điều đó thì phải căn cứ vào các báo cáo tài chính và sổ sách kế toán do cơ sở SXKD xuất trình và thông qua việc kiểm tra các tài khoản kế toán liên quan như các tài khoản phản ánh doanh thu và các tài khoản khác để biết được tình hình SXKD của DN như các tài khoản hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu và công cụ, các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến tình hình SXKD của đơn vị như: số tiền điện, nước tiêu hao, chi phí bán hàng, vật liệu phụ nhưng trực tiếp liên quan đến lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp, sản xuất trong kỳ bán ra, từ đó có sự so sánh và phân tích, đối chiếu với doanh thu đã kê khai. Làm được điều đó sẽ hạn chế được tình trạng không khai báo hoặc khai báo không đúng số doanh thu thực nhằm che dấu doanh thu, giảm số thuế phải nộp.

- Quản lý chi phí hợp lý là một nội dung quan trọng đặt ra trong công tác quản lý thuế TNDN bởi hầu hết các DN thường tìm mọi cách để khai tăng khoản chi phí được tính trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Để xác định khoản chi phí này trong tổng chi phí của DN thì cần phải dựa trên các quy định ghi nhận chi phí và dựa vào quy định về mức khống chế các chi phí đó (định mức tiêu hao NVL chính của

DN, định mức chung của Nhà nước đối với một số ngành nghề), tránh trường hợp các DN dùng các thủ đoạn để khai tăng chi phí một cách không hợp lý nếu không được kiểm tra một cách nghiêm túc, sát thực tế. Để quản lý tốt và phản ánh một cách trung thực và hợp lý các khoản chi phí của DN thì phải dựa vào các báo cáo tài chính và sổ sách kế toán của DN, thông qua việc kiểm tra các tài khoản phản ánh chi phí để phản ánh thực chất tình hình SXKD của đơn vị và phản ánh trung thực nghĩa vụ của DN với Nhà nước.

Một số cách thức doanh nghiệp đã dùng để trốn, tránh thuế TNDN, cụ thể như:

- Bán hàng không xuất hoá đơn, bỏ ngoài sổ sách kế toán giao dịch kinh tế

làm phát sinh nghĩa vụ thuế: Tình trạng bán hàng hoá - dịch vụ không xuất hoá đơn

đang phổ biến trên thị trường hiện nay nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng, tuy nhiên cũng có những người tiêu dùng khi mua hàng có giá trị hàng triệu, hàng chục, hàng trăm triệu đồng nên yêu cầu cửa hàng xuất hoá đơn, nhưng nhiều cửa hàng tìm cách hẹn vài ngày sau, tuần sau hoặc tìm các lý do từ chối với khách hàng... Việc thất thu thuế từ hoạt động kinh doanh không xuất hoá đơn là rất lớn, trong đó nổi cộm là kinh doanh nhà hàng ăn uống, dịch vụ khách sạn, du lịch, kinh doanh xăng dầu... Dù đã có quy định tại Thông tư 139/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài Chính bán hàng hoá từ 200.000 đồng trở lên phải xuất hoá đơn, nhưng hầu như đa số các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh không tự giác xuất hoá đơn mà chỉ thực hiện khi khách hàng có yêu cầu. Tuy nhiên cũng có nhiều người tiêu dùng họ bỏ tiền hàng trăm, hàng triệu đồng để mua một món hàng mà vẫn không hề hay biết quy định về tính thuế... Từ đó, việc “né” xuất hoá đơn hiện nay vẫn đang là bài toán khó giải... Tại nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bằng việc không thực hiện xuất hoá đơn nhằm giấu doanh thu để giảm số thuế phải nộp.

Thực tế tìm hiểu và được biết, thời gian qua có nhiều doanh nghiệp bán lẻ hàng hoá có xuất hoá đơn nhưng không đúng đối tượng mua hàng, hoặc đúng nhưng lại không nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên không cần bỏ các hoá đơn này, việc xuất hoá đơn với mục đích làm giảm lượng hàng tồn kho tương ứng, bên cạnh đó còn hiện tượng hàng hoá đã bán nhưng không hạch toán doanh thu, chi phí tính thuế TNDN... Hiện nay, người tiêu dùng cũng quen với việc không lấy hoá đơn vì sự phiền phức từ bên bán, do tập quán kinh doanh, buôn bán của người Việt

Nam. Bởi khi người sử dụng hàng hoá, dịch vụ yêu cầu lấy hoá đơn, có nơi lại yêu cầu khách hàng phải trả thêm 10% trên giá trị hoá đơn mua hàng. Hoạt động kinh doanh không xuất hoá đơn nổi bật là trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, ăn uống... Theo quy định, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải xuất hóa đơn đối với xăng dầu bán lẻ trong ngày theo bảng kê lập đối với các khách hàng mua dưới 200.000 đồng không lấy hóa đơn.

Việc kinh doanh không xuất hoá đơn cũng đã sinh ra những công ty “ma” để mua, bán hoá đơn, làm hoá đơn giả để đáp ứng cho những DN hợp thức hoá số hàng hoá dịch vụ bán ra nhưng là hàng hàng trôi nổi không có nguồn gốc, và số thuế trốn được là không nhỏ.

- Ghi giá bán trên hoá đơn và kê khai doanh thu tính thuế thấp hơn giá khách hàng thực tế thanh toán nhằm làm giảm thuế TNDN phải nộp, gây ảnh

hưởng đến số thu ngân sách: Đây là một thực tế khá cũ nhưng lại phổ biến hiện

nay đối với một bộ phận DN kinh doanh bán lẻ ô tô, xe gắn máy, do người tiêu dùng phải lấy hóa đơn để đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo quy định nên người bán hàng phải xuất hóa đơn khi bán hàng, tuy nhiên trên thực tế hóa đơn mà người bán xuất ra chưa hẳn đã ghi đúng giá thực tế bán hàng mà người mua đã thanh toán.

Ví dụ: Giá bán lẻ đề xuất của hãng Honda đối với xe Lead các màu trắng, đỏ, đen, nâu là 34.000.000 đồng, màu kem, vàng, xanh là 36.000.000 đồng nhưng một số doanh nghiệp làm đại lý xe máy trên địa bàn Thái Bình bán xe Lead màu trắng, đỏ, đen, nâu là 40.000.000 đồng, đối với màu vàng, kem, xanh là 42.000.000 đồng, nhưng khi viết hóa đơn số tiền bán xe vẫn là theo giá thông báo của hãng là 34.000.000 đồng đối với mày trắng, đỏ, đen, nâu và 36.000.000 đồng đối với xe màu kem, vàng, xanh. Như vậy các doanh nghiệp này đã ghi giá bán thấp hơn giá trị thực tế bán hàng, đây là một thực trạng trốn thuế đối với một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để khai khống hàng hóa, dịch vụ mua vào,

hợp thức chi phí đầu vào không có hóa đơn: Để giảm thuế phải nộp một số DN đã

tìm cách tăng khống chi phí đầu vào bằng cách mua hóa đơn của một số đơn vị “ma” mà thực tế không có giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Các doanh nghiệp

này thực tế thành lập không phải với mục đích sản xuất kinh doanh mà chỉ bán khống hóa đơn để thu lợi bất chính.

- Thực hiện hai sổ sách kế toán: Doanh nghiệp thực hiện mở hai hệ thống sổ kế

toán một là hệ thống sổ kế toán nội bộ phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế phát sinh nhằm giúp các nhà quản trị doanh nghiệp theo dõi, điều hành hoạt đông của doanh nghiệp. Hai là hệ thống sổ kế toán phản ánh các hoạt động kinh tế phát sinh phục vụ cho công tác kê khai nộp thuế. Hệ thống sổ này chỉ hạch toán một phần các hoạt động kinh tế phát sinh doanh nghiệp không thể trốn thuế hoặc không cần thiết phải trốn thuế để kê khai, hạch toán. Đây là hiện tượng khá phổ biến đối với các doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, xuất nhập khẩu, xây dựng và sản xuất nhỏ... khi các giao dịch kinh tế phổ biến là dùng tiền mặt và các hoạt động kinh tế diễn ra chỉ doanh nghiệp và người sử dụng hàng hóa, dịch vụ của DN biết.

- Khai vào chi phí được trừ những khoản chi vượt mức quy định (Khấu hao

tài sản cố định, chi phí quảng cáo khuyến mại vượt định mức): Nhiều DN trích khấu

hao tài sản cố định với thời gian trích khấu hao ngắn hơn mức thời gian tối thiểu theo quy định mà không đăng ký phương pháp trích khấu hao nhanh với cơ quan thuế. Một số trường hợp khác lại ghi nhận là dụng cụ quản lý, công cụ lao động đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính tuân thủ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh thái bình (Trang 66 - 75)