Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực củacán bộ,công chứccấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 33)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực củacán bộ,công chứccấp xã

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực củacán bộ,công chứccấp xã

2.1.4.1. Chủ trương chính sách

Chế độ, chính sách đối với đội ngũ cơng chức là hệ thống các quy định do nhà nước, địa phương đặt ra để tạo nguồn và nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức. Chế độ, chính sách đối với cơng chức bao gồm: Các quy định về ưu tiên tuyển dụng, ưu đãi, thu hút nhân tài vào đội ngũ công chức, các quy định nhằm tạo điều kiện để cán bộ, cơng chức có điều kiện học tập, câng cao trình độ, điều kiện bảo đảm môi trường làm việc thuận lợi, từng bước hiện đại hóa cơng sở, nhà công vụ, trang thiết bị làm việc trong công sở, phương tiện để thi hành công vụ; bảo đảm sự quan tâm, hỗ trợ về vật chất khi công chức gặp rủi ro trong công việc, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Chế độ, chính sách đối với cơng chức là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cơng chức. Chế độ, chính sách là do con người tạo ra, nhưng đồng thời lại tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Chế độ, chính sách hợp lý có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi người, nhưng cũng có thể kìm hãm hoạt động, làm thui chột tài năng, sáng tạo của cơng chức. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng công chức phải gắn liền với đổi mới hệ thống cơ chế, chính sách.Trong đó tiền lương là một yếu tố quan trọng bậc nhất của quyền lợi công chức. Đối với công chức tiền lương là sự bảo đảm về phương diện vật chất để thực thi công vụ, đồng thời cũng là sự đãi ngộ đối với họ và là yếu tố ràng buộc chặt chẽ họ với công vụ.

2.1.4.2. Môi trường làm việc

Công cụ và phương tiện làm việc luôn là một yếu tố quan trọng giúp cho việc nâng cao năng suất lao động. Chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã không chỉ phụ thuộc vào trình độ, năng lực mà còn phụ thuộc vào phương tiện kỹ thuật. Mỗi vị trí cơng tác cần được trang bị một hệ thống phương tiện và điều kiện làm việc khác nhau.

Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: bàn ghế, tủ tài liệu, máy tính, hệ thống mạng Internet, máy scan, máy in… là những điều kiện làm việc thiết yếu cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý chỉ đạo, tìm hiểu thơng tin. Cơ sở vật chất đầy đủ giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức đổi mới phương pháp làm việc; thúc đẩy và nâng cao chất lượng làm việc, đảm bảo giải quyết cơng việc nhanh chóng, chính xác, hiệu quả,

giúp lưu trữ văn bản, báo cáo, thuận tiện cho những lần sử dụng tiếp theo.

Việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, trang bị máy móc hiện đại sẽ đáp ứng tốt hơn các hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Bởi vậy, trang thiết bị và điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác và chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung và đối với cán bộ, cơng chức cấp xã nói riêng.

2.1.4.3. Nhận thức của cán bộ, cơng chức cấp xã

Đây chính là yếu tố cơ bản và quyết định nhất chất lượng của mỗi CBCC nói riêng và đội ngũcán bộ, cơng chức cấp xã nói chung. Bởi vì nó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi con người. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, những việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại.

Nếu người cán bộ, cơng chức nhận thức được vai trị, tầm quan trọng của việc phải nâng cao trình độ để giải quyết công việc, để tăng chất lượng thực thi cơng vụ thì họ sẽ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực. Họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới, những phương pháp làm việc hiệu quả. Nếu họ biết được vấn đề nâng cao phẩm chất đạo đức là hết sức quan trọng, là cái mà nhìn vào đó người ta có thể đánh giá được chất lượng của đội ngũ CBCC, tính hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính hiện có thì họ sẽ ln có ý thức để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm.

Ngược lại, khi đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã cịn xem nhẹ những chuẩn mực đạo đức, nhân cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng quan liêu, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng làm giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với chính quyền Nhà nước.

2.1.4.4. Cơng tác đánh giá cán bộ công chức cấp xã

Đánh giá đúng cán bộ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã. Thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cán bộ, công chức do Nhà nước quy định, công tác đánh giá, xếp loại đưa ra kết luận xác đáng về đức và tài, về trình độ năng lực, khả năng phát triển của CBCC. Vì vậy, nếu khen đúng người, kỷ luật đúng tội, đánh giá đúng về CBCC cấp xã sẽ là động lực thúc đẩy tinh thần và trách nhiệm đối với công việc của họ. Ngược lại nếu đánh giá chưa đầy đủ, chưa chính xác về CBCC sẽ nảy sinh những bất mãn, ý nghĩ tiêu cực trong

CBCC, ảnh hưởng đến kết quả làm việc.

Đánh giá thực hiện cơng việc cịn là cơ sở cho việc bố trí sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để xác định nhu cầu, nội dung, chương trình đào tạo, chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm xây dựng và phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 33)