Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến các yếu tốc ấu thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu (Trang 65 - 68)

Đạm là yếu tố dinh dưỡng thiết yếu và ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng và năng suất cây trồng. Cây lúa cũng cần nhiều đạm trong thời kì phân hóa đòng và phát triển đòng thành bông, tạo ra các bộ phận sinh sản. Thời kì này quyết

định sản lượng: Số hạt/bông, trọng lượng 1000 hạt (Bùi Đình Dinh, 1993). Các mức đạm bón khác nhau có ảnh hưởng rõ tới các yếu tố cấu thành năng suất (số

bông/m2, số hạt chắc/bông) và năng suất của giống lúa thí nghiệm. Bón đạm làm tăng số bông/khóm, số hạt chắc và năng suất thực thu hơn so với không bón đạm. Tuy vậy, khi mức đạm bón vượt nhu cầu của giống sẽ làm giảm số bông/khóm, số hạt chắc/bông, mức độ sâu bệnh hại ngày càng nghiêm trọng từđó làm giảm năng suất. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước

Mật độ cấy có ảnh hưởng tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây lúa. Khi cấy ở mật độ thưa thì số lượng bông/m2 thấp đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt nên số hạt chắc nhiều, ngược lại khi cấy lúa ở mật độ cao tuy khả năng đẻ nhánh kém, bông nhỏ, số hạt chắc ít nhưng số lượng bông/m2 cao. Vì vậy nghiên cứu tìm ra mật độ cấy hợp lý trong canh tác là cần thiết.

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Tẻ Râu cho thấy:

Số bông/m2 của giống lúa thí nghiệm ở các mức đạm bón khác nhau biến

động từ 215,2 đến 279 bông/m2. Trong đó số bông/m2 thấp nhất ở mức không bón đạm (N1) và cao nhất ở mức bón 90 kg N/ha (N4). Nhìn chung khi tăng lượng đạm bón từ mức không bón đạm đến mức bón 90 kg N/ha đã làm tăng số

bông/m2. Tuy nhiên khi tăng lượng đạm bón đến 120 kg N/ha đã làm giảm số

bông/m2 so với mức bón 90 kg N/ha. Số bông/khóm giữa mức bón 30 kg N/ha (N2) và công thức bón 60 kg N/ha (N3) không có sự sai khác. Ở mức bón 90 kg N/ha (N4) và mức bón 120 kg N/ha (N5) có số bông/m2 không có sự sai khác rõ. Nhưng ở mức bón 90 kg N/ha (N4) có số bông/m2 cao hơn hẳn và sai khác rõ so với các công thức thí nghiệm khác ởđộ tin cậy 95%.

Khi tăng lượng đạm bón từ mức không bón đạm đến mức bón 120 kg/ha đã làm tăng số hạt chắc/bông từ 65,2 đến 76,6 hạt/bông. Trong đó số hạt chắc/bông

ở mức không bón đạm (N1) có giá trị thấp nhất và cao nhất ở mức bón 120 kg N/ha (N5). Số hạt chắc/bông ở mức bón 90 kg N/ha (N4) và mức bón 120 kg N/ha (N5) không có sự sai khác rõ. Trong các mức đạm bón thì mức bón 120 kg N/ha (N5) có số hạt chắc/bông cao hơn rõ so với các công thức bón đạm khác ở độ tin cậy 95%.

Khối lượng 1000 hạt là đại lượng đặc trưng cho giống và ít bị tác động bởi yếu tố phân bón. Khối lượng 1000 hạt của các lượng đạm thí nghiệm là 29,2 g.

Năng suất thực thu của giống lúa thí nghiệm biến động từ 21,4 đến 36,4 tạ/ha. Trong đó năng suất thực thu thấp nhất ở mức không bón đạm (N1) và cao nhất ở mức bón 90 kg N/ha (N4). Khi tăng lượng đạm bón từ mức không bón

đạm đến mức 90 kg N/ha đã làm năng suất thực thu tăng một cách rõ rệt. Tuy nhiên khi tăng mức bón đến 120 kg N/ha thì năng suất thực thu giảm hơn so với mức bón 90 kg N/ha. Năng suất thực thu ở mức bón 90 kg N/ha (N4) cao hơn và sai khác rõ so với công thức thí nghiệm khác ởđộ tin cậy 95%. Kết quả nghiên

cứu về ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống thí nghiệm hoàn toàn phù hợp so với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tề và cs. (1997).

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống Tẻ Râu

CT Bông/m2 Số hạt chắc/

bông (hạt) P1000 (g) (tNSLT ạ/ha) (tNSTT ạ/ha)

N1 215,2d 67,7e 29,2 42,4 21,4d N2 240,1c 70,3d 29,2 49,2 28,2c N3 260,1b 74,8b 29,2 56,6 31,6b N4 279,0a 82,7a 29,2 67,0 36,4a N5 264,5a 72,9c 29,2 56,1 36,1a LSD 0,05 14,9 1,0 2,06 CV% 5,5 1,4 6,2 M1 237,5c 78,5a 29,16 54,6 27,7c M2 254,1b 73,1b 29,17 54,5 31,2b M3 263,7a 69,4c 29,17 53,6 33,3a LSD 0,05 2,86 0,60 0,87 CV% 3,5 2,1 3,7 Mật độ là biện pháp kỹ thuật có tác động điều chỉnh số bông/m2. Số

bông/m2 tăng liên tục khi tăng mật độ cấy từ 35, 40 và 45 khóm/m2. Giữa các mật

độ cấy khác nhau số bông/m2 có sự sai khác rõ ở độ tin cậy 95%. Khi tăng mật

độ cấy từ 35, 40 đến 45 khóm/m2 thì số bông/m2 lần lượt là 237,5 ; 254,1 và 263,7 bông/m2. Số bông/m2 ở mật độ cấy 45 khóm/m2 (M3) cao hơn hẳn và sai khác rõ so với các mật độ cấy khác ởđộ tin cậy 95%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu trước (Yoshida, 1985; Sasato, 1996).

Ngược lại với số số bông/m2 tăng liên tục khi tăng mật độ cấy từ 35, 40 đến 45 khóm/m2 thì số hạt chắc/bông có xu hướng giảm liên tục. Số hạt chắc/bông cao nhất là 78,5 hạt/bông ở mật độ cấy 35 khóm/m2 (M1) và thấp nhất là 69,4 hạt/bông ở mật độ cấy 35 khóm/m2 (M1). Số hạt chắc/bông ở mật độ cấy 45 khóm/m2 (M3) cao hơn hẳn và sai khác rõ so với các mật độ thí nghiệm khác ở độ tin cậy 95%. Như vậy khi tăng mật độ cấy đã làm giảm số lượng hạt chắc/bông. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước (Nguyễn Văn Hoan, 2006).

Khối lượng 1000 hạt là yếu tốđặc trưng cho giống, ít bị thay đổi bới mật độ

cấy. Thí nghiệm cho thấy, khi tăng mật độ cấy đã làm khối lượng 1000 hạt có xu hướng giảm nhưng không có sự sai khác rõ ởđộ tin cậy 95%.

Năng suất thực thu ở các mật độ cấy có xu hướng tăng khi tăng mật độ cấy từ 35 khóm/m2 đến 45 khóm/m2 một cách tuần tự từ 27,7 đến 33,3 tạ/ha. Năng suất thực thu ở mật độ cấy 45 khóm/m2 cho năng suất lúa cao hơn rõ so với các mật độ cấy khác ởđộ tin cậy 95%.

Mật độ cấy quyết định số bông/1 đơn vị diện tích (Đinh Văn Lữ, 1978). Mật

độ cấy khác nhau có ảnh hưởng rõ đến số bông/m2, số hạt chắc/bông, năng suất thực thu ởđộ tin cậy 95%. Ở mật độ cấy thấp cho số bông/m2 thấp nhưng số hạt chắc/bông cao và ngược lại. Nhìn chung khi mật độ cấy tăng đã làm tăng số

bông/m2 nhưng đồng thời cũng làm giảm số lượng hạt chắc/bông. Kết quả của đề

tài hoàn toàn phù hợp với một số nghiên cứu trước (Đinh Văn Lữ, 1978; Nguyễn Văn Hoan, 2006; Bùi Huy Đáp, 1970).

4.4.2. Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Tẻ Râu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu (Trang 65 - 68)