ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 38)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Địa hình

Huyện Đoan Hùng là một huyện Trung Du miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Thọ, là cửa ngõ của bốn tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, cách trung tâm thành phố Việt Trì 56 km về phía Tây Bắc. Phía Bắc giáp với huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái, huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, Phía Nam giáp với huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp với huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp với huyện Thanh Ba, Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ.

Với đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ miền Trung Du và miền đồi núi cao, huyện Đoan Hùng có tổng diện tích đất tự nhiên là 30.244,47 ha trong đó diện tích đất gò đồi chiếm phần lớn diện tích. Địa bàn huyện Đoan Hùng nằm trên trục quốc lộ 2 và quốc lộ 70, địa hình phức tạp, đồi núi xen kẽ các cánh đồng lầy thụt. Huyện có 27 xã và một thị trấn, gồm 14 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm phần lớn dân số trong vùng.

Địa hình của huyện khá phức tạp thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, độ dốc trung bình 30- 50, có nhiều cánh đồng chua, lầy thụt.

3.1.1.2. Khí hậu

Đoan Hùng thuộc vùng Trung Du Bắc bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa lượng mưa cao, cường độ mạnh chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm, trời nắng gắt đôi khi có những đợt lốc xoáy cục bộ và ưa đá. Mùa khô ít mưa, có gió mùa Đông Bắc thổi vào, trời rét, nhiệt độ thấp. Đặc biệt trong tháng 11,12 và tháng 1 độ ẩm không khí thấp, nắng hanh kèm theo sương muối làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của một số loại cây trồng, gây thiệt hại cho sản xuất cây ăn quả.

Đoan Hùng là huyện có điều kiện thuận lợi trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản vì nguồn nước do sông ngòi cung cấp cho rất lớn, tuy vậy vào mùa mưa lũ đời sống nhân dân vùng này gặp phải rất nhiều khó khăn.

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Huyện có 28 đơn vị hành chính, xã Bằng Luân là xã có diện tích lớn nhất 11,76 km2và nơi tập trung dân cư đông nhất là xã Chí Đám 8.394 người với mật độ dân số 658 người/km2. Trong đó có 5 xã đặc biệt khó khăn Quyết định 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III vùng dân tộc miền núi giai đoạn 2012-2015.

Đoan Hùng có 8 đơn vị hành chính cấp xã loại II là các đơn vị: Thị Trấn Đoan Hùng, Minh Phú, Vân Đồn, Ngọc Quan, Tây Cốc, Bằng Luân, Chí Đám, Nghinh Xuyên.

Có 20 đơn vị hành chính cấp III là các đơn vị: Ca Đình, Phúc Lai, Bằng Doãn, Quế Lâm, Minh Lương, Đông Khê, Hùng Quan, Vân Du, Hữu Đô, Đại Nghĩa, Phú Thứ, Sóc Đăng, Hùng Long, Yên Kiện, Vụ Quang, Minh Tiến, Tiêu Sơn, Phương Trung, Phong Phú.

Khai thác tiềm năng thế mạnh, bằng sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân trong huyện, sự hỗ trợ có hiệu quả của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ, trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội đã có chuyển biến tích cực. Theo Báo cáo Chính trị tại Đại hội tỉnh Đảng bộ huyện lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010-2015, trong những năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, song với truyền thống đoàn kết, nhất trí cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đoan Hùng, đã nỗ lực phấn đấu, triển khai đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ chính trị và đạt những kết quả tích cực; kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 10,6%, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 30,6%, dịch vụ 28,8%, nông lâm nghiệp 40,6%.Giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 25,2 triệu đồng/năm tăng 2,2 lần so năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục và công tác xã hội đó có những tiến bộ đáng kể; điều kiện và mức sống của nhân dân trong tỉnh được nâng cao rõ rệt, bước đầu tạo diện mạo mới về kinh tế - xã hội, đưa huyện Đoan Hùng cùng cả nước trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế.

3.1.3. Đánh giá thuận lợi khó khăn 3.1.3.1. Thuận lợi 3.1.3.1. Thuận lợi

- Trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng; khu vực sản xuất nông lâm nghiệp và dịch vụ tăng trưởng khá; sản xuất công nghiệp duy trì, các lĩnh vực dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được nâng cao.

- Các lĩnh vực xã hội có nhiều tiến bộ, công tác y tế, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng. Các hoạt động văn nghệ, thể thao phong phú, đa dạng, có nhiều đổi mới về nội dung, thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân. An sinh xã hội được bảo đảm; các chính sách giảm nghèo, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

- Hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp tiếp tục được nâng cao; công tác chỉ đạo, điều hành có chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực. Quốc phòng, an ninh được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện.

3.1.3.2. Khó khăn

Đoan Hùng là một huyện miền núi có địa hình phức tạp, một số cơ sở kỹ thuật, cơ sở hạ tầng đang xuống cấp, đường liên thôn, xóm chủ yếu là đường đất, điều kiện đi lại khó khăn (đặc biệt vào mùa mưa), mặc dù được quan tâm nhưng chưa có chi phí hoàn thiện công trình nên ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cộng đồng và lưu thông hàng hoá.

Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội chưa đạt mục tiêu đề ra, kết quả đạt được ở trên một số lĩnh vực chất lượng còn chưa cao, chưa bền vững. Công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp tại một số xã thiếu quyết liệt, tình trạng nhân dân bỏ vụ tiếp tục có xu thế gia tăng. Khả năng huy động nguồn lực tại địa phương cho đầu tư phát triển còn hạn chế, còn phụ thuộc và nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Địa điểm tiến hành nghiên cứu tại 06đơn vị trong đó (05 xã, 01 thị trấn) của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ gồm. - Thị trấn Đoan Hùng - Xã Chí Đám - Xã Tây Cốc - Xã Phương Trung - Xã Nghinh Xuyên - Xã Hùng Long

Trong đó (Thị trấn Đoan Hùng, xã Chí Đám, xã Tây Cốc có điều kiện phát triển kinh tế cao; (Xã Phương Trung, xã Nghinh Xuyên, xã Hùng Long) có điều kiện kinh tế kém phát triển.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp 3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Để trả lời các câu hỏi trên tác giả tiến hành khảo sát thực trạng cán bộ, công chức cấp xã ở27 xã và 1 thị trấn của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, để phát hiện ra những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế trong năng lực của cán bộ từ đó có cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức cấp xã và tiến hành thử nghiệm tác động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao năng lực cho CBCC cấp xã.

Nội dung khảo sát

- Tổ chức khảo sát thực trạng năng lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

- Tổ chức khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

- Tổ chức khảo sát mức độ đáp ứng về năng lực của cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đoan Hùng.

Tiến hành: Để xây dựng được cơ sở lý luận của đề tài, tôi đã nghiên cứu về các công trình nghiên cứu về năng lực, năng lực công tác và đáp ứng công việc ở trong nước. Nghiên cứu sách giáo khoa, giáo trình, tập bài giảng và các kiến thức liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Bảng 3.1.Số lượng mẫu điều tra dự kiến

TT Đối tượng phỏng vấn Đơn vị

tính Số lượng 1 2 Số xã phỏng vấn Cán bộ cấp xã 04 người/xã xã người 0624 cán bộ Chủ tịch, phó chủ tịch tịch UBND

3 Công chức cấp xã 06 người/xã người 36 công chức làm chuyên môn 4 Điều tra người dân người 60 người dân

Tổng số người điều tra, phỏng vấn người 120

Ghi chú: Số cán bộ, công chức cấp xã, người dân tham gia phỏng vấn lấy ở 6 xã,Thị Trấn gồm: Thị trấn Đoan Hùng, Tây Cốc, Bằng Luân, Phúc Lai, Quế Lâm, Yên Kiện

3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng phương pháp phân tích và xử lý số liệu như sau:

* Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được dùng để thống kê các chỉ tiêu số liệu dùng để mô tả thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Xử lý các thông tin định tính, định lượng của đề tài làm cơ sở đánh giá kết quả nghiên cứu. Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu nhằm rút ra các nhận xét khoa học.

* Phương pháp phân tổ thống kê

Dùng phân tổ để chọn ra các đơn vị điều tra đảm bảo sự thống nhất và đại diện của mẫu điều tra. Ngoài ra phân tổ thống kê dùng để tổng hợp thống kê và phân tích thống kê.

* Phương pháp so sánh

Phương này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, lượng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Độ tuổi, giới tính và thâm niên công tác. * Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

- Trình độ chuyên môn: Tính tỷ lệ cán bộ công chức có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, chưa qua đào tạo.

- Trình độ quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ: Tính tỷ lệ cán bộ công chức cấp xã có trình độ quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ.

- Trình độ lý luận chính trị: Tỷ lệ CBCC có trình độ cao cấp LLCT, trung cấp, sơ cấp LLCT, tỷ lệ chưa qua đào tạo.

- Phẩm chất chinh trị, đạo đức lối sống: Tính tỷ lệ Đảng viên trong đội ngũ cán bộ công chức cấp xã.

* Chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao

- Đánh giá uy tín trong công tác và năng lực tổ chức quản lý công việc ở 5 mức: Mức 1: Rất tốt; Mức 2: Tốt; Mức 3: Khá; Mức 4: Trung bình; Mức 5: Yếu

Mức 2: Tốt; Mức 3: Khá; Mức 4: Trung bình; Mức 5: Yếu

- Khả năng đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu trong thực hiện công việc: Đánh giá ở 3 mức: Mức 1: Đáp ứng 100% yêu cầu; Mức 2: Đáp ứng 50% yêu cầu; Mức 3: Chưa đáp ứng yêu cầu.

* Các kỹ năng thực thi công vụ

- Đánh giá kỹ năng thực thi công vụ của CBCC cấp xã: Đánh giá ở 4 mức: Mức 1: Tốt; Mức 2: Khá; Mức 3: Trung bình; Mức 4: Kém

- Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ công chức cấp xã: Đánh giá theo 4 mức độ: Rất ảnh hưởng, ảnh hưởng, ít ảnh hưởng, không ảnh hưởng.

Cách cho điểm: Rất ảnh hưởng: 4 điểm, ảnh hưởng: 3 điểm, ảnh hưởng ít: 2 điểm, không ảnh hưởng: 1 điểm.

Tính điểm trung bình đánh giá X tương ứng với 4 mức đánh giá chuẩn là: Rất ảnh hưởng: X từ 3,50 đến 4,00 điểm; ảnh hưởng: X từ 2,50 đến 3,49 điểm: ảnh hưởng ít X từ 1,50 đến 2,49 điểm; không ảnh hưởng: X từ 1,0 đến 1,49 điểm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG

4.1.1.Tình hình chung về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Đoan Hùng

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thông chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC cấp xã.

Đoan Hùng là một huyện đồi núi trung du, có 28 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 5 xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III vùng dân tộc miền núi giai đoạn 2012-2015.

Đoan Hùng có 8 đơn vị hành chính cấp xã loại II là các đơn vị: Thị Trấn Đoan Hùng, Minh Phú, Vân Đồn, Ngọc Quan, Tây Cốc, Bằng Luân, Chí Đám, Nghinh Xuyên.

Có 20 đơn vị hành chính cấp III là các đơn vị: Ca Đình, Phúc Lai, Bằng Doãn, Quế Lâm, Minh Lương, Đông Khê, Hùng Quan, Vân Du, Hữu Đô, Đại Nghĩa, Phú Thứ, Sóc Đăng, Hùng Long, Yên Kiện, Vụ Quang, Minh Tiến, Tiêu Sơn, Phương Trung, Phong Phú.

Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2017, huyện Đoan Hùng có 568 cán bộ, công chức, trong đó có 275 cán bộ cấp xã và 293 công chức chuyên môn. Như vậy, có thể thấy số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chiếm tỷ lệ cao trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với những chính sách nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Đoan Hùng ngày càng được nâng cao hơn cả về số lượng và chất lượng.

4.2.2. Đánh giá chung về năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đoan Hùng huyện Đoan Hùng

Qua phân tích thực trạng cán bộ công chức cấp xã của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ có thể khái quát những ưu điểm và hạn chế chính của đội ngũ này

như sau:

4.2.2.1. Ưu điểm

- Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đoan Hùng cơ bản ổn định, đủ về số lượng và từng bước được nâng cao về chất lượng. Đa số cán bộ, công chức cấp xã đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành sự phân công của tổ chức, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân và góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Đại đa số cán bộ, công chức cấp xã đã hoàn thành nhiệm vụ được giao và hầu hết có các kỹ năng cần thiết trong thực thi công vụ, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của công việc.

- Đến nay cơ bản đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Đoan Hùng có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao các mặt công tác, khơi dậy được nguồn lực của nhân dân, nâng cao trình độ dân sinh, dân trí, dân chủ ở cơ sở, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phòng ở trên địa bàn cấp xã.

4.2.2.2. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đoan Hùng cũng vẫn bộc lộ những hạn chế, yếu kém nhất là trước yêu cầu đổi mới trong cải cách hành chính và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới ở địa phương:

- Một là, cán bộ, công chức cấp xã là nữ hiện chiếm tỷ lệ thấpdẫn đến khó khăn trong nhiều công tác, nhất là công tác tuyên truyền vận động tại địa phương, thực hiện bình đẳng giới...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 38)