Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến thời gian sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu (Trang 40 - 42)

4.1.1. Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Tẻ Râu sinh trưởng của giống lúa Tẻ Râu

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt nảy mầm đến khi lúa chín hoàn toàn. Chu kì sống của cây lúa bao gồm 3 thời kỳ: thời kì sinh trưởng sinh dưỡng, thời kì sinh trưởng sinh thực và thời kỳ chín. Thời gian sinh trưởng sinh thực ít thay đổi còn thời gian sinh trưởng sinh dưỡng thay đổi nhiều hơn tùy vào giống, thời vụ và điều kiện ngoại cảnh tác động. Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng dài hay ngắn phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm của giống lúa, thời vụ và lượng đạm bón.

Mật độ cấy và lượng đạm bón có tác động đến các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Khi lượng đạm bón đầy đủ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Nếu bón đạm với lượng thiếu hoặc dư thừa đều có những ảnh hưởng không tốt tới quá trình sinh trưởng và năng suất của cây lúa. Vì vậy việc nghiên cứu về

thời gian sinh trưởng của cây lúa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác bố trí thời vụ và cơ cấu luân canh cây trồng để từ đó có những tác động về kỹ

Bảng 4.1: Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng

Đơn vị: Ngày Công thức Gieo - cấy Cấy – đẻ nhánh rộ Đẻ nhánh rộ - Trỗ Trỗ - Chín TGST M1 20 33 32 33 118 N1 M2 20 34 30 34 118 M3 20 35 31 33 119 M1 20 35 31 33 119 N2 M2 20 35 32 33 120 M3 20 35 32 33 120 M1 20 34 32 33 119 N3 M2 20 34 33 32 119 M3 20 35 31 34 120 M1 20 34 32 34 120 N4 M2 20 35 32 33 120 M3 20 36 33 32 121 M1 20 35 31 34 120 N5 M2 20 36 33 33 122 M3 20 36 33 34 123

Kết quả nghiên cứu vềảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.1 cho thấy:

Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy và lượng đạm bón không có sự sai khác rõ tới thời gian sinh trưởng của giống lúa Tẻ Râu trong vụ xuân giữa các công thức. Tuy nhiên thời gian sinh trưởng có chiều hướng tăng khi tăng mật độ cấy đồng thời tăng lượng đạm bón.

Ở cùng một lượng đạm bón khi mật độ cấy tăng từ 35 khóm/m2 (M1) đến 45 khóm/m2 (M3) đã làm tăng dần thời gian sinh trưởng của giống lúa thí nghiệm.

Tổng thời gian sinh trưởng của giống lúa thí nghiệm trong vụ xuân biến động từ 118 đến 123 ngày. Khi không bón đạm (N1) ở cả 3 mật độ thí nghiệm 35 khóm/m2 (M1), 40 khóm/m2 (M2), 45 khóm/m2 (M3) thời gian sinh trưởng của giống thí nghiệm đạt được là thấp nhất chỉ từ 118 đến 119 ngày. Công thức bón đạm với lượng 30, 60 và 90 kg N/ha ở mật độ cấy 35 khóm/m2, 40 khóm/m2, 45 khóm/m2 không có sự sai khác rõ về tổng thời gian sinh trưởng của giống thí nghiệm. Thời gian sinh trưởng ở các công thức thí nghiệm biến động từ 119 đến 121 ngày. Khi tăng lượng đạm bón đến mức 120 kg N/ha ở các mật độ cấy khác nhau đã cho thời gian sinh trưởng biến động từ 120 đến 123 ngày. Thời gian sinh trưởng dài

Như vậy, thời gian sinh trưởng của một giống lúa tùy thuộc vào mùa vụ,

điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Kết quả cho thấy tương tác của mật độ

cấy và lượng đạm bón không có ảnh hưởng rõ đến thời gian sinh trưởng của giống thí nghiệm. Tuy nhiên thời gian sinh trưởng có xu hướng tăng khi tăng dần mật độ cấy và lượng đạm bón. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước của Nguyễn Văn Hoan (2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu (Trang 40 - 42)