Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu (Trang 68 - 108)

Mật độ cấy và lượng đạm bón có ảnh hưởng rõ tới các yếu tố cấu thành năng suất (số bông/m2, số hạt chắc/bông) và năng suất thực thu. Khi tăng lượng

đạm bón đồng thời tăng mật độ cấy đã làm tăng năng suất thực thu của giống lúa thí nghiệm một cách rõ rệt.

Kết quả tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.12 cho thấy: mật độ cấy và lượng đạm bón có ảnh hưởng đến số bông/m2, số hạt chắc/ bông và năng suất thực thu có sự sai khác rõ giữa các công thức ởđộ tin cậy 95%.

Bảng 4.12: Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất CT Bông/m2 Số hạt chắc/ bông (hạt) P1000 (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) N1M1 208,8i 71,7e 29,1 43,6 19,5k N1M2 213,3i 66,7g 29,2 41,5 21,0k N1M3 223,5h 64,6h 29,2 42,1 23,5i N2M1 229,8h 74,6d 29,2 50,5 26,4h N2M2 240,0g 69,0f 29,2 48,3 28,4g N2M3 250,5ef 67,3g 29,2 49,2 29,9fg N3M1 246,2fg 79,7b 29,2 57,2 28,6g N3M2 264,0d 73,7d 29,2 56,7 31,7ef N3M3 270,0cd 71,0e 29,2 55,9 34,4cd N4M1 253,0e 88,3a 29,2 65,2 30,7f N4M2 284,0b 82,3a 29,2 68,2 37,9b N4M3 300,0a 77,3c 29,2 67,7 40,5a N5M1 249,7f 78,3c 29,2 57,0 33,2de N5M2 269,3d 73,7d 29,2 57,8 37,0b N5M3 274,5c 66,7g 29,2 57,4 36,2bc LSD 0,05 6,39 1,33 1,95 CV% 3,5 2,1 3,7

Giữa các công thức ở mức bón đạm khác nhau và mật độ cấy khác nhau có sự sai khác về số bông/m2, số hạt chắc/bông và năng suất thực thu.

Số bông/m2đạt cao nhất ở công thức bón 90 kg N/ha kết hợp cấy mật độ 45 khóm/m2 (N4M3) là 300 bông/m2. Số bông/m2 ở công thức này cao hơn hẳn so với các công thức còn lại ở độ tin cậy 95%. Tiếp theo là công thức bón 90 kg N/ha kết hợp mật độ cấy 40 khóm/m2 (N4M2) có số bông/m2 đạt được là 284 bông/m2 thấp hơn so với công thức trên nhưng cao hơn hẳn so với các công thức còn lại. Số bông/m2 thấp nhất quan sát được ở công thức không bón đạm và cấy ở

mật độ 35 khóm/m2 (N1M1) chỉđạt 208,8 bông/m2.

Số hạt chắc/bông ở các công thức thí nghiệm biến động từ 64,6 đến 88,3 hạt/bông. Trong đó công thức không bón đạm và cấy ở mật độ 45 khóm/m2 (N1M3) có số hạt chắc/bông thấp nhất và cao nhất ở công thức bón 90 kg N/ha và cấy ở mật độ 35 khóm/m2 (N5M1). Số hạt chắc/bông giữa công thức bón 90 kg N/ha và cấy ở mật độ 35 khóm/m2 (N5M1), công thức bón 90 kg N/ha và cấy

ở mật độ 40 khóm/m2 (N4M2) không có sự sai khác tuy nhiên có giá trị cao hơn hẳn và có sự sai khác rõ so với các công thức thí nghiệm còn lại ở độ tin cậy 95%.

Khối lượng 1000 hạt là yếu tố ít biến động nhất, chịu sự kiểm soát chặt chẽ

bởi yếu tố di truyền. Khối lượng 1000 hạt do đặc tính của giống quyết định, ít chịu ảnh hưởng của yếu tố phân bón và mật độ cấy. Khối lượng 1000 hạt ở các công thức khác nhau biến động từ 29,1 đến 29,2 g và không có sự sai khác ởđộ

tin cậy 95%.

Phù hợp với kết quả theo dõi số bông/m2 thì năng suất thực thu của giống lúa thí nghiệm ở các công thức thí nghiệm biến động từ 19,5 đến 40,5 tạ/ha. Trong đó năng suất thực thu ở công thức không bón đạm và cấy ở mật độ 35 khóm/m2 (N1M1) là thấp nhất, năng suất thực thu cao nhất ở công thức bón 90 kg N/ha và cấy ở mật độ 45 khóm/m2 (N4M3). Khi tăng lượng đạm bón từ mức không bón đạm (N1) đến mức bón 90 kg N/ha (N4) đồng thời tăng mật độđã làm năng suất thực thu có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên tiếp tục tăng lượng đạm bón

đến 120 kg N/ha và tăng mật độ cấy đã làm năng suất thực thu giảm xuống chỉ đạt từ 33,2 đến 37 tạ/ha. Năng suất thực thu ở công thức bón 90 kg N/ha ở mật độ

cấy 45 khóm/m2 (N4M3) cao hơn và sai khác rõ so với các công thức còn lại ởđộ

tin cậy 95%. Như vậy, những phát hiện vềảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước của Phạm Văn Cường và cs. (2005).

4.5. HIỆU SUẤT SỬ DỤNG ĐẠM CỦA GIỐNG LÚA TẺ RÂU

Hiệu suất sử dụng đạm (NUE) là đơn vị sản phẩm thu hoạch thêm được khi bón 1 đơn vị đạm. Trong các loại phân thì phân đạm có ảnh hưởng lớn nhất tới khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất đối với cây lúa. Tuy nhiên nếu bón quá nhiều đạm sẽ làm lúa sinh trưởng quá mức, cây bị lốp dẫn đến đổ, sâu bệnh hại tăng lên làm giảm năng suất và ảnh hưởng tới chất lượng nông sản, ô nhiễm môi trường. Bón thiếu đạm thì năng suất thấp, kém hiệu quả trong sản xuất. Hiệu suất sử dụng đạm đánh giá khả năng chịu thâm canh của giống lúa. Vì thế nghiên cứu hiệu suất sử dụng phân bón của từng đối tượng để từ đó có chếđộ bón phân hợp lý là vô cùng quan trọng.

Theo dõi hiệu suất sử dụng đạm của giống Tẻ Râu trong vụ xuân, chúng tôi có nhận xét như sau:

Hiệu suất sử dụng đạm có xu hướng giảm dần khi tăng lượng đạm bón. Hiệu suất sử dụng đạm trong vụ xuân biến động từ 12,3 đến 22,7 kg thóc/1 kg N. Trong đó, hiệu suất sử dụng đạm lớn nhất ở công thức bón 30 kg N/ha (N1) và

thấp nhất là bón 120 kg N/ha. Khi tăng lượng đạm bón từ 30, 60, 90 và 120 kg N/ha đã làm giảm hiệu suất sử dụng đạm liên tục từ 22,7 xuống 17; 16,7 và 12,3 kg thóc/1 kg N. Kết quả nghiên cứu của đề tài hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu trước của De Datta (1984). Bảng 4.13. Hiệu suất sử dụng đạm của giống lúa Tẻ Râu CT NSTT (tạ/ha) NUE (kg thóc/1 kg N) N1 21,4 - N2 28,2 22,7 N3 31,6 17,0 N4 36,4 16,7 N5 36,1 12,3 4.6. HIỆU QUẢ KINH TẾ

Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như tổng thu, giá trị 1 ngày công và lãi thuần. Ở các công thức thí nghiệm có mức độ đầu tư về lượng đạm bón, lượng giống khác nhau đã kéo theo chi phí thuốc BVTV và công chăm sóc ở các công thức thí nghiệm đều có sự

khác nhau. Khi tăng lượng đạm bón và tăng mật độ cấy làm tăng hiệu quả kinh tế, tuy nhiên nếu vượt quá ngưỡng tối ưu sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế.

Tổng thu nhập của các công thức biến động từ 27,3 triệu đồng/ha ở công thức không bón đạm và cấy ở mật độ 35 khóm/m2 (N1M1) đến 56,7 triệu

đồng/ha ở công thức bón 90 kg N/ha với mật độ cấy 45 khóm/m2 (N4M3). Khi tăng lượng đạm bón đến 90 kg N/ha (N4) đồng thời mật độ cấy tăng từ 35 khóm/m2 (M1) đến 45 khóm/m2 (M3) đã làm tăng tổng thu ở các công thức do năng suất ở các công thức có xu hướng tăng dần khi tăng lượng đạm bón và mật

độ cấy. Tuy nhiên khi tăng lượng đạm bón lên mức 120 kg N/ha (N5) và mật độ

cấy tăng từ 35 khóm/m2 (M1) đến 45 khóm/m2 (M3) làm cây sinh trưởng quá mức gây hiện tượng lốp vì vậy mà mức độ nhiễm sâu, bệnh hại cao hơn so với các lượng bón đạm khác vì vậy mà ảnh hưởng tới tổng thu nhập. Khi bón đạm với lượng 120 kg N/ha (N5) đã làm giảm giá trị tổng thu nhập so với khi bón 90 kg N/ha (N4) ở cùng mật độ cấy do chi phí về phân bón, công lao động và thuốc BVTV cao hơn.

Chi phí vật chất đánh giá mức độđầu tư của từng công thức thí nghiệm. Chi phí vật chất bao gồm phân bón, giống và thuốc BVTV vì vậy khi tăng mật độ cấy và tăng lượng đạm bón đã làm tăng chi phí vật chất. Chi phí vật chất cho các công thức thí nghiệm biến động từ 7,9 triệu đồng/ha ở công thức không bón đạm và mật độ cấy 35 khóm/m2 (N1M1) đến 12 triệu đồng/ha ở công thức bón 120 kg N/ha và mật độ cấy 45 khóm/m2 (N5M3).

Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế cuả giống lúa Tẻ Râu

CT Tổng thu (Tr.đ) Chi phí vật chất (Tr.đ) Số ngày công lao động Tổng chi (Tr.đ) Giá trị ngày công (1000đ) Lãi thuần (Tr.đ) N1M1 27,3 7,9 138 25,4 141 1,9 N1M2 29,4 8,2 143 26,3 148 3,1 N1M3 32,9 8,5 148 27,2 165 5,7 N2M1 36,9 8,5 138 26,0 206 10,9 N2M2 39,7 9,0 143 27,1 215 12,6 N2M3 41,8 9,3 148 29,0 220 12,8 N3M1 40,0 9,1 138 26,6 224 13,3 N3M2 44,3 9,4 143 27,5 244 16,8 N3M3 48,1 9,9 148 28,6 258 19,4 N4M1 43,0 9,7 138 27,2 241 15,7 N4M2 53,1 10,2 143 28,3 300 24,7 N4M3 56,7 10,5 148 29,2 312 27,4 N5M1 46,5 10,6 138 28,1 260 18,4 N5M2 51,8 11,7 148 30,3 271 21,5 N5M3 50,7 12,0 158 31,7 245 19,0

Giá trị 1 ngày công lao động ở các công thức biến động từ 141 đến 312 nghìn đồng/1 ngày công. Trong đó giá trị 1 ngày công thấp nhất ở công thức không bón đạm và cấy mật độ 35 khóm/m2 (N1M1) là 141 nghìn đồng/1 ngày công và giá trị ngày công cao nhất là 312 nghìn đồng/1 ngày công ở công thức bón 90 kg N/ha và cấy mật độ 45 khóm/m2 (N4M3).

Khi tăng lượng đạm bón từ mức không bón đạm (N1) đến bón 90 kg N/ha (N4) đồng thời tăng mật độ cấy từ 35 khóm/m2 (M1) đến 45 khóm/m2 (M3) đã làm tăng giá trị một ngày công lao động của người dân. Tuy nhiên khi tăng lượng

đạm bón lên mức 120 kg N/ha (N5) đồng thời tăng mật độ cấy đến 45 khóm/m2 (M3) thì đã làm giá trị 1 ngày công lao động so với công thức bón 90 kg N/ha, cấy ở mật độ 45 khóm/m2.

Lãi thuần của các công thức thí nghiệm biến động từ 1,9 đến 27,4 triệu

độ 35 khóm/m2 (N1M1) là 1,9 triệu đồng/ha. Khi tăng lượng đạm bón đồng thời tăng lượng đạm bón đã làm tăng lãi thuần đến 27,4 triệu đồng/ha ở công thức bón 90 kg N/ha và cấy ở mật độ 45 khóm/m2 (N4M3). Lãi thuần có xu hướng tăng khi tăng mật độ từ 35 khóm/m2 (M1) đến 45 khóm/m2 (M3) đồng thời lượng đạm bón tăng từ 0 kg N/ha (N1) đến 90 kg N/ha (N4). Tuy nhiên khi tăng lượng đạm bón lên mức 120 kg N/ha đồng thời tăng mật độ cấy đã làm giảm lãi thuần một cách rõ so với bón đạm ở mức 90 kg N/ha.

Từ kết quả trên cho thấy, trong vụ xuân công thức bón 90 kg N/ha và cấy ở

mật độ 45 khóm/m2 (N4M3) đem lại hiệu quả kinh tế nhất trong các công thức thí nghiệm.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của 3 mật độ cấy: M1: 35 khóm/m2, M2: 40 khóm/m2, M3: 45 khóm/m2 và 5 mức đạm bón: N1: 0 kg N/ha, N2: 30 kg N/ha, N3: 60 kg N/ha, N4: 90 kg N/ha, N5: 120 kg N/ha trên nền bón 90 kg P2O5 + 90 kg K2O trong vụ xuân 2015 trên đất thí nghiệm cho thấy:

<1> Thời gian sinh trưởng của giống lúa Tẻ Râu thay đổi không đáng kể

trong vụ xuân giữa các công thức thí nghiệm và biến động từ 118 - 123 ngày. Ở

mật độ cấy khác nhau chiều cao cây không có sự sai khác rõ. Song lượng đạm bón khác nhau đã làm tăng chiều cao cây của giống thí nghiệm.

Số nhánh hữu hiệu trên khóm tăng liên tục khi tăng mật độ cấy từ 35 đến 45 khóm/m2, tăng lượng đạm bón từ không bón đạm đến mức bón 90 kg N/ha. Tuy nhiên, khi tăng lượng đạm bón đến 120 kg N/ha làm số nhánh hữu hiệu trên khóm có xu hướng giảm. Số nhánh hữu hiệu trên khóm đạt cao nhất ở công thức bón 90 kg N/ha kết hợp mật độ cấy 35 khóm/m2.

Mật độ cấy và lượng đạm bón ảnh hưởng rõ đến chỉ số diện tích lá, khả

năng tích lũy chất khô ở cả 3 thời kỳ: đẻ nhánh rộ, trỗ và chín sáp. Chỉ số diện tích là tăng liên tục khi tăng mật độ cấy từ 35 đến 45 khóm/m2 và tăng lượng

đạm bón từ mức không bón đạm đến mức 120 kg N/ha. Lượng chất khô tích lũy

ở thời kỳ trỗ và chín sáp có sự khác nhau rõ giữa các công thức có mức đạm bón và mật độ cấy khác nhau. Tích lũy chất khô ở thời kỳ chín sáp đạt cao nhất ở

công thức bón 90 kg N/ha kết hợp mật độ cấy 45 khóm/m2.

<2> Mức độ nhiễm sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu và bệnh đạo ôn có chiều hướng tăng khi tăng lượng đạm bón lên mức 120 kg N/ha kết hợp tăng mật

độ cấy từ 40 đến 45 khóm/m2. Cụ thể, mức độ nhiễm các loại sâu, bệnh này ở điểm 3 trong khi ở công thức không bón đạm gần như không nhiễm các loại sâu, bệnh hại trên.

<3> Số bông/m2 tăng liên tục khi tăng mật độ cấy từ 35 đến 45 khóm/m2 và tăng lượng đạm bón đến mức 90 kg N/ha. Ngược lại, số hạt chắc/bông giảm liên tục khi tăng mật độ cấy và tăng lượng đạm bón. Mật độ cấy và lượng đạm bón khác nhau ảnh hưởng rõ đến năng suất thực thu của giống thí nghiệm. Giữa các công thức kết hợp lượng đạm bón và mật độ cấy khác nhau có sự sai khác rõ về

số bông/m2, số hạt chắc/ bông và năng suất thực thu. Năng suất thực thu cao nhất quan sát được ở công thức bón 90 kg N/ha kết hợp mật độ cấy 45 khóm/m2 là 40,5 tạ/ha.

5.2. KIẾN NGHỊ

Áp dụng mật độ cấy 45 khóm/m2 kết hợp bón 90 kg N/ha trên nền 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu và các vùng có đặc điểm tương tự.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bùi Đình Dinh (1993). Vai trò phân bón trong sản xuất cây trồng và hiệu quả kinh tế của chúng. Bài giảng lớp tập huấn về sử dụng phân bón cân đối để tăng năng suất cây trồng và cải thiện môi trường.

2. Bùi Huy Đáp (1970). Lúa Xuân Miền Bắc Việt Nam. NXB Nông thôn, Hà Nội. 3. Bùi Huy Đáp (1980). Canh tác lúa ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Bùi Huy Đáp (1980). Cây lúa Việt Nam. NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 5. Đào Thế Tuấn (1970). Sinh lý ruộng lúa năng suất cao. NXB Khoa học kỹ thuật. 6. Đào Thế Tuấn (1980). Sinh lý và năng suất lúa. Tuyển tập các nghiên cứu khoa học

và Kỹ thuật nông nghiệp. NXB Nông nghiệp.

7. Đinh Văn Lữ (1978). Giáo trình cây lúa. NXB Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 17 - 20.

8. Đinh Văn Lữ, Nguyễn Hữu Tề, Phùng Đăng Chinh và Phạm Quý Hiệp (1976). Kỹ thuật gieo vãi lúa trên ruộng nước. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Mai Văn Quyền (2002). 160 câu hỏi và đáp về cây lúa và kỹ thuật trồng lúa. NXB Nông nghiệp. TPHCM.

10.Nguyễn Hữu Tề và cs (1997). Giáo trình cây lương thực. Tập I. NXB Nông nghiệp Hà Nội. tr.102.

11.Nguyễn Như Hà (1999). Phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng. Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội.

12.Nguyễn Như Hà (2005). Bài giảng cao học. Chương 3 xác định lượng phân bón cho cây trồng và tính toán hiệu quả kinh tế trong sử dụng phân bón. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13.Nguyễn Như Hà (2005). Bài giảng cao học. Chương 5 khả năng ảnh hưởng của phân bón đến môi trường. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

14.Nguyễn Thị Lẫm (1994). Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến sinh trưởng phát triển và năng suất một số giống lúa. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

15.Nguyễn Văn Hoan ( 2006). Cẩm nang cây lúa. NXB Lao Động Xã Hội, 385 tr.

16.Phạm Văn Cường, Phạm Thị Khuyên và Phạm Văn Diệu (2005). Ảnh hưởng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu (Trang 68 - 108)