Các loại hình hoạt động ngân hàng bán lẻ tại BIDV Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ĐTPT bắc ninh (Trang 38 - 43)

Trong những năm gần đây, khách hàng cá nhân và hộ gia đình là đối tượng khách hàng mục tiêu của hầu hết các ngân hàng thương mại. Xuất phát từ những hoạt động truyền thống, các ngân hàng đã kế thừa và phát triển thêm hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng.

Hoạt động huy động vốn dân cư

Có 3 hình thức huy động vốn dân cư mà các NHTM thường tiến hành

là: huy động từ tài khoản thanh toán, huy động từ tài khoản tiết kiệm và giấy tờ có giá.

Về tài khoản thanh toán: Đây là tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhờ giữ hộ và phục vụ nhu cầu thanh toán của mình. Trên tài khoản này, chủ tài khoản có thể yêu cầu ngân hàng phát hành các phương tiện thanh toán như séc, thẻ. Tiền để trên tài khoản này được hưởng lãi rất thấp và một số nơi trên thế giới không tính lãi suất khoản tiền này, nó thích hợp cho người có khoản tiền nhàn rỗi nhưng không xác định thời gian cần sử dụng. Đối với ngân hàng thì đây là một khoản vốn huy động giá rẻ nhưng bị động vì khách hàng có thể rút ra bất kỳ khi

nào không cần báo trước.

Về tiền gửi tiết kiệm: Đây là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng, có các hình thức tiết kiệm như: tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn.

Về giấy tờ có giá: Đây là chứng nhận do ngân hàng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong thời hạn nhất định, điều khoản trả lãi và các điều khoản cam kết giữa ngân hàng và người mua. Một số loại giấy tờ có giá như: giấy tờ có giá vô danh, ghi danh, ghi sổ hay giấy tờ có giá ngắn hạn, dài hạn.

Hoạt động tín dụng bán lẻ.

Xã hội ngày càng phát triển khiến đời sống dân cư không ngừng được cải thiện thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu cho loại sản phẩm tín dụng bán lẻ. Dịch vụ tín dụng bán lẻ được chia thành 2 loại hình: cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo.

Cho vay có tài sản đảm bảo gồm hai hình thức: cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh.

Các khoản cho vay tiêu dùng: là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi, du lịch, học tập... trước khi họ có đủ khả năng tài chính để hưởng thụ. Cho vay tiêu dùng có những đặc điểm khác so với tín dụng ngân hàng nói chung là: Thứ nhất: Mục đích vay nhằm vào mục đích tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình, phụ thuộc vào nhu cầu tính cách của từng đối tượng khách hàng và chu kỳ kinh tế của người đi vay. Thứ hai: Khách hàng tiêu dùng thường ít quan tâm đến lãi suất mà thường quan tâm đến khoản tiền họ phải thanh toán. Thứ ba: Do quy mô khoản vay thường nhỏ nên chi phí để cho vay cao nên lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay khác. Thứ tư: Nguồn trả nợ của khách hàng thường trích từ thu nhập, không nhất thiết là từ kết quả của việc sử dụng khoản vay. Thứ năm: Khách hàng mà được ngân hàng nhắm đến là khách hàng có việc làm, có thu nhập ổn định và có trình độ học vấn.

Các khoản cho vay kinh doanh: Đây là hình thức tài trợ cho cá nhân, các hộ sản xuất có nhu cầu kinh doanh khi họ thiếu vốn lưu động và có phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả.

Cho vay không có tài sản đảm bảo: Với dịch vụ này ngân hàng cho vay

quản. Số tiền cho vay căn cứ trên thu nhập của khách hàng. Một số loại cho vay như: cho vay lương, cho vay thấu chi, thẻ tín dụng. Vai trò của hoạt động cho vay cá nhân:

Đóng góp và việc tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng nhanh góp phần tăng dư nợ và đồng nghĩa với việc tăng thu nhập cho ngân hàng.

Tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro.

Dịch vụ thanh toán

Dịch vụ thanh toán đóng góp một phần phí không nhỏ đối với doanh thu của ngân hàng. Có các hình thức thanh toán như:

Séc: là phương tiện thanh toán do người ký phát lập, ra lệnh cho ngân hàng thanh toán không điều kiện cho người thụ hưởng. Ngân hàng trả tiền đồng thời cũng là ngân hàng thanh toán, còn ngân hàng mà người thụ hưởng nộp gọi là ngân hàng nhờ thu.

Ủy nhiệm thu: Là hình thức thanh toán chuyển nợ trực tiếp trong đó người bán lập lệnh và gửi kèm theo hoá đơn đến ngân hàng phục vụ người mua để nhờ thu hộ số tiền cung ứng dịch vụ. Ủy nhiệm thu thường được thanh toán các khoản cung cấp dịch vụ, hàng hoá định kỳ có dụng cụ đo lường hoặc hợp đồng sử dụng đã ký giữa người cung cấp và người sử dụng. Ví dụ như thanh toán hoá đơn tiền điện, các khoản vay tư nhân..Vì vậy ngân hàng người bán cũng có thể là ngân hàng người mua nhưng có thể là ngân hàng khác do người mua và người bán có tài khoản tại các ngân hàng khác nhau.

Uỷ nhiệm chi: Là hình thức thanh toán gián tiếp trong đó người mua hàng uỷ nhiệm cho ngân hàng chuyển tiền cho người bán và thường thực hiện với các khoản thanh toán mà người mua có thể kiểm tra chất lượng dịch vụ hàng hoá trước khi trả tiền.

Thẻ thanh toán: Thẻ ngân hàng là một công cụ thay thế tiền mặt trong chi trả hàng hóa dịch vụ, rút tiền mặt. Thẻ được chia thành hai loại: Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.

Dịch vụ thẻ

Đây là một trong những dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, vì vậy có rất nhiều loại hình dịch vụ thẻ như: thẻ thanh toán (thẻ ghi nợ, thẻ tín

dụng), thẻ ATM, VISA,MARTERCARD, thẻ trả trước,...

Thẻ ghi nợ: Là loại thẻ mà người tiêu dùng muốn sử dụng được phải nộp

tiền vào tài khoản thẻ và được chi tiêu trong phạm vi tài khoản của mình. Nhằm gia tăng tiện ích của chủ thẻ các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm như dịch vụ tra cứu thông tin qua điện thoại, dịch vụ thanh toán hóa đơn, thanh toán vé máy bay, chuyển tiền qua máy rút tiền tự động,...

Thẻ tín dụng: Với sản phẩm này khách hàng có thể chi tiêu trước và trả tiền sau, hạn mức ngân hàng cung cấp cho khách hàng phụ thuộc vào năng lực tài chính và uy tín của từng khách hàng, khách hàng có thể thanh toán hay rút tiền trong nước và cả các nước trên thế giới.

Dịch vụ khác

Hoạt động kiều hối Western Union

Hoạt động kiều hối là dịch vụ của ngân hàng (và các tổ chức được phép hoạt động kiều hối) phục vụ chuyển tiền của các cá nhân ở nước ngoài gửi tiền về cho các cá nhân trong nước.

Bên cạnh các nghiệp vụ chính là huy động vốn và tín dụng, hiện nay các ngân hàng đã mang đến cho khách hàng nhiều dịch vụ và tiện ích mới trong đó có hoạt động kiều hối. Với chính sách khuyến khích và thu hút kiều hối của nhà nước, lượng kiều hối chuyển về càng nhiều, thị trường kiều hối đang được mở rộng, khách hàng ngày càng đông, yêu cầu về chất lượng dịch vụ cũng càng ngày càng cao.

Cùng với sự phát triển của hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hoạt động kiều hối đã trở thành một nguồn thu dịch vụ không thể thiếu được trong chính sách kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

Hiện nay, kiều hối hợp pháp chuyển về nước thực hiện qua bốn kênh: - Các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

- Các công ty dịch vụ kiều hối.

- Các doanh nghiệp trong ngành bưu chính viễn thông, một số doanh nghiệp khác được cấp phép.

- Nhập cảnh vào Việt Nam mang theo người nhập cảnh.

Việt kiều gửi về cho thân nhân ở Việt Nam, nhà nước ta có nhiều chính sách khuyến khích bà con Việt kiều gửi tiền. Người dân có thể nhận tiền gửi thông qua các công ty Việt Nam và nước ngoài thay vì chỉ có các tổ chức kinh tế trong nước như trước đây.

Cán bộ và người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài chuyển thu nhập về Việt Nam. Thu nhập hàng tháng của lao động xuất khẩu thường không nhiều nên số tiền chuyển thường nhỏ. Điều mà khách hàng quan tâm là phí chuyển tiền, càng thấp càng tốt, chứ không phải là thời gian chuyển tiền nhanh hay chậm. Ở đây phải kể đến vai trò của công ty xuất khẩu lao động đối với việc chuyển thu nhập từ nước ngoài về đối với các lao động xuất khẩu là khá lớn.

Tiền hàng xuất khẩu: một số thể nhân hoặc hộ gia đình, tổ chức kinh tế xuất khẩu hàng ra nước ngoài mở tài khoản ở ngân hàng để nhận ngoại tệ. Khách hàng này thường là doanh nhân, chuyển tiền với số lượng lớn, yêu cầu là phải chuyển nhanh. Họ thường quan tâm giao dịch tại các ngân hàng có uy tín, có hệ thống dịch vụ đa dạng và tiện ích.

Dịch vụ hoạt động điện tử

Khi sử dụng dịch vụ này khách hàng không nhất thiết phải đến ngân hàng mà vẫn được sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển dựa trên nền tảng công nghệ, một số dịch vụ hiện nay đang cung cấp như: dịch vụ phone banking, internet banking, mobile banking,...

Phone-banking là phương tiện giúp khách hàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ của ngân hàng thông qua thiết bị điện thoại (cố định, di động).

Internet-banking là phương tiện giúp khách hàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ của ngân hàng thông qua thiết bị đường truyền mạng của bưu điện và internet. Với mục tiêu nhanh chóng mở rộng thị trường hoạt động ngân hàng bán lẻ, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, qua mạng sẽ góp phần đáng kể vào việc mở rộng thị trường này, phát huy hiệu quả kênh phân phối sản phẩm với chi phí đầu tư thấp nếu so sánh với việc mở rộng mạng lưới bán hàng về mặt địa lý.

Dịch vụ bảo hiểm

Ngân hàng cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng thông qua các phương thức khác nhau:

- Trực tiếp thiết kế và bán các sản phẩm bảo hiểm; - Làm đại lý cho các công ty bảo hiểm.

Cho phép các công ty bảo hiểm bán bảo hiểm ngay tại ngân hàng. Kết hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm đang là xu thế của ngành tài chính ngân hàng. Ngân hàng có nguồn thu từ phí dịch vụ hoa hồng bán bảo hiểm đồng thời tăng cường thu hút vốn do quản lý tài khoản cho các công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm bán được nhiều sản phẩm thông qua mạng lưới chi nhánh rộng khắp của ngân hàng.

Dịch vụ thanh toán hóa đơn

Là dịch vụ cho phép khách hàng thông qua hệ thống đại lý kênh phân phối của ngân hàng (quầy giao dịch, ATM, Internet banking, mobile banking,…) thanh toán các hoá đơn dịch vụ (điện, nước, điện thoại, phí bảo hiểm, học phí,…) cho các nhà cung cấp dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ĐTPT bắc ninh (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)