Đánh giá chung về năng lực độingũ cánbộ, công chứccấp xã của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 47)

4.1.1 .Tình hình chung về độingũ cánbộ, công chứccấp xã huyện Đoan Hùng

4.2.2. Đánh giá chung về năng lực độingũ cánbộ, công chứccấp xã của

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG

4.1.1.Tình hình chung về đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã huyện Đoan Hùng

Đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hồn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thơng chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC cấp xã.

Đoan Hùng là một huyện đồi núi trung du, có 28 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 5 xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 cơng nhận thơn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III vùng dân tộc miền núi giai đoạn 2012-2015.

Đoan Hùng có 8 đơn vị hành chính cấp xã loại II là các đơn vị: Thị Trấn Đoan Hùng, Minh Phú, Vân Đồn, Ngọc Quan, Tây Cốc, Bằng Ln, Chí Đám, Nghinh Xun.

Có 20 đơn vị hành chính cấp III là các đơn vị: Ca Đình, Phúc Lai, Bằng Dỗn, Quế Lâm, Minh Lương, Đông Khê, Hùng Quan, Vân Du, Hữu Đô, Đại Nghĩa, Phú Thứ, Sóc Đăng, Hùng Long, Yên Kiện, Vụ Quang, Minh Tiến, Tiêu Sơn, Phương Trung, Phong Phú.

Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2017, huyện Đoan Hùng có 568 cán bộ, cơng chức, trong đó có 275 cán bộ cấp xã và 293 cơng chức chun mơn. Như vậy, có thể thấy số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chiếm tỷ lệ cao trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với những chính sách nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Đoan Hùng ngày càng được nâng cao hơn cả về số lượng và chất lượng.

4.2.2. Đánh giá chung về năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đoan Hùng huyện Đoan Hùng

Qua phân tích thực trạng cán bộ cơng chức cấp xã của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ có thể khái quát những ưu điểm và hạn chế chính của đội ngũ này

như sau:

4.2.2.1. Ưu điểm

- Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đoan Hùng cơ bản ổn định, đủ về số lượng và từng bước được nâng cao về chất lượng. Đa số cán bộ, công chức cấp xã đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành sự phân công của tổ chức, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân và góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Đại đa số cán bộ, công chức cấp xã đã hồn thành nhiệm vụ được giao và hầu hết có các kỹ năng cần thiết trong thực thi công vụ, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của công việc.

- Đến nay cơ bản đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Đoan Hùng có trình độ chun mơn, lý luận chính trị và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao các mặt công tác, khơi dậy được nguồn lực của nhân dân, nâng cao trình độ dân sinh, dân trí, dân chủ ở cơ sở, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phòng ở trên địa bàn cấp xã.

4.2.2.2. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đoan Hùng cũng vẫn bộc lộ những hạn chế, yếu kém nhất là trước yêu cầu đổi mới trong cải cách hành chính và đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nơng thơn mới ở địa phương:

- Một là, cán bộ, công chức cấp xã là nữ hiện chiếm tỷ lệ thấpdẫn đến khó

khăn trong nhiều công tác, nhất là công tác tuyên truyền vận động tại địa phương, thực hiện bình đẳng giới...

- Hai là,trình độ chun mơn của các chức danh cán bộ, công chức cấp xã

không đồng đều. Số CBCC cấp xã có trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp chiếm tỷ lệ cao. Chất lượng tham mưu, đề xuất của một số cán bộ chuyên môn khi thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính và tháo gỡ khó khăn vướng mắc cịn thấp.

- Ba là, còn một tỷ lệ lớn cán bộ, cơng chức chưa qua đào tạo về trình độ

lý luận chính trị và quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, số cán bộ, cơng chức cấp xã đã qua lớp đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị vẫn còn yếu trong thực tế dẫn đến việc nắm bắt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nước và triển khai

vào thực tế tại địa phương còn nhiều hạn chế, chưa xử lý kịp thời những tình huống phát sinh tai địa phương.

- Bốn là, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của một bộ phận cán bộ,

cơng chức chỉ đạt u cầu và vẫn cịn nhiều trường hợp chỉ hoàn thành một phần khối lượng cơng việc hoặc chậm tiến độ. Bên cạnh đó nhiều CBCC chưa hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ mình đang đảm nhận cũng như chưa nắm chắc về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mà họ công tác.

- Năm là, kỹ năng thực hiện công việc của một số cán bộ, công chức chưa

thực sự tốt, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ. Một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã chưa trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về pháp luật, về quản lý hành chính nhà nước cũng như các văn bản quy phạm pháp luật; bên cạnh đó cũng có một bộ phận cịn lợi dụng quan hệ, chức quyền để giải quyết công việc. Khi giải quyết cơng việc cịn dựa vào kinh nghiệm chủ quan, nặng về tình cảm, nể nang, bao che dẫn đến nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, công chức cấp xã tuy được đi đào tạo, bồi dưỡng nhưng về địa phương chưa thật sự tâm huyết với công việc. Việc học chỉ để đạt phổ cập về trình độ.Một số cán bộ, cơng chức đi học để “trả nợ” chứng chỉ theo “tiêu chuẩn cán bộ” u cầu, có người mục đích đi học là để giao lưu và học hỏi kinh nghiệm quản lý, không phát huy kiến thức học được trong giải quyết cơng việc, tình trạng làm chiếu lệ, chủ nghĩa kinh nghiệm, thậm chí vi phạm pháp luật, vi phạm chính sách vẫn cịn tồn tại.

- Sáu là, một số chức danh cán bộ cấp xã tuy đã đạt tiêu chuẩn về trình độ,

nhưng do độ tuổi cao, năng lực hạn chế lại chưa đủ điều kiện nghỉ hưu, chưa có chính sách hỗ trợ hợp lí nhằm động viên, khuyến khích các cán bộ trên nghỉ việc nên chưa thể bố trí, bổ nhiệm được cán bộ trẻ để thay thế.

- Bảy là, chất lượng CBCC cấp xã còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ, một

số địa phương việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của cấp trên xuống cơ sở không kịp thời, đầy đủ; việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của chính quyền cơ sở cịn chậm; giải quyết cơng việc cịn nhiều sai sót, dẫn đến việc khiếu nại, gửi đơn thư vượt cấp...

- Tám là, một số CBCC tuy có trình độ nhưng năng lực các mặt cịn hạn

chế, đặc biệt là năng lực, kỹ năng hành chính (thể hiện qua việc ban hành, tham mưu ban hành văn bản, xử lý tình huống hành chính, thực thi cơng vụ…); một số

làm việc thụ động, cầm chừng, trách nhiệm khơng cao, khơng nắm rõ tình hình địa phương, tình hình cơng việc; một số ít có biểu hiện thiếu trách nhiệm, chưa thật sự quan tâm đến cơ sở và kể cả công chức chuyên môn cấp xã theo ngành, lĩnh vực phụ trách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 47)